- Thuế MFN 17% Mức ưu đãi = 70% thuế MFN
3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp
Thị trường EU rất đa dạng và phức tạp. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam cần nghiên cứu kỹ thị trường trước khi xuất khẩu hàng hóa để tránh những rủi ro dẫn đến kinh doanh không đem lại hiệu quả hoặc chịu thiệt thòi do thiếu hiểu biết.
Một trong những điểm mà các doanh nghiệp nước ta nên chú ý là biểu
thuế nhập khẩu của EU. Hiện nay, EU đang áp dụng biểu thuế quan chung(CCT) đối với hàng hoá nhập khẩu từ ngoài khối. Ngoài ra, biểu thuế quan chung có liên quan đến xuất xứ hàng hoá theo quy định của EU. Xuất xứ hàng hoá sẽ cho biết
hàng hoá đó có được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) hay không.
Do vậy, doanh nghiệp cần chú ý nắm được mặt hàng nào mình được miễn hoặc
giảm thuế để chủ động trong việc tính thuế, tránh bị đánh thuế hai lần. Cập nhật
các thông tin về thị trường nhất là việc áp mã thuế là việc mà các doanh nghiệp
cần hết sức lưu ý.
Bên cạnh đó, trước khi xuất hàng đi, doanh nghiệp có thể đàm phán với
các cơ quan chức năng về mức thuế suất. Ông Marc Villard, Chủ tịch Phòng
Thương mại và Công nghiệp EU giải thích: “Thị trường EU tuy thống nhất
nhưng mỗi nước thành viên EU vẫn có thể có quy định riêng. Doanh nghiệp Việt
Nam cần tham khảo thông tin về thuế và biểu thuế trước khi xuất hàng. Nếu thấy
bất hợp lý thì có thể thương lượng với hải quan khi xuất hàng”.
3.2.2. Đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa
Trước mắt, các doanh nghiệp cần có kế hoạch từng bước thay thế công
nghệ cũ, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” bằng cách nhập về những thiết
bị, công nghệ nguồn từ những nước phát triển như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, giảm
việc nhập công nghệ từ các nước châu á và các nước ASEAN. ứng dụng công
xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000, ISO 14000, HACCP và các tiêu chuẩn chất lượng của EU trong từng khâu
3.2.3. Tận dụng những thông tin từ nhiều phía
Thông tin có giá trị quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm và khai thác thị trường. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động khai thác thông tin từ nhiều phía.
Về phía Việt Nam, thông tin về triển vọng hợp tác của Việt Nam với EU có thể khai thác từ các nguồn: Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại), Trung tâm nghiên cứu châu Âu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Về phía EU, các doanh nghiệp có thể yêu cầu tra cứu danh sách các đối tác nhập khẩu, nhu cầu nhập khẩu, các sản phẩm và đối thủ cạnh tranh…tại Phòng Thương mại và Công nghiệp các nước thành viên EU tại Việt Nam và đặc biệt tại Phòng Thương mại EU tại Hà Nội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu thông tin qua các website, catalogues và những bài bình luận trên các tạp chí kinh tế của EU.
3.2.4. Khuyếch trương sản phẩm tại các Hội chợ Thương mại ở Châu Âu
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam còn nhận thức chưa đúng về việc tham gia hội chợ triển lãm. Nhiều doanh nghiệp còn coi hội chợ là nơi chủ yếu để bán hàng. Thậm chí, có những doanh nghiệp còn từ chối cơ hội tham gia các hội chợ quốc tế nơi họ có thể tìm kiếm thông tin, hợp đồng và khuyếch trương sản phẩm một cách hiệu quả nhất..
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần thay đổi quan điểm về hội chợ, phải coi hội chợ, triển lãm là một phần quan trọng của xúc tiến thương mại. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể chủ động, trực tiếp tham gia vào thị trường quốc tế mà không cần trông đợi vào nhà nước. Đối với thị trường EU, các doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào những kỳ hội chợ triển lãm tổ chức tại các nước thành viên EU để giới thiệu sản phẩm và thiết lập quan hệ trực tiếp với đối tác nhập khẩu tránh thất thiệt khi xuất khẩu qua trung gian.
Tuy nhiên, hàng năm EU có hàng chục ngàn hội chợ triển lãm lớn nhỏ khác nhau trên tất cả 25 quốc gia thành viên. Do khả năng tài chính có hạn, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên tham gia những hội chợ triển lãm chuyên ngành, có quy mô lớn và có chọn lọc khách mời. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể giảm thiểu chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao. Một trong những hội chợ thích hợp nhất với các doanh nghiệp Việt Nam, cả về tính chất lẫn quy mô, là hội chợ Farnkfurt, được tổ chức tại thành phố Farnkfurt của Đức. Hội chợ này chỉ triển lãm giới thiệu những hàng gia dụng, tiêu dùng và lưu niệm nên rất phù hợp với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam.
3.2.5. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu
Một trong những khó khăn, thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU là cơ cấu nhập khẩu của thị trường này trong những năm gần đây có sự thay đổi mạnh. Trước tình hình này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách đa dạng hoá sản phẩm, tích cực đầu tư nghiên cứu, sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần chứ không nên chỉ tập trung vào những sản phẩm truyền thống. Bởi lẽ, khi xu hướng về nhu cầu của thị trường thay đổi nếu chỉ tập trung vào sản phẩm truyền thống sẽ khó bán được hàng, gây tồn đọng hàng dẫn đến thua lỗ thậm chí mất thị trường.
3.2.6. Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào thị trường EU
Có nhiều phương thức để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường EU như: xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, đầu tư trực tiếp dưới hình thức liên doanh... Phương thức chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sử dụng để thâm nhập thị trường EU là xuất khẩu qua trung gian. Tuy nhiên phương thức này tồn tại nhiều hạn chế: bị động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả kinh tế thấp. Trong thời gian tới các doanh nghiệp cần
từng bước chuyển dần sang hình thức xuất khẩu trực tiếp và hình thức liên doanh là hai hình thức phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh việc lựa chọn phương thức thích hợp, các doanh nghiệp cũng cần chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối trên thị trường EU bằng một trong hai cách sau:
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do tiềm lực kinh tế hạn chế nên liên kết cùng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp của người Việt Nam ở châu Âu dưới hình thức liên doanh. Đây là cách mà Trung Quốc đã vận dụng và rất thành công.
Đối với các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh hơn có thể liên doanh để trở thành công ty con của các công ty xuyên quốc gia của EU. Bằng cách này các doanh nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU vì các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong các kênh phân phối này.