- Thuế MFN 17% Mức ưu đãi = 70% thuế MFN
2.1. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tại thị trƣờng EU
2.1.1 Quy mô xuất khẩu
Hiệp định khung hợp tác giữa Việt Nam và EU được chính thức ký kết (ngày 17/7/1995) đã mở ra một trang mới cho mối quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa Việt Nam - EU. Đặc biệt, trong lĩnh vực thương mại, EU đã cam kết dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN) và hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) - tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU.
Số liệu thể hiện ở bảng 2.1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU kể từ năm 1995 đến nay tăng đều qua các năm. Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU chỉ đạt ở mức 720 triệu USD thì năm 1997 đã đạt trên 1,6 tỷ USD (gấp hơn 2 lần). Ngay năm tiếp sau đó đã vượt 2 tỷ USD, năm 2001 vượt 3 tỷ USD và đến năm 2005 lên tới 5,45 tỷ USD.
Như vậy, sau 10 năm Hiệp định khung hợp tác giữa hai bên được ký kết (1995- 2005) kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU đã tăng lên rõ rệt từ mức 720 triệu USD (năm 1995) lên tới 5,45 tỷ USD (năm 2005) tức là gấp 7,6 lần. Theo con số dự báo của Bộ thương mại Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới, cụ thể là năm 2006 ước đạt 6,57 tỷ USD. Về tỷ trọng, kim ngạch xuất khẩu sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm khá cao (luôn trên 17% từ năm 1997- 2004). Năm 2005 giảm xuống 16,8% nhưng theo dự báo của Bộ Thương mại Việt Nam năm 2006 tỷ trọng sẽ tăng trở lại mức trên 17%.
EU liên tục là thị trường đứng vị trí số 1 trong 3 năm đầu (2001-2003), tiếp theo là ASEAN, Nhật Bản. Năm 2003, Hoa Kỳ vượt lên vị trí thứ 2 và trong hai năm 2004, 2005 chiếm vị trí số 1 về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Sự khởi sắc của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đạt được ở thị trường Hoa Kỳ có hai nguyên nhân chính: thứ nhất, hiệp định thương mại song phương Việt Nam –Hoa Kỳ có hiệu lực (tháng 12/2001) đã mở ra cơ hội lớn về đầu tư và thương mại đối với cả hai bên; thứ hai, so với EU thì yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ dễ tính hơn, số lượng quota nhập khẩu rộng rãi hơn.
Tóm lại, số liệu từ bảng 2.1 và 2.2 cho thấy quy mô xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU từ năm 1995-2005 không ngừng mở rộng. Kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. EU hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Mặc dù EU là một thị trường khá khắt khe, khó thâm nhập nhưng trong thời gian qua bằng sự nỗ lực, tăng cường phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của mình trong tập trung sản xuất những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng của mình tại thị trường này.
Xét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU tập trung vào 9 mặt hàng: Giầy dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, đồ thủ công mỹ nghệ, máy móc thiết bị điện và thuỷ hải sản. Những mặt hàng này chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Xét theo ngành có thể thấy: các mặt hàng chế biến chiếm 65,5%; thực phẩm chiếm 19,7%, nguyên liệu thô 7,8%, nhiên liệu và khoáng sản 2,9%; trong đó, hai mặt hàng giữ vai trò chủ lực là giày dép 38,6% và dệt may 21,3%. Trong vài năm gần đây, một số mặt hàng chế biến sâu như hàng nông sản, thuỷ sản đã qua chế biến, hàng điện tử đã có kim ngạch tăng lên đáng kể, góp phần đưa tỷ trọng hàng xuất khẩu qua
tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giảm xuống còn 30%.
