Tăng cường đầu tư và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang thị trường EU luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 104 - 108)

- Thuế MFN 17% Mức ưu đãi = 70% thuế MFN

3.2.7. Tăng cường đầu tư và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU

phẩm để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU

EU là thị trường tồn tại nhiều rào cản kỹ thuật khắt khe nhất thế giới do vậy hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam rất khó thâm nhập. Đối với các doanh nghiệp, quan trọng nhất là phải tạo được nguồn hàng xuất khẩu thích hợp với thị trường. Ngoài yếu tố chất lượng, các doanh nghiệp phải chú trọng đến mẫu mã, bao bì của sản phẩm và phải coi trọng dịch vụ khách hàng. Do đó, cần thường xuyên đầu tư cải tiến công nghệ, nghiên cứu và phát triển để tạo ra sự khác biệt, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Ngoài ra, bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn của châu Âu như ISO 9000, ISO 14000 và HACCP… trong sản

xuất các mặt hàng xuất khẩu sang EU vì đó chính là chìa khoá để các doanh nghiệp Việt Nam mở cánh cửa vào thị trường EU.

3.2.8. Xây dựng thương hiệu và văn hoá kinh doanh

Xây dựng thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh doanh quốc tế. Thương hiệu nổi tiếng đồng nghĩa với chất lượng, uy tín, vị thế của doanh nghiệp cũng như sản phẩm xuất khẩu. Bởi vậy xây dựng thương hiệu Việt là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng.

Để làm được việc này trước khi sản xuất hàng hoá xuất khẩu các doanh nghiệp phải đăng ký, hoàn tất các thủ tục về sở hữu công nghiệp và bản quyền nhãn mác hàng hoá tại Việt Nam và tại EU. Đồng thời phải đầu tư marketing có trọng điểm, tổ chức các gian hàng lớn trong một số hội chợ thương mại lớn của EU để quảng bá, khuyếch trương, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng EU.

Về văn hoá kinh doanh, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng tác phong kinh doanh hiện đại cho cán bộ trong giao tiếp, đàm phán với phương châm lấy chữ tín làm đầu. Thực hiện nề nếp văn hoá kinh doanh chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU.

3.2.9. Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh

Các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử vì thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn.

Ngày nay, website của doanh nghiệp được ví như là trung tâm thông tin, là văn phòng đại diện của các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp. Áp dụng thương mại điện tử, khả năng tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp sẽ được nâng cao rất nhiều. Thông qua việc kết nối Internet, nhờ các công cụ hỗ trợ tìm kiếm như Yahoo, AOL, Alta Vista, doanh nghiệp có thể tìm được hầu hết thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Trang web của doanh nghiệp còn được coi là văn phòng ảo, bởi nó góp phần xây dựng uy tín, đẳng cấp cho doanh nghiệp. Văn phòng này hoạt động 24 giờ mỗi ngày, cả 7 ngày trong tuần và trung thành, tận tuỵ giới thiệu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Trong khi đó, chi phí duy trì văn phòng ảo này rất thấp nếu so sánh với chi phí cho một văn phòng đại diện thực sự ở ngoài.

Với những tiện ích như trên, việc thực hiện thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu là sức cần thiết. Nó là một bước hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam với nền kinh tế thế giới.

3.2.10. Tăng cường khai thác Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Liên minh châu Âu

Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (SMEDP) là một phần chương trình trợ giúp kỹ thuật của châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam (EURO - TAPVIET). Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (FMEDP) được thành lập theo thoả thuận tài chính giữa Chính phủ Việt Nam và Uỷ Ban Châu Âu (EC) ngày 6/6/1996 với tổng số vốn tại thời điểm thành lập quỹ là 25 triệu USD do EU cung cấp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển sản xuất và tạo thêm việc làm cho xã hội.

SMEDF là một dự án phát triển do EU tài trợ với mục tiêu là tăng cường sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Dự án là một quỹ tài chính được sử dụng để tái tài trợ từng phần cho các khoản tín dụng dài hạn mà các ngân hàng thương mại tham gia dự án cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm giúp họ đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ đồng thời góp phần tạo ra công ăn việc làm mới cho xã hội.

Trong những năm qua SMEDF đã thể hiện vai trò của mình đối với việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Quỹ đã góp phần đáng kể trong phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU thông qua việc hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp cộng thêm hỗ trợ về mặt kỹ thuật bằng chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang thị trường EU luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)