Nguyên nhân tranh chấp

Một phần của tài liệu Hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 69 - 77)

Hợp đồng tư vấn pháp lý là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên cung ứng

dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ [32, Điều 518]. Khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ cần xác định đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội [32, Điều 519]. Nội dung của hợp đồng dịch vụ được thể hiện trong những điều khoản của hợp đồng dịch vụ cụ thể. Cần chú ý những căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ [32, Điều 525].

Như đã phân tích ở trên, Hợp đồng tư vấn pháp lý là một loại hợp đồng mang tính chất đặc thù và rất quan trọng trong đời sống xã hội, nhưng trong thực tế thì hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng này là chưa hoàn chỉnh, chưa xứng với tính chất vốn có của loại hợp đồng này. Trong quá trình nghiên cứu, học viên thấy nổi lên một số vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến Hợp đồng tư vấn pháp lý như sau:

- Pháp luật thực định chưa quy định cụ thể những chủ thể nào có thẩm quyền cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý, và trong thực tế không phải chỉ có Luật sư hay tổ chức hành nghề Luật sư mới tiến hành hoạt động tư vấn pháp lý. Hoạt động tư vấn pháp lý bản thân nó chỉ đơn thuần là việc giải thích pháp luật và hướng dẫn hành vi ứng xử cho khách hàng của bên tư vấn. Nhưng, trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay một bộ phận chủ thể không nhỏ lại chịu sự tác động lớn bởi hoạt động này. Sau khi sử dụng dịch vụ tư vấn, hành vi pháp luật tiếp theo của người được tư vấn thường phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của hoạt động tư vấn, hành vi của họ được thực hiện trên

cơ sở hướng dẫn cũng như lời tư vấn mà họ được cung cấp. Do vậy, khi người cung ứng dịch vụ hạn chế về chuyên môn, tiến hành tư vấn một cách bừa bãi, thiếu tính trách nhiệm thì rất dễ dẫn đến việc người được tư vấn sẽ thực hiện hành vi trái pháp luật, gây ra những tranh chấp và thiệt hại không đáng có cho bản thân mình và cho các chủ thể khác. Hơn nữa hiện nay ở nước ta, hoạt động tư vấn pháp lý diễn ra trên hầu khắp các lĩnh vực có liên quan như: đầu tư, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, lao động việc làm, hôn nhân gia đình ….

Mỗi lĩnh vực pháp luật mà khách hàng muốn được tư vấn lại có liên quan tới các vấn đề khác nhau, đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ ngoài kiến thức pháp luật còn cần phải có sự ám hiểu nhất định về kiến thức kinh tế xã hội hoặc kiến thức khác về những lĩnh vực có liên quan đến ngành luật mà mình phải tư vấn. Có thế kết quả của việc tư vấn của họ mới cao, những vấn đề mà khách hàng quan tâm mới được giải quyết triệt để và có hiệu quả. Cụ thể như, để có thể tư vấn pháp luật về các lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng, đòi hỏi người tư vấn phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực tài chính, tiền tệ, kiến thức về kinh tế thị trường để có thể đưa ra lời khuyên đầu tư cho khách hàng được hợp lý. Hoặc với lĩnh vực tư vấn pháp luật về Sở hữu trí tuệ thì người tư vấn cần có kiến thức về bản quyền, về bảo hộ…. Mà với mỗi nhà tư vấn nói chung thì lượng kiến thức mà họ có được thường chỉ giới hạn trong một vài lĩnh vực nhất định. Do vậy, đòi hỏi pháp luật cần có sự quy định về điều kiện để một chủ thể được phép tiến hành hoạt động tư vấn trên một lĩnh vực pháp luật cụ thể. Từ đó đặt ra vấn đề là liệu chúng ta đã đủ luật để có thể kiểm soát hoạt động tư vấn pháp luật hiện đang diễn ra rất sôi động hay chưa?

Thực tế với các chủ thể cung ứng dịch vụ là Luật sư và các tổ chức hành nghề Luật sư thì pháp luật đã có sự kiểm soát hoạt động tư vấn của họ thông qua cơ chế đăng ký hoạt động và việc cấp giấy phép hành nghề cho các chủ thể này. Các chủ thể này bị giới hạn về phạm vi và chỉ được phép tư vấn trong lĩnh vực pháp luật mà họ đăng ký được ghi nhận trong giấy phép kinh doanh.

VD: Có Tổ chức hành nghề Luật sư chuyên tư vấn về sở hữu trí tuệ (có chứng chỉ), có tổ chức hành nghề Luật sư chuyên tư vấn buôn bán bất động sản (có

chứng chỉ) … đây là điều kiện bắt buộc mà pháp luật quy định thẩm quyền tư vấn của Luật sư và các tổ chức hành nghề Luật sư trong và ngoài nước.

Các giao dịch dân sự liên quan đến hoạt động tư vấn trong thực tế diễn ra rất sôi động. Hoạt động tư vấn của nhóm chủ thể không phải Luật sư hay tổ chức hành nghề mà là các Trung tâm tư vấn pháp luật (Luật gia; Tư vấn viên; Trợ giúp viên pháp luật; chuyên gia) hiện đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc đưa pháp luật đến gần với nhân dân.

- Trong đời sống pháp luật hiện nay, phải kể đến hoạt động của nhóm chủ thể hiện đang diễn ra rất sôi động đó là các Trung tâm TGPL Nhà nước. Đây là nhóm chủ thể chuyên cung cấp các dịch vụ pháp luật miễn phí trong đó có dịch vụ tư vấn dành cho một số đối tượng nhất định,

Trung tâm TGPL Nhà nước được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Là một đơn vị sự nghiệp chuyên hoạt động về lĩnh vực pháp luật nhằm TGPL cho các đối tượng như: người có công với cách mạng, người nghèo, người già, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số. Nhờ hoạt động của các Trung tâm TGPL Nhà nước mà quyền và lợi ích hợp pháp của rất nhiều chủ thể trong xã hội được bảo vệ, góp phần vào xây dựng cuộc sống ổn định ấm no cho nhân dân.

Hoạt động của các trung tâm này thông qua các Trợ giúp viên pháp luật; Luật gia; chuyên gia; Luật sư - Cộng tác viên, đây là lực lượng chuyên môn và hiểu biết pháp luật. Trung tâm TGPL Nhà nước đã tận dụng được lượng chất xám của một đội ngũ lao động có chuyên môn pháp luật để giải quyết nhu cầu cho nhân dân trong việc sử dụng dịch vụ pháp luật, đặc biệt là ở các địa phương còn nhiều khó khăn. Từ hoạt động của các trung tâm này sẽ làm cho nhiều người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với pháp luật. Khi tiến hành phân công các Cộng tác viên của Trung tâm TGPL Nhà nước chỉ trợ giúp cho những đối tượng kể trên và hoàn toàn miễn phí, không thu bất kỳ khoản nào từ người được trợ giúp.

- Khác với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, Việt Nam là một nước mà nền văn hóa pháp luật còn kém phát triển. Các chủ thể tìm đến với các bên

cung ứng dịch vụ và giao kết Hợp đồng tư vấn pháp lý thường mang tính chất vụ việc là chủ yếu, mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên chỉ căn cứ chủ yếu vào sự thỏa thuận của các bên khi giao kết hợp đồng (hợp đồng có thể bằng miệng hoặc văn bản), từ đó dẫn tới khả năng phát sinh tranh chấp về Hợp đồng tư vấn pháp luật rất dễ xảy ra. Trên thực tế hiện nay, loại tranh chấp thường phát sinh từ các Hợp đồng tư vấn pháp luật là các tranh chấp về thù lao tư vấn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp về thù lao Hợp đồng tư vấn pháp lý.