Bảng 2.3. Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU ( 1999 – 2004)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tên hàng KNXK (tr.USD) Tỷ trọng (%) KNXK (tr.USD) Tỷ trọng (%) KNXK (tr.USD) Tỷ trọng (%) KNXK (tr.USD) Tỷ trọng (%) KNXK (tr.USD) Tỷ trọng (%) KNXK (tr.USD) Tỷ trọng (%) Giầy dép 929,8 37,1 1.039,2 36,8 1.163,0 38,7 1.327,9 42,2 1.598,9 41,5 1.953,0 39,3 Dệt May 551,4 22,0 609,0 21,6 607,7 20,2 551,9 17,5 574,1 14,9 684,5 13,8 Nông sản 208,0 8,3 204,2 7,2 201,8 6,7 170,5 5,4 265,8 6,9 - - Thuỷ Sản 87,7 3,5 100,3 3,6 116,7 3,9 97,9 3,1 154,1 4,0 231,5 4,7 Thủ Công Mỹ Nghệ 59,7 2,4 111,3 3,9 119,2 4,0 149,5 4,7 173,4 4,5 - - Tổng KNXK 2.506,3 100 2.824,4 100 3.022,9 100 3.149,9 100 3.852,8 100 4.966,7 100
Nguồn: Bộ Thương mại
Bảng 2.4 Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trƣờng EU năm 2005
Mặt hàng Giá trị xuất khẩu (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giầy dép 1.700 31,2 Dệt may 826 15,2 Thủy sản 430 7,9 Đồ gỗ gia dụng 412 7,6 Cà phê 320 5,9 Thủ công mỹ nghệ 180 3,3 Xe đạp và phụ tùng 109 2 Sản phẩm cao su 83 1,5 Sản phẩm nhựa 51 0,9 Hạt tiêu 46 0,8
Các mặt hàng khác 1.283 23,5
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5.450 100
Nguồn : Tổng cục hải quan
Số liệu từ bảng 2.3 và bảng 2.4 cho thấy, từ năm 1999 đến năm 2005, giầy dép luôn là mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí số 1 trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU (trung bình là 38,1%/năm) năm cao nhất lên tới 42,2% (năm 2002) các năm khác tương đối ổn định ở mức trên dưới 37%. Riêng năm 2005, mặc dù tỷ trọng của mặt hàng này giảm xuống còn 31,2% nhưng giày dép vẫn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam vào EU.
Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. EU hiện chiếm tới 40% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, lớn thứ hai sau Mỹ. Tuy nhiên, tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU lại có xu hướng giảm. Có 4 nguyên nhân chính là: Phần lớn nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam đều phải nhập khẩu mà xu hướng giá nguyên phụ liệu trên thế giới tăng do đó vừa thiếu chủ động trong sản xuất vừa đội giá thành lên cao. Bên cạnh đó, hàng dệt may Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt về giá cả, mẫu mã từ hàng dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakixtan, Đông Âu và các nước ASEAN khác. Hơn nữa, hàng dệt may Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại. Thiếu linh hoạt trong việc chuyển nhượng quota xuất khẩu giữa các doanh nghiệp trong điều kiện hạn ngạch do đó khả năng đáp ứng các đơn hàng với khối lượng lớn còn yếu. Tuy nhiên hai năm trở lại đây( năm 2004 và 2005) kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này có xu hướng tăng trở lại đặc biệt năm 2005 đạt 826 triệu USD tăng 252 triệu USD so với năm 2003.
Tiếp theo là mặt hàng nông sản bao gồm chủ yếu là cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, hạt điều, gạo và rau quả. Trong đó, chỉ tính riêng cà phê xuất khẩu sang EU năm 2005 đã đạt 320 triệu USD chiếm tới 5,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
tiêu đạt 46 triệu và chè là 10 triệu USD. Tiếp đến là rau quả, tuy mới thâm nhập vào thị trường EU song đã chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam (18%). Gạo của Việt Nam xuất sang EU có kim ngạch không đáng kể vì thuế nhập khẩu đối với gạo Việt Nam vào thị trường EU rất cao (100%). Hơn nữa gạo Việt Nam nhập khẩu vào EU vì chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường EU nên chủ yếu được tái xuất sang các nước thứ ba do đó giá trị rất thấp.
