Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (tháng 8/1945), Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 về tổ chức đoàn thể Luật sư. Sắc lệnh quy định việc duy trì tổ chức Luật sư trong đó đã có sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật của chế độ cũ về Luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà. Được ghi nhận tại Điều 67 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946. Chú trọng đến quyền nhờ người bào chữa hoặc tự bào chữa của các bị can, bị cáo.
Pháp lệnh tổ chức Luật sư đầu tiên được ban hành ngày 18/12/1987, quy định tiêu chuẩn để được công nhận là Luật sư, lĩnh vực giúp đỡ pháp luật của Luật sư ngoài việc tham gia tố tụng, còn được mở rộng hoạt động nghề nghiệp sang lĩnh
vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác “Làm tư vấn pháp lý cho
các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước
ngoài” [39, Điều 13, Khoản 2].
Năm 2001, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 ban hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Chỉ sau 5 năm thi hành Pháp lệnh, đội ngũ Luật sư đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, đã thành lập trên 1.000 tổ chức hành nghề là các
văn phòng Luật sư, các công ty luật hợp danh (tính đến ngày 31.5.2005 có 1.883 Luật sư và 1.535 Luật sư tập sự, đến hết tháng 6 năm 2008 tăng lên gần 4.200 Luật sư và 2.000 người tập sự hành nghề Luật sư). Hoạt động tư vấn pháp lý của Luật sư
[40, điểm d Điều 14] “Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu
của cá nhân, tổ chức” cũng đã có bước phát triển đáng kể, nâng cao về chất lượng
dịch vụ. Tổ chức hành nghề Luật sư được ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý [40, Điều 25], được thỏa thuận việc nhận thù lao [40, từ điều 27 đến điều 31].
Ngày 29/6/2006, Luật Luật sư được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2007 thay thế Pháp lệnh Luật sư năm 2001 (quy định công chức không được hành nghề Luật sư, Luật sư được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động).
Tư vấn pháp lý là lĩnh vực hành nghề quan trọng của Luật sư trong thời kỳ Việt Nam hội nhập quốc tế. Các Luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn (Hợp đồng có thu phí) trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại, lĩnh vực pháp luật dân sự về đất đai, hôn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất.
Với điều kiện hội nhập quốc tế trên quy mô toàn cầu hoá, các Luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại hàng hoá có yếu tố nước ngoài ...
Bên cạnh Hợp đồng tư vấn pháp lý (có thu phí) trên, các Luật sư còn tích cực tự nguyện tham gia thực hiện Hợp đồng tư vấn pháp luật (miễn phí) hàng chục nghìn vụ việc cho người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng được hưởng TGPL khác, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ Luật sư góp phần bảo đảm sự công bằng cho các đối tượng được hưởng TGPL.
Năm 2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (tổ chức xã hội - nghề nghiệp) ra đời, Luật sư Việt Nam có mái nhà chung, là nơi tập hợp đoàn kết đội ngũ Luật sư góp phần vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế, thực hiện cải cách tư pháp, xây
dựng nhà nước pháp quyền, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh - ổn định chính trị.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam thành lập Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hành nghề cho các Luật sư. Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Luật sư Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho người yếu thế trong cả nước, hoạt động theo quy tắc 4, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã khẳng định:
TGPL miễn phí là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư. Luật sư có nghĩa vụ thực hiện TGPL miễn phí cho người nghèo và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ liên đoàn Luật sư Việt Nam bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các vụ việc có nhận thù lao [23].
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012, có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/7/2013. Việc thực hiện TGPL miễn phí là Nghĩa vụ TGPL của Luật sư đã được cụ thể hóa theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21. Quy định mới của luật về việc Luật sư có nghĩa vụ TGPL sẽ hỗ trợ tích cực cho nhà nước trong công tác TGPL. Thông qua những kết quả, hoạt động TGPL sẽ góp phần làm cho công tác này ngày càng có hiệu quả, thiết thực và ý nghĩa hơn.