Thứ nhất: Do khách hàng cố tình từ chối thanh toán thù lao hoặc có thanh toán

nhưng không tương xứng với công việc mà bên tư vấn đã thực hiện theo hợp đồng. khi khách hàng muốn được sử dụng dịch vụ tư vấn, họ sẵn sàng chấp nhận mức thù lao mà bên cung ứng dịch vụ đưa ra. Xong khi nhận được kết quả công việc, khách hàng lại tỏ ra “trây ỳ” trong việc thanh toán thù lao với bên cung ứng dịch vụ do như: họ đang gặp khó khăn về tài chính, hoặc họ vin vào cớ là bên cung ứng dịch vụ không tận tâm thực hiện công việc để từ đó khất lần nghĩa vụ thanh toán thù lao của mình.

Thứ hai: Tranh chấp về thù lao phát sinh khi một trong hai bên yêu cầu chấm

dứt hợp đồng nửa chừng, nhưng không thống nhất được mức độ lỗi của mỗi bên hay phần công sức mà bên tư vấn đã phải bỏ ra để thanh toán thù lao cho phần công việc đã được thực hiện. Việc nửa chừng chấm dứt hợp đồng thường là do lỗi của một trong hai bên khi thực hiện hợp đồng. Khách hàng thường cho rằng bên tư vấn đã không tận tâm và có cách cư xử thiếu tôn trọng khách hàng, vì vậy họ yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Còn bên tư vấn thường yêu cầu chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp họ cho rằng khách hàng cố tình không cộng tác trong việc cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến hoạt động tư vấn. Như vậy, hai bên đã sẵn có hiềm khích và mâu thuẫn với nhau, do đó khi chấm dứt hợp đồng thì việc xác định mức thù lao mà bên khách hàng phải thanh toán trong những trường hợp này là rất khó.

Một số trường hợp, hợp đồng sau khi được ký kết nhưng thực tế lại không thể thực hiện được hoặc không thể tiếp tục thực hiện cũng dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng và phát sinh tranh chấp về thù lao. Đây là những trường hợp mà bên tư

vấn trước đó có thể do thiếu thông tin nên đã giao kết Hợp đồng tư vấn pháp lý, nhưng khi ký hợp đồng đã được giao kết và thực hiện được một phần thì họ mới phát hiện ra rằng công việc cần được tư vấn nằm ngoài khả năng của họ, do vậy, họ không thể tiếp tục thực hiện công việc.

Ngoài ra, tranh chấp về thù lao còn có thể do nguyên nhân khi xác lập Hợp đồng tư vấn pháp lý các bên đã không thỏa thuận cụ thể về mức thù lao, từ đó dẫn tới tranh chấp khi xác định mức thù lao theo luật định.

Sở dĩ trong Hợp đồng tư vấn pháp lý, vấn đề thù lao tư vấn là vấn đề thường hay xảy ra tranh chấp hơn cả là vì quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này còn nhiều hạn chế và chưa hoàn chỉnh. Nó được quy định trong BLDS năm 2005; Luật Luật sư 2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư, nhưng những quy định này còn mang tính chất chung, định hướng.

Cụ thể như tại Điều 55 Luật Luật sư quy định về căn cứ và phương thức tính thù lao và Điều 56 quy định về mức thù lao, những quy định này chỉ mang tính chất chung chung mà vẫn chưa có quy định nào để phân định tiêu chí xác định kinh nghiệm và uy tín của người cung cấp dịch vụ mà cụ thể ở đây là Luật sư từ đó làm cơ sở cho việc tính toán mức thù lao phù hợp. Hay tại khoản 1 Điều 59 Luật Luật sư

quy định: “Việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến thù lao và chi phí Luật sư

thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự” [33]. Những quy định này có tính

chất gợi mở hướng giải quyết mà không đưa ra được biện pháp giải quyết những xung đột có thể xảy ra. Do vậy, pháp luật cần bổ sung thêm những quy định về mức sàn thấp nhất và cao nhất về thù lao (tiền hợp đồng dịch vụ) tư vấn pháp lý cho từng loại vụ việc trong trường hợp hợp đồng tư vấn pháp lý chưa thỏa thuận thù lao, nhằm tránh những tranh chấp có thể nảy sinh.

