Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ tư vấn pháp lý

Một phần của tài liệu Hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 57 - 59)

Quyền của bên thuê dịch vụ tư vấn pháp lý

- Bên thuê dịch vụ tư vấn pháp lý có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc đúng như thỏa thuận và được nhận kết quả công việc một cách tốt nhất. Khi giao kết hợp đồng hai bên đã có thỏa thuận cụ thể về công việc cũng như thời gian tiến hàng công việc mà bên cung ứng phải thực hiện. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, để đảm bảo quyền lợi của mình, bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của họ. Quyền yêu cầu của bên thuê dịch vụ xuất hiện từ khi hợp đồng được giao kết và phát sinh hiệu lực cho tới khi công việc tư vấn được hoàn thành. Quá trình bên cung ứng dịch vụ thực

hiện hoạt động tư vấn như việc hướng dẫn, giải thích pháp luật cho khách hàng hoặc giúp họ tiến hành soạn thảo những giấy tờ tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ, nếu bên thuê dịch vụ nhận thấy việc thực hiện công việc của bên cung ứng dịch vụ là chưa đảm bảo về chất lượng và thời hạn của công việc. Khi đó bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng phải vận dụng kết khả năng có thể để đảm bảo thực hiện công việc một cách tốt nhất và đảm bảo hoạt động được hiệu quả nhất.

- Bên thuê dịch vụ tư vấn pháp lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên cung ứng dịch vụ bồi thường thiệt hại nếu có căn cứ thấy rằng bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng những nghĩa vụ đã thỏa thuận, như hướng dẫn giải thích pháp luật không chính xác, soạn thảo các giấy tờ tài liệu cho khách hàng không đúng với các qui định của pháp luật khiến cho quyền lợi của khách hàng không thực hiện được hoặc vi phạm các các nghĩa vụ khác không thực hiện được hoặc vi phạm các nghĩa vụ khác được thỏa thuận trong Hợp đồng tư vấn pháp lý. Tùy vào tính chất, mức độ thiệt hại thực tế của khách hàng mà khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại cho mình. Hai bên sẽ trực tiếp thương lượng, tính toán về những thiệt hại xảy ra cho khách hàng và mức bồi thường theo những căn cứ sau:

+ Bên cung ứng dịch vụ pháp lý phải là người có lỗi: lỗi của họ có thể là lỗi

cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi vô ý của bên cung ứng dịch vụ thường là do họ nhận quá nhiều công việc cùng một lúc do vậy không thể sắp xếp được thời gian hợp lý để đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho khách hàng. Lỗi cố ý của bên cung ứng dịch vụ xảy ra do nhiều hành vi cố ý của họ, biết rõ nếu cố tình thực hiện dịch vụ sẽ gây thiệt hại cho khách hàng nhưng vẫn làm vì lợi ích cho riêng mình.

VD: hành vi cố ý tiết lộ bí mật của khách hàng làm hoạt động kinh doanh của khách hàng bị thiệt hại, không làm dịch vụ đã nhận mà không có luật do chính đáng…

+ Có quan hệ nhân quả giữa hành vi có lỗi của bên cung ứng dịch vụ và thiệt

Khi có đủ hai dầu hiệu trên khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại cho mình. Việc bồi thường thiệt hại có thể do chính người gây thiệt hại, tổ chức hành nghề mà họ đang hoạt động đứng ra thực hiện hoặc thông qua hình thức bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà bên cung ứng dịch vụ tham gia. Dù bồi thường dưới hình thức nào cũng phải tiến hành nhanh chóng kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ tư vấn pháp lý

- Bên thuê dịch vụ tư vấn pháp lý có nghĩa vụ cung cấp thông tin tài liệu cần thiết để bên tư vấn thực hiện công việc. Để bên tư vấn có thể thực hiện được công việc của mình thì việc cung cấp thông tin tài liệu là yêu cầu bắt buộc đối với khách hàng muốn cung cấp dịch vụ tư vấn. Vì mỗi tình huống pháp luật mà khách hàng cần tư vấn là khách nhau, nhà tư vấn không thể lấy thông tin từ vụ việc này để áp dụng tư vấn cho khách hàng trong một vụ việc khác. Do người tham gia quan hệ pháp luật khác nhau về nhân thân, thời điểm xảy ra tranh chấp, các nguyên tắc, qui định áp dụng và phương án để giải quyết công việc là khác nhau. Vì vậy để có cơ sở cho việc thực hiện hoạt động tư vấn, khách hàng phải cung cấp những thông tin cần thiết để bên cung ứng dịch vụ có căn cứ đưa ra những lời tư vấn phù hợp và có lợi ích cho khách hàng.

- Bên thuê dịch vụ tư vấn pháp lý có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận sau khi đã nhận được kết quả công việc. Đây được coi là điều kiện kiên quyết để mỗi cá nhân tổ chức được nhận các sản phẩm dịch vụ pháp luật khi có nhu cầu, và cũng nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên cung ứng dịch vụ khi họ tham gia giao kết hợp đồng.

Như vậy, nội dung về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong Hợp đồng tư vấn pháp luật được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở những qui định của pháp luật. Từ sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên đã đảm bảo được mục đích giao kết hợp đồng của bên thuê dịch vụ cũng như bên cung ứng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 57 - 59)