Thuỷ sản hiện là mặt hàng đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Giai đoạn 1999 – 2003, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản còn ở mức khiêm tốn, chỉ chiếm từ 3 - 4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU nhưng từ năm 2004 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này liên tục tăng. Năm 2004 đạt 231,5 triệu USD, năm 2005 đạt 430 triệu USD tăng 199 triệu USD so với năm 2003 nâng tỷ trọng của mặt hàng này lên 7,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Các thị trường nhập khẩu chính là Bỉ, Italia, Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Các thị trường chưa thâm nhập được là Phần Lan và Lucxembua.
Đồ gỗ gia dụng cũng đã chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (chiếm tới 7,6% năm 2005 với giá trị đạt 412 triệu USD). EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới do vậy đây sẽ là thị trường tiềm năng quan trọng về xuất khẩu đồ gỗ gia dụng của Việt Nam trong những năm tới. Tuy nhiên, khi khai thác gỗ để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang EU chúng ta phải tính đến yếu tố môi trường vì tiêu chuẩn môi trường của EU áp dụng đối với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên là rất nghiêm ngặt. Vì vậy để có được chỗ đứng tại thị trường EU điều quan trọng trước tiên là sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của EU (ISO14000). Trong những năm qua, thị trường tiêu thụ chính của mặt hàng này là Pháp, Anh, Italia, Hà Lan, Bỉ, Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha. Chỉ còn Lucxembua là chưa thâm nhập được.
mới của Việt Nam song cũng đã được thị trường EU ưa chuộng. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu chưa cao nhưng ổn định. Từ năm 2000 đến năm 2005 mặt hàng này luôn giữ ở mức trên 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU. Xuất khẩu mặt hàng này Việt Nam có những lợi thế nhất định như: có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, giá nhân công rẻ, kỹ năng, tay nghề của người thợ cao, mẫu mã tinh tế, độc đáo. Tuy nhiên do công nghệ xử lý nguyên vật liệu sản xuất còn lạc hậu nên vòng đời của sản phẩm thường ngắn và dễ bị mối mọt. Để mở rộng xuất khẩu mặt hàng này các doanh nghiệp cần phải đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá chủng loại và mẫu mã sản phẩm. Hiện nay trong EU có 5 nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nhiều nhất phải kể đến là Pháp (25,8%), Đức (22,8%), Anh (15,8%), Hà Lan (13,6%) và Bỉ (7,1%). Thị trường chưa thâm nhập được là Lucxembua.
Ngoài các mặt hàng kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang EU nhiều mặt hàng tuy bước đầu giá trị xuất khẩu chưa cao song đựơc người tiêu dùng EU quan tâm và có nhiều triển vọng như các sản phẩm nhựa bao gồm cả đồ gia đụng và đồ chơi trẻ em, đồ thể thao, các thiết bị điện - điện tử…
Bảng 2.5 Dự báo xuất khẩu của một số mặt hàng chính sang thị trƣờng EU năm 2010. Mặt hàng Phương án Cao su (1000 tấn) Chè (1000 tấn) Cà phê (1000 tấn) Hạt điều (1000 tấn) Thủy sản (tr. USD) Giầy dép (tr.USD) Dệt may (tr.USD ) Điện tử (tr.USD ) Thủ công mỹ nghệ (tr.USD) I 53,0 4,8 540 16,7 300 2.640 1.800 300 410 II 60,9 5,7 490 19,8 543 2.820 1.950 580 510
2010 vẫn tập trung vào các mặt hàng truyền thống như giày dép, dệt may, hàng nông sản, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ song có bổ sung thêm mặt hàng điện tử.
Như vậy, xét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua và dự báo đến năm 2010, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chủ yếu vẫn là sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động, mức độ gia công chế biến thấp, hoặc các mặt hàng nông sản. Vì vậy, mặc dù tăng khối lượng xuất khẩu song trị giá xuất khẩu vẫn đạt thấp. Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng mừng là trong vài năm trở lại đây trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện một số mặt hàng chế biến sâu, chứa hàm lượng kỹ thuật cao như hàng điện tử - tin học. Mặc dù bước đầu mặt hàng này chiếm tỷ trọng chưa đáng kể nhưng giá trị xuất khẩu tăng đều qua các năm và quan trọng hơn là được thị trường EU chấp nhận. Dự báo đến năm 2010, hàng điện tử sẽ vượt qua cả hàng thuỷ sản về giá trị xuất khẩu và chiếm vị trí cao trong thứ tự các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
2.1.3 Cơ cấu thị trường
Hiện nay, cả 25 nước thành viên của EU đã có quan hệ về thương mại với Việt Nam song mức độ khác nhau. Trong EU15, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ luôn là những đối tác nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam lớn nhất trong khối. Trong đó, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu tương ứng của các nước này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn khối từ Việt Nam năm 2003 là 22,2%, 19,6%, 12,9%, 12,8% và 10,2%. Tiếp đến là Italia (8,6%), Tây Ban Nha (6,1%), Thuỵ Điển (2,3%), Đan Mạch (1,8%), Phần Lan (1,0%), Áo (0,9%). Các quốc gia còn lại là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đặc biệt là Lucxembua chưa chiếm đầy 0,01% (Bảng 2.6).
10 thành viên mới gia nhập EU gồm: Sip, Estonia, Hungary, Litva, Latvia, Malta, Ba Lan, Sec, Xlovakia, Slovenia. Trong đó có tới 8/10 quốc gia thuộc khối SEV trước đây, vốn là các đối tác thương mại truyền thống của Việt Nam. Sau khi Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ (1991), nền kinh
nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh. Do vậy, trong suốt thập kỷ 90 quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước này hầu như bị gián đoạn. Cuối những năm 90 mối quan hệ này đã được thiết lập trở lại song cho đến nay kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước này mới chỉ ở mức độ hết sức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này chỉ bằng 4%-5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU15. Ba Lan là nước có kim ngạch nhập khẩu cao nhất cũng chỉ mới đạt ở mức trên dưới 70 triệu USD tức là chưa bằng 1/10 kim ngạch nhập khẩu của Đức- nước có kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong EU15. Các vị trí tiếp theo là Séc, Hungary, Xlovakia. Thấp nhất là Malta, Latvia và Sip chỉ đạt mức trên dưới 1 triệu USD( Bảng 2.7).
Hiện nay kinh tế các nước này đang trên đà tăng trưởng, mức GDP bình quân đầu người tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Nếu như chỉ tiêu này năm 2002 của Slovenia là 11.300 USD/người thì chỉ sau 2 năm tức là năm 2004 đã là 20.306 USD/người, Malta có các số liệu tương ứng là 10.100 USD/người và 19.302, Síp là 9.700 USD/ngườivà 19.633 USD/người tức là gấp hơn 2 lần. Thấp nhất là các nước Latvia, Ba Lan và Litva cũng đạt trên 12.000 USD/người (gấp 4 lần so với mức đạt được năm 2002). Thu nhập tăng thì nhu cầu tiêu dùng tăng kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng. Như vậy đây sẽ là thị trường tiềm năng quan trọng đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới đặc biệt là hàng nông sản, thuỷ sản và đồ gia dụng.
thành viên mới của EU
Đơn vị tính: Triệu USD, %
Năm Nước 1998 1999 2000 2001 2002 KNXK Tỷ trọng KNXK Tỷ trọng KNXK Tỷ trọng KNXK Tỷ trọng KNXK Tỷ trọng Sip 0,37 0,41 0,43 0,36 1,36 1,11 2,22 1,52 1,47 1,0 Estonia 0,16 0,18 0,20 0,17 0,21 0,17 1,13 0,77 2,01 1,37 Hungary 15,38 16,93 10,62 8,8 14,95 12,22 16,39 11,23 21,08 14,33 Latvia 0,81 0,89 8,30 6,9 1,53 1,25 1,56 1,07 1,06 0,72 Litva 0,87 0,96 0,25 0,2 0,18 0,15 0,73 0,5 5,41 3,68 Malta 0,27 0,29 0,24 0,2 0,49 0,4 0,19 0,13 0,24 0,16