Cơ sở pháp lý của hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang thị trường EU luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 34 - 41)

1.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU EU

Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, EU xây dựng một chính sách thương mại dựa trên nguyên tắc “không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng” như đối với các nước đang phát triển khác, với các biện pháp phổ biến như: thuế quan, hạn ngạch, chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và hàng rào kỹ thuật (đặc biệt là quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm).

Tuy nhiên, bên cạnh những quy định chung, Việt Nam và EU cũng đã ký kết các Hiệp định và có những thỏa thuận riêng bổ sung cho chính sách thương mại của EU với Việt Nam. Cụ thể:

1.2.1. Hiệp định hợp tác khung Việt Nam - EU

Trên cơ sở những nhìn nhận tích cực về vị thế kinh tế và chính trị của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới, Liên minh Châu Âu đã hoạch định một chính sách riêng trong quan hệ với Việt Nam. Và đỉnh cao của chính sách này là “Hiệp định hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu” mà EU đã kí với Việt Nam vào ngày 17/7/1995 tại Brussels (Bỉ). Đây là hiệp định hợp tác đầu tiên thuộc “thế hệ mới” mà EU kí với một nước Đông Nam Á. Với Hiệp định này, EU sẽ có khả năng vươn tới thị trường châu Á thuận lợi hơn, phục vụ cho việc điều chỉnh chiến lược chung của mình so với Hoa Kỳ Và Nhật Bản và cũng tạo cơ sở pháp lí mở ra một triển vọng hợp tác mới với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Bản Hiệp định khung là một văn kiện ngoại giao hoàn chỉnh, ngoài phần mở đầu, gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục, bao hàm một nội dung hợp tác phong phú và đa dạng: từ kinh tế đến bảo vệ môi trường, phát triển sự hợp tác - trong quan hệ quốc tế và an ninh khu vực…Nhưng trong đó mục tiêu chủ yếu và hàng đầu của Hiệp định là: “Đảm bảo các điều kiện cần thiết nhằm khuyến khích, đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, đầu tư hai chiều trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đương nhiên có tính tới hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên”. Và điều đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam là EU đã cam kết dành cho Việt Nam quy chế MFN và GSP, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU được quy định trong Điều 3 và Điều 4 của Hiệp định.

Điều 3 của Hiệp định về đối xử tối huệ quốc quy định: “Cộng đồng EU và Việt Nam sẽ dành cho nhau đối xử tối huệ quốc và thương mại phù hợp với các điều khoản của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) năm 1994”

1. Các bên cam kết phát triển và đa dạng hóa trao đổi, thương mại và cải thiện tiếp thị tới mức cao nhất có thể được, có tính tới hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên.

2. Các bên, trong khuôn khổ luật pháp và thể lệ của mình, cam kết thực hiện chính sách nhằm cải thiện mức thâm nhập sản phẩm của mình vào thị trường của nhau. Trong bối cảnh đó, hai bên sẽ dành cho nhau các điều kiện về xuất khẩu, nhập khẩu và thỏa thuận cách thức, biện pháp nhằm loại bỏ các hàng rào thương mại giữa hai bên.

3. Những quy định tại phần 1 và 2 ở trên sẽ không hạn chế quyền của mỗi bên áp dụng khi cần các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ những lợi ích về an ninh thiết yếu của mình, hoặc nhằm bảo vệ sức khỏe hay đạo đức chung hoặc nhằm bảo vệ môi trường hay đời sống sức khỏe của súc vật và cây trồng. Các biện pháp liên quan tới vấn đề này không được coi là những phương tiện để phân biệt đối xử hay độc đoán vô lý, hoặc là sự hạn chế trá hình về thương mại.

4. Các bên thỏa thuận thống nhất trao đổi thông tin về những cơ hội thị trường cùng có lợi và tiến hành tham khảo trên tinh thần xây dựng các vấn đề về thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ, sức khỏe, biện pháp đối với môi trường, an toàn yêu cầu về kỹ thuật. Các chương trình đào tạo về những lĩnh vực này sẽ được tiến hành như một phần của sự hợp tác giữa hai bên.

5. Các bên thỏa thuận hợp tác về các vấn đề hải quan giữa các nhà chức trách tương ứng của hai bên, đặc biệt các vấn đề liên quan đến khả năng đào tạo nghiệp vụ, đơn giản hóa và thống nhất với nhau về thủ tục hải quan, về các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và ngăn chặn vi phạm luật lệ hải quan.

6. Các bên thỏa thuận tham khảo ý kiến của nhau về bất kỳ sự tranh chấp nào có thể nảy sinh liên quan đến thương mại hoặc các vấn đề có liên quan đến thương mại.

Với những thỏa thuận về thương mại nói trên, có thể nói Hiệp định khung đã tạo dựng được một khuôn khổ mới, định ra những hướng lớn và tương đối đầy đủ về hợp tác thương mại giữa EU và Việt Nam, tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho lợi ích lâu bền và bình đẳng về thương mại giữa 2 bên, từ đó tạo đà cho các mối quan hệ khác phát triển. Tuy đây là một hiệp định hợp tác đa lĩnh vực, nhưng do tính chất và vai trò của lĩnh vực thương mại được chú trọng trong hiệp định, đôi khi các nhà kinh tế của EU và Việt Nam vẫn ngầm coi đây là một “Hiệp định thương mại” nền tảng cho mối quan hệ thương mại giữa hai bên.

1.2.2. Các quy định và văn bản pháp lý khác

1.2.2.1. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập(GSP)

Trên cơ sở chính sách thương mại của mình và những cam kết về thương mại trong Hiệp định khung đã kí với Việt Nam, EU đã cho Việt Nam hưởng GSP.

GSP là một biện pháp đẩy mạnh thương mại giữa các nước phát triển (ở đây là EU) giành cho các nước đang và chậm phát triển (trong đó có Việt Nam) nhằm giúp các nước này tăng khả năng thâm nhập vào thị trường EU thông qua một số ưu đãi thuế quan nhất định.

EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhậy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã ký kết giữa 2 bên.

Nhóm 1 là nhóm sản phẩm rất nhạy cảm được EU hạn chế nhập khẩu. Nhóm này bao gồm phần lớn là nông sản và một số ít sản phẩm tiêu dùng như: chuối tươi, chuối khô, dứa tươi, dứa hộp, quần áo, nguyên liệu thuốc lá, lụa tơ tằm… được hưởng mức GSP bằng 85% mức thuế MFN.

Nhóm 2 là nhóm sản phẩm nhạy cảm mà EU không khuyến khích nhập khẩu. Nhóm này chủ yếu bao gồm thực phẩm, đồ uống, hoá chất, giầy dép, hàng điện tử dân dụng, xe đạp, ô tô, đồ chơi trẻ em…được hưởng GSP bằng 70% mức thuế MFN.

Nhóm 3 là nhóm sản phẩm bán nhạy cảm được EU khuyến khích nhập khẩu. Nhóm này chủ yếu bao gồm thuỷ sản đông lạnh, một số nguyên liệu và hoá chất, hàng công nghiệp dân dụng(máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh)…được hưởng mức GSP bằng 35% mức thuế MFN.

Nhóm 4 là nhóm sản phẩm không nhạy cảm được EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu. Nhóm này chủ yếu bao gồm một số loại thực phẩm, đồ uống (nước khoáng, bia, rượu), nguyên liệu (than đá, dầu thô,cao su…), nông sản (dừa cả vỏ, hạt điều)…được hưởng mức GSP bằng 0%-10% mức thuế MFN.

Nếu so với chế độ GSP của Nhật Bản có 67 mặt hàng được hưởng mức thuế GSP bằng 50% thuế suất so với thuế MFN, hay chế độ GSP của Hoa Kỳ quy định tất cả các mặt hàng được hưởng GSP đều có thuế suất bằng không thì chế độ GSP của EU có phần phức tạp hơn. Tính phức tạp của hệ thống GSP trong chính sách ngoại thương của EU thể hiện qua một số những quy định như:

Quy định về xuất xứ hàng hóa trong chính sách thương mại của EU là căn cứ để xác định hàng hóa của Việt Nam được hưởng chế độ GSP.

Thứ nhất, đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất hay trồng, khai thác và thu hoạch tại các lãnh thổ nước hưởng GSP (Việt Nam) như: khoáng sản, động thực vật, thủy hải sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm đó thì được xem là “ có xuất xứ toàn bộ” và được hưởng trọn vẹn thuế suất GSP.

Thứ hai, đối với những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có thành phần nhập khẩu thì EU quy định „„thỏa mãn xuất xứ theo GSP” nếu chúng đã trải qua “quá trình gia công chế biến đầy đủ” tại nước xuất khẩu được hưởng GSP. Thông thường hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước xuất khẩu (tính theo giá xuất xưởng phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên đối với một số nhóm hàng như: điều hòa, tủ lạnh, đồ trang trí làm từ kim loại, giày dép….hay đối với một số nước cụ thể như: Lào, Campuchia, Bangladesh thì hàm lượng này thấp hơn.

Thứ ba, EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của Việt Nam có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Quy định này rất có ý nghĩa với Việt Nam trong thời gian qua vì khi ta xuất khẩu sang EU những mặt hàng có thành phần nhập khẩu từ các nước ASEAN thì vẫn được coi là có xuất xứ Việt Nam và được hưởng GSP nếu đủ hàm lượng quy định.

Thứ tư, EU còn cho phép áp dụng quy tắc bảo trợ để xác định xuất xứ hàng hóa. Nghĩa là nếu EU cung cấp nguyên phụ liệu hoặc các chi tiết được sản xuất tại EU cho một nước hưởng GSP (ví dụ như Việt Nam) để sử dụng trong quá trình gia công thì các thành phần này được coi là có xuất xứ từ nước đó khi xác định điều kiện hưởng GSP của sản phẩm cuối cùng.

Thứ năm, hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào EU muốn được hưởng GSP còn phải đáp ứng yêu cầu về vận tải trực tiếp hàng hóa đó phải là hàng được vận chuyển thẳng không qua lãnh thổ của một nước nào, hoặc hàng hóa cũng có thể được vận chuyển qua lãnh thổ của nước khác với nước xuất khẩu và có thể được chuyển tải hay lưu kho tại các nước đó, nhưng phải đảm bảo rằng hàng hóa đó được nằm dưới sự giám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc lưu kho, không được buôn bán hay sử dụng, không được gia công hay chế biến….

Ngoài ra, EU còn đưa ra một số biện pháp khuyến khích trong chế độ GSP mới (có hiệu lực từ ngày 1/7/1999). Căn cứ vào các biện pháp này, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn được hưởng ưu đãi thêm nếu thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Bảo vệ quyền của người lao động: nước hưởng GSP (ví dụ như Việt Nam) cần chứng minh trong các văn bản pháp quy của mình có các quy định về việc áp dụng các tiêu chuẩn, nguyên tắc về quyền tổ chức, đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu theo Công ước 80, 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)

- Bảo vệ môi trường: các văn bản pháp quy của nước được hưởng GSP (Việt Nam) phải có các quy định phù hợp với các chuẩn mực của OIBT (Tổ chức Môi trường Quốc tế) về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, EU còn có một số quy định khác về cơ chế trưởng thành, cơ chế tự vệ, việc thu hồi tạm thời quyền hưởng GSP, bằng chứng về chứng từ, việc hợp tác quản lý hành chính giữa EU và Việt Nam….nhưng yêu cầu mấu chốt để được hưởng GSP đối với hàng hóa của các nước đang và chậm phát triển khi xuất khẩu vào thị trường EU là phải tuân thủ các quy định về xuất xứ hàng hóa và phải xuất trình C/O form A do cơ quan thẩm quyền của nước đó cấp.

Bảng 1.6 Một số mức thuế hải quan quy định đối với một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào EU

Mã số Tên hàng EU MFN GSP = % thuế MFN (1) (2) (3) (4) 0207 Thịt gia cầm 28,7 - 35,6% 100 0201 Thịt bò 14% + (193,4 - 331,8 Euro/100kg) 100 0210 Thịt lợn 65,7 - 165 Euro/100kg 100 030200 Cá tươi, ướp lạnh 8 - 22% 35 030300 Cá đông lạnh 2 - 22% 35 030400 Filê và các loại thịt của cá 2 - 18% 35 160400 Cá chế biến thành thức ăn 5,5 - 25% 35 0306 - Tôm đông lạnh 6 - 18% 35 - Cua đông lạnh 7,5 - 12% 35 0307 - Mực đông lạnh 6,8 - 8% 35

0703 Hành tỏi 10% 85

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang thị trường EU luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)