Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng trong trường hợp có quy định về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch, là phương thức biểu hiện nội dung của hợp đồng và là căn cứ để đảm bảo việc thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng các bên tham gia hợp đồng.
Theo BLDS năm 2005, thì không có qui định mang tính bắt buộc về loại Hợp đồng dịch vụ nói chung, tức là các bên khi giao kết hợp đồng dịch vụ hoàn toàn có quyền lựa chọn hình thức của hợp đồng là bằng miệng hay bằng văn bản.
Tuy nhiên theo qui định của Luật Luật sư năm 2006 thì với những hợp đồng dịch vụ pháp lý mà có sự tham gia của Luật sư thì phải được giao kết dưới hình thức văn bản:
Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây: a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề Luật sư hoặc Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; b) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; c) Quyền, nghĩa vụ của các bên; d) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có); đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; e) Phương thức giải quyết tranh chấp [33, Điều 26].
Điều kiện này chỉ phù hợp với các Tổ chức hành nghề Luật sư trong việc cung cấp dịch vụ cử Luật sư tranh tụng; Đại diện ngoài ủy quyền; Các dịch vụ pháp luật khác, không phù hợp với dịch vụ tư vấn. Vì vậy cần lưu ý để kiến nghị chỉnh sửa các cụm từ khoản 2 Điều 26 Luật Luật sư cho phù hợp với nhu cầu thực tế của nhân dân.
VD như: Thêm cụm từ “Không bắt buộc đối với việc tư vấn pháp luật, TGPL
đơn giản”.
Thực tế, các bên vẫn thường thỏa thuận để giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng miệng. Dịch vụ tư vấn miệng của Luật sư là rất phổ biến, khách hàng tìm đến với Luật sư và yêu cầu cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng và ngay lập tức. Tính chất công việc của khách hàng thường là đơn giản như yêu cầu được giải thích và hướng dẫn họ áp dụng những qui định của pháp luật…, vì vậy không cần thiết phải giao kết hợp đồng bằng văn bản.
bên cung ứng soạn thảo các giấy tờ tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của khách hàng đòi hỏi thời gian để giải quyết xong công việc là dài ngày thì hai bên ký hợp đồng bằng văn bản. Các tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ
mua bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc cho Luật sư của tổ chức mình “Mua bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp cho Luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm; Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư tổ chức mình gây ra
cho khách hàng” [33, khoản 5,6 Điều 40]. Hợp đồng bảo hiểm này chỉ dành bồi
thường rủi ro cho dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật sư.
Hợp đồng tư vấn pháp lý của các Trung tâm tư vấn pháp luật và Trung tâm TGPL của Nhà nước không vị ràng buộc bởi những qui định của khoản 2 Điều 26 Luật Luật sư năm 2006 thì hình thức của hợp đồng tư vấn pháp lý hoàn toàn do các bên thỏa thuận theo hướng dẫn của Nghị định số 77/2008 và Nghị định số 05/2012 của chính phủ [15] [16].
Như vậy, theo quan điểm của học viên, hợp đồng tư vấn pháp lý có thể được giao kết dưới hình thức văn bản hoặc bằng miệng, việc lựa chọn hình thức để giao kết đôi khi phụ thuộc vào tính chất đơn giản hay phức tạp của công việc cần tư vấn mà khách hàng yêu cầu, và hoàn toàn do các bên thỏa thuận quyết định.