- Thuế MFN 17% Mức ưu đãi = 70% thuế MFN
3.3. Giải pháp đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang EU
3.3.1. Dệt may
Trước tình hình hạn ngạch dệt may được dỡ bỏ, để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU, chúng ta cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
Nhà nước cần phải thể hiện quyết tâm mở cửa thị trường thông qua việc nhanh chóng minh bạch hoá các chính sách thương mại, hoàn thiện hệ thống thuế và pháp luật phù hợp với yêu cầu chung của WTO. Mặc dù khi Việt Nam tham gia WTO sẽ gặp phải một số ảnh hưởng bất lợi cho các doanh nghiệp nhưng nhà nước hoàn toàn có thể bảo hộ các doanh nghiệp và thị trường nội địa thông qua các biện pháp phi thuế như hỗ trợ về vốn, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, trợ giá và giống cho nông dân phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt như bông, sợi…phù hợp với quy định của WTO.
Bộ công nghiệp cần nhanh chóng rà soát lại toàn ngành để xác định, phân loại những doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và những doanh nghiệp cần sát nhập hoặc giải thể. Trước mắt, nên tiến hành công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, thành lập những tập đoàn dệt may mạnh trên cơ sở sát nhập theo ngành dọc từ các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu nhằm tập trung nguồn lực, phát huy thế mạnh sở trường của từng doanh nghiệp thành viên trên cơ sở cùng chung trách nhiệm và quyền lợi vì mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Cần có sự phối hợp giữa Bộ thương mại, Bộ công nghiệp và Hiệp hội dệt - may Việt Nam trong việc đánh giá đúng mức độ tác động của việc dỡ bỏ hạn ngạch dệt may để có giải pháp thích ứng. Mặc dù không ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã theo chiến lược thị trường phi quota, nhưng trên thực tế những sản phẩm dệt may không bị áp hạn ngạch của Việt Nam có sức cạnh tranh rất yếu so với sản phẩm cùng loại của các nước khác trên thị trường EU.
Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mở rộng, phát triển thị trường phi hạn ngạch thông qua các chương trình hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu hàng dệt may…Việc đo lường sát thực mức độ tác động của việc dỡ bỏ hạn ngạch hàng dệt may sẽ có ý nghĩa quan trọng để chính phủ xác định đúng mức độ hỗ trợ xuất khẩu trong đó bao gồm hỗ trợ tín dụng xuất khẩu.
Việt Nam chuẩn bị là thành viên của WTO do vậy Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phối hợp với Bộ công nghiệp và Bộ thương mại sớm nghiên cứu, đánh giá, xác định các chỉ số và hệ số phân tích kinh tế của ngành dệt may như hệ số bảo hộ thực tế (RPC), hệ số sử dụng tài nguyên trong nước (DRC), các chỉ số về chuyển dịch vật tư hàng hoá, chỉ số chuyển dịch ròng…để đánh giá đúng tương quan giữa lợi ích của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành với lợi ích của xã hội. Từ đó điều chỉnh chính sách bảo hộ đối với ngành và so sánh giữa phát triển các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may và nhập khẩu nguyên liệu cách làm nào đem lại hiệu quả kinh tế hơn nhằm xác định mức độ, quy mô phát triển sản xuất theo hướng thay thế nhập khẩu nguyên liệu của ngành này.
Đối với doanh nghiệp, cần nhanh chóng điều chỉnh chiến lược kinh doanh bao gồm chiến lược mặt hàng, chiến lược thị trường, chiến lược giá cả cho phù
hợp với điều kiện mới khi xuất khẩu sang EU không còn bị hạn chế hạn ngạch. Cụ thể: chú trọng đầu tư cho khâu thiết kế tiến tới từng bước xây dựng ngành
công nghiệp dệt may thời trang; xây dựng nguồn thông tin tin cậy để cập nhật nhu cầu, xu hướng thay đổi của thị trường; tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại một số hội chợ lớn về ngành công nghiệp thời trang của EU để gây dựng thương hiệu đồng thời tìm kiếm đối tác nhập khẩu trực tiếp. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp người Việt tại EU dưới hình thức liên doanh hoặc làm công ty con cho các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn dệt may của EU để tạo lập được mối quan hệ trực tiếp với các kênh phân phối trên thị trường này. Xây dựng các tập đoàn dệt may trên cơ sở sát nhập các doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu để tạo thế chủ động trong sản xuất, đảm bảo thực hiện các đơn hàng xuất khẩu lớn.
3.3.2. Giày dép
Mặc dù giày dép hiện là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU tuy nhiên trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này còn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là sự kém linh hoạt, thiếu chủ động trong sản xuất do phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, công nghệ sản xuất lạc hậu, tỷ lệ hàng giày dép thông thường như giày vải, giày thể thao, dép đi trong nhà chiếm ưu thế còn tỷ lệ hàng cao cấp như giày da còn ở mức khiêm tốn, hình thức xuất khẩu chủ yếu là gia công nên giá trị xuất khẩu thấp…Vì thế để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường EU cần chú ý một số điểm sau:
Nhà nước cần giảm dần tiến tới miễn hẳn thuế nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu thông qua việc tạo điều kiện cho các doanh ngiệp vay vốn để nhập khẩu công nghệ với lãi suất thấp, thời hạn hoàn trả