Quyết định số 93/QĐ-BTV ngày 09/10/2014 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã Quy định thực hiện nghĩa vụ TGPL của Luật sư. (Luật sư cung cấp hợp đồng dịch tư vấn pháp lý miễn phí bằng bổn phận nghề nghiệp). Những Luật sư không tuân thủ, chấp hành Quy định này sẽ bị xử luật vi phạm, Luật sư vi phạm nghĩa vụ TGPL có hình thức xử lý như:
1. Luật sư có hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng; d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
2. Luật sư có hành vi vi phạm nhưng tính chất, mức độ vi phạm không đáng kể thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở bằng văn bản hoặc bằng những biện pháp phù hợp khác mà không nhất thiết phải xem xét xử lý kỷ luật. [24. Điều 11] Theo thông cáo báo chí đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ II từ ngày 17-18-19-20/4/2015 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, số liệu báo cáo của các Đoàn Luật sư, số lượng Luật sư Việt Nam tính đến ngày 17/4/2015 là 9.890 Luật sư, hơn 3.500 người tập sự hành nghề Luật sư thuộc 63 Đoàn Luật sư trên cả nước. Liên đoàn Luật sư Việt Nam phát triển đội ngũ Luật sư với phương châm “Đoàn kết - Kỷ cương - Trí tuệ - Bảo vệ công luật” đã được Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc lần II biểu quyết thông qua về chủ đề Đại hội. Từ tháng 5/2009 đến nay, số lượng vụ việc Luật sư tham gia 272.365 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; 37.827 vụ việc TGPL miễn phí ... Trong những năm gần đây đội ngũ Luật sư đã đảm nhận 100% việc bào chữa trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu (Luật sư tham gia vào các vụ án chỉ định theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng mỗi năm trung bình từ 7.000 đến 8.000 vụ án hình sự).
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LÝ 2.1. Chủ thể
Chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng tư vấn pháp lý phải có ít nhất từ hai bên trở lên (giao dịch pháp lý song phương hay đa phương). Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự. Hợp đồng tư vấn pháp lý chỉ có hiệu lực khi chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đáp ứng yêu cầu về năng lực pháp luật.
Năng lực hành vi dân sự của chủ thể là khả năng của chủ thể bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự như phải là người đã thành niên
(từ đủ 18 tuổi trở lên), tức là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và hoàn toàn
độc lập để xác lập, thực hiện giao dịch theo ý chí của mình, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi hay hạn chế năng lực hành vi dân sự. Riêng đối với những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được tham gia giao dịch trong phạm vi tài sản riêng của mình.
Đối với chủ thể là tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ thể tham gia giao dịch được xác định thông qua người đại diện (là đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền).
Tuy nhiên, chủ thể Hợp đồng tư vấn pháp lý cung cấp dịch vụ cũng có nét đặc thù riêng, mang tính chất tự nguyện, tư vấn, giúp đỡ về mặt pháp luật, bảo vệ miễn phí cho những chủ thể là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự, người yếu thế trong xã hội (Hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản có lợi cho người được thuê).
Chủ thể tham gia Hợp đồng tư vấn pháp lý được cụ thể như sau:
2.1.1. Bên cung ứng Hợp đồng tư vấn pháp lý
hành nghề Luật sư; Trung tâm TGPL; Trung tâm tư vấn pháp luật (Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo; Hội luật gia; Hội cựu chiến binh; Hội phụ nữ …). Trên cơ sở đó bên cung ứng hợp đồng phân công trách nhiệm cho các Luật sư, luật gia, tư vấn viên, trợ giúp viên thực hiện nhiệm vụ tư vấn pháp luật có thu phí hoặc miễn phí.
Luật sư có vai trò trách nhiệm với xã hội nhiều nhất. Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Luật sư khẳng định về Chức năng xã hội của Luật sư: “Hoạt
động nghề nghiệp của Luật sư góp phần bảo vệ công luật, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” [35, Điều 3].
Bên cạnh đó Luật sư có nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức lực, thời gian và tiền bạc nâng cao tri thức của người dân về hiểu biết pháp luật [35, điểm d Khoản 2
Điều 21]. Bởi “Luật sư là người có hiểu biết trong lĩnh vực pháp luật. Bằng kiến
thức này, Luật sư trở thành người trợ giúp, tư vấn pháp luật cho tất cả các công dân trong xã hội trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền công dân của mình”
(trích lời học viên của trung tâm ngôn ngữ văn học Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
Luật sư phải thực hiện nghĩa vụ TGPL 8 giờ/năm theo Quyết định số 93/QĐ- BTV ngày 09/10/2014 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam [23, Điều 2].