- Hợp đồng tư vấn pháp lý chịu sự điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau. BLDS năm 2005 điều chỉnh Hợp đồng tư vấn pháp luật với tính chất như một Hợp đồng dịch vụ nói chung, Luật Luật sư năm 2006 thì quy định hoạt động hành nghề của Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư trong đó có hoạt động tư vấn, ngoài ra còn có Nghị định số 87/2003/NĐ-CP điều chỉnh hoạt động tư vấn của

Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành khác. Các văn bản này điều chỉnh quan hệ Hợp đồng tư vấn pháp lý, mang tính khái quát cao, chưa đi sâu điều chỉnh loại hợp đồng này cho phù hợp với tính chất đặc thù vốn có của nó. Trong quá trình nghiên cứu, học viên thấy còn có một số quy định chưa được phù hợp trong việc điều chỉnh loại hợp đồng này.

Thứ nhất: Việc xác định thù lao (tiền dịch vụ) khi các bên không có thỏa

thuận: Như chúng ta đã biết, thù lao tư vấn (tiền công dịch vụ) chính là mục đích mà bên cung ứng dịch vụ hướng tới khi giao kết hợp đồng. Nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất và thường là vấn đề rất dễ phát sinh tranh chấp (như đã phân tích ở trên) từ các Hợp đồng tư vấn pháp lý. Thù lao là sự bù đắp cho công sức, trí tuệ mà bên tư vấn phải bỏ ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối với Hợp đồng tư vấn pháp lý thì thù lao hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của các bên, pháp luật không thể đưa ra một mức chung để áp dụng cho các Hợp đồng tư vấn pháp lý cho các chủ thể khác nhau tiến hành. Thù lao của hợp đồng tư vấn thấp hay cao phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người cung ứng dịch vụ và khả năng của họ trong việc thỏa mãn nhu cầu cần được tư vấn của khách hàng. Đôi khi khách hàng không ngần ngại trả một khoản tiền lớn hơn so với mức trung bình để có được sự cung cấp dịch vụ của các nhà tư vấn đã có uy tín và thâm niên trong lĩnh vực pháp luật mà họ muốn tìm hiểu.

Thông thường thù lao tư vấn luôn được các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận và ghi nhận cụ thể trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì những lý do nào đó (có thể là do chủ quan hoặc khách quan) mà các bên không có thỏa thuận về thù lao tư vấn. Khi đó việc xác định thù lao tư vấn (giá dịch vụ) sẽ phải căn cứ vào những quy định sẵn có của pháp luật về vấn đề này.

Theo quy định tại BLDS năm 2005 “Khi giao kết hợp đồng nếu không có thỏa

thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào thời điểm và địa

điểm giao kết hợp đồng” [32, Điều 524, khoản 2]. Như vậy, với những Hợp đồng

khoản 2, Điều 524 BLDS năm 2005 thì sẽ được dẫn chiếu để áp dụng, theo đó giá dịch vụ (thù lao tư vấn) sẽ được xác định căn cứ vào giá thị trường dựa trên hoạt động tư vấn tương tự của các chủ thể khác tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

Quy định tại quy định tại khoản 2, Điều 524 BLDS năm 2005 là phù hợp với các Hợp đồng dịch vụ thông thường, nhưng lại tỏ ra không phù hợp với các Hợp đồng tư vấn pháp luật nói chung. Bởi: Chủ thể cung ứng dịch vụ tư vấn khác nhau thì năng lực chuyện môn, uy tín nghề nghiệp và kinh nghiệm của họ cũng khác nhau. Chất lượng tư vấn khác nhau nên với cùng một vấn đề cần tư vấn lại thu được những kết quả khác nhau. Mà uy tín, kinh nghiệm của luật sư được coi là cơ sở

Một phần của tài liệu Hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)