Trong nghiên cứu, chúng tôi thấy có 52,1% trẻ đẻ mổ có TKMP trong khi đó có 47,9% trẻ đẻ thường bị TKMP.
Kết quả của chúng tôi rất phù hợp với các kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước mà chúng tôi tham khảo được.
Garcia – Munoz- Rodrigo F và CS [46] ở Tây Ban Nha trong năm 2006-2010 nghiên cứu TKMP ở trẻ >= 37 tuần tuổi thai. Có 32.238 sơ sinh
được nghiên cứu thì 76,1% đẻ đường dưới, mổ đẻ 12,4%, forcep 11,5%. Tỷ lệ tràn khí ở mổ đẻ là 0,85%, forcep 0,59% và đẻ đường dưới không có hỗ trợ là 0,19%. Ji L [44] cũng nhận xét ở Trung Quốc trẻ sinh mổ đẻ tỷ lệ tràn khí cao. Malek A và CS [52] cũng nhận xét phương pháp đẻ liên quan chặt chẽ đến tràn khí.
S. Ngerncham và cộng sự thấy nguy cơ TKMP tăng lên gấp 20 lần ở trẻ sơ sinh có can thiệp lúc đẻ so với trẻ đẻ thường [56]. Girard I [47] còn cho thấy không những trẻ mổ đẻ dễ TKMP mà những trẻ được mổ trước khi có chuyển dạ thì nguy cơ TKMP tăng lên 1,5 lần so với trẻ đã có chuyển dạ. Trong số 69 trường hợp TKMP của tác giả, 40,9% phải mổ đẻ.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của S Katar [30] và khác với kết quả của Đinh Phương Anh là tỷ lệ trẻ TKMP ở nhóm đẻ thường cao hơn nhóm đẻ mổ: 29/41 trẻ (70,7%) so với 9/41 (22%) [4] và cũng khác với kết quả của Benernd là tỷ lệ tràn khí tăng lên đáng kể ở nhóm đẻ mổ [45].
Benterud T và CS [25] ở Oslo Na Uy nghiên cứu trong giai đoạn 2001- 2005 trên 29,358 trẻ sơ sinh và nhận thấy trong số 20,3% trẻ sinh mổ. Số trẻ trên 37 tuần được sinh mổ là 17% và dưới 37 tuần được sinh mổ là 47%. Tỷ lệ trẻ TKMP do mổ đẻ và sinh đường dưới lần lượt là 2,05% và 0,63%.
Zanardo V [65] thấy mổ đẻ nhất là mổ cấp cứu thì nguy cơ trẻ sơ sinh bị TKMP tăng lên gấp 4,21 lần so với phụ nữ mổ đẻ có chuẩn bị.