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 749/QĐ - TTg ngày
01/6/2015 “Phê duyệt Đề án là đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015- 2025”,
mục tiêu theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa với lộ trình phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, khu vực, tiến tới sau năm 2025 người thực hiện TGPL là Luật sư hành nghề, bảo đảm cho các đối tượng thuộc diện được TGPL được cung cấp dịch vụ TGPL kịp thời, chất lượng tương đương với dịch vụ mà Luật sư cung cấp trên thị trường; chuyển các Trung tâm TGPL Nhà nước theo hướng từ việc chủ yếu cung cấp dịch vụ TGPL hiện nay thành cơ quan thực hiện quản luật nhà nước về TGPL, tinh giản tổ chức, bộ máy và biên chế; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong việc tiếp cận dịch vụ TGPL của Nhà nước.
- Các điều kiện của Luật sư
Trước tiên để trở thành một Luật sư, người đó cần phải tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật tại một trường Đại học, sau đó qua chương trình đào tạo nghiệp vụ Luật sư tại cơ sở đào tạo nghề Luật sư (Trường đào tạo các chức danh tư pháp nay đổi tên là Học viện tư pháp).
Theo qui định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001: “Người được gia nhập Đoàn
Luật sư, để trở thành Luật sư phải qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư là 24 tháng, trừ trường hợp được giảm hoặc miễn thời gian tập sự theo quy định tại Điều
12 của Pháp lệnh này” [40, Điều 11 , khoản 1].
Tuy nhiên Luật Luật sư 2006 ra đời, quy định về thời gian tập sự đã có sự thay đổi. Thời gian tập sự hành nghề Luật sư được rút ngắn xuống còn 18 tháng. Trong thời gian tập sự, người tập sự hành nghề Luật sư không phải ra nhập đoàn Luật sư mà tự liên hệ xin thẳng vào một tổ chức hành nghề Luật sư thuộc một đoàn
Luật sư: “Thời gian tập sự hành nghề Luật sư là mười tám tháng, trừ trường hợp
được giảm thời gian tập sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề Luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn Luật
sư” [33, Điều 14].
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư quy định: “Thời gian đào
tạo nghề Luật sư là mười hai tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề Luật sư được cơ sở đào tạo nghề Luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo
nghề Luật sư” [ 35, Khoản 2 Điều 12].
Sau khi hết thời hạn tập sự, Luật sư tập sự tham gia một kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư do Bộ Tư pháp tổ chức. Ngày 28/11/2013 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 19/2013/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề LS (hiệu lực thi hành từ 15/1/2014).
Ngày 29/11/2013, tại khách sạn Hoàng Gia, tỉnh Bắc Ninh, đại diện Bộ tư pháp đã làm Lễ chuyển giao việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư cho đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Tính đến tháng 6/2015 Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư được 3 đợt
thi tại hai miền Nam và miền Bắc cho người hết tập sự hành nghề luật sư trong cả nước. Trên cơ sơ kết quả kiểm tra, Bộ tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp thẻ Luật sư cho người đủ điều kiện đề nghị, nâng số lượng và chất lượng Luật sư Việt Nam lên tới hơn 10.000 người. Luật sư chỉ được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thẻ Luật sư. Riêng đối với hoạt động dịch vụ tư vấn pháp lý được tiến hành trên cơ sở uy tín cá nhân, và người cung ứng dịch vụ tự chịu trách nhiệm đối với nội dung công việc đã ký kết. Do vậy, người tập sự hành nghề luật sư được thực hiện Hợp đồng tư vấn pháp lý trong phạm vi công việc mà Luật sư hướng dẫn đồng ý.
Theo quy định Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư thì Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý, mà Luật sư chỉ được quyền tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật, giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi được cơ quan, tổ chức đã ký hợp đồng lao động phân công:
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch