Ở góc độ khoa học pháp luật thì tranh chấp hợp đồng được hiểu là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Tranh chấp hợp đồng phải hội tụ đầy đủ yếu tố như: “Có quan hệ hợp đồng tồn tại giữa các bên; Có sự vi phạm nghĩa vụ (hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ) của một bên trong quan hệ đó; Có sự bất đồng ý kiến của các bên về sự vi phạm hoặc xử luật hậu quả phát sinh từ sự vi phạm;Tranh chấp hợp đồng thường hình thành từ sự vi phạm hợp đồng nhưng không phải sự vi phạm nào cũng dẫn đến
tranh chấp hợp đồng”
Việc phân loại tranh chấp hợp đồng hiện nay có ý nghĩa trong việc lựa chọn, phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Có hai dạng tranh chấp chủ yếu:
Tranh chấp hợp đồng dân sự thuần túy thuộc thẩm quyền của Tòa án (dân sự), Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại các bên có quyền lựa chọn giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa án (Kinh tế).
- Tranh chấp hợp đồng có những đặc điểm sau
Các bên là chủ thể có quyền cao nhất có quyền định đoạt việc giải quyết tranh chấp (trừ những quan hệ hợp đồng ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước);
Tranh chấp hợp đồng luôn gắn với lợi ích của các bên tranh chấp;
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng là tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận. Việc lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp hoàn toàn do các bên bình đẳng thỏa thuận.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các bên có thể thông qua phương thức Thương lượng, Hòa giải hoặc thông qua các tổ chức tài phán.
+ Thương lượng: Là hình thức giải quyết tranh chấp không cần có sự can thiệp của bên thứ ba. Luật sư có thể tham gia với vai trò tư vấn cho các bên về chiến lược, mục tiêu, lợi thế và yếu thế trong thương lượng để từ đó các bên có thể tự gặp gỡ và thỏa thuận, trao đổi giải quyết các vấn đề bất đồng.
ổn thỏa. Điểm khác cơ bản giữa thương lượng và hòa giải là trong hòa giải có sự tham gia của bên thứ ba. Người thứ ba là người trung gian đứng ra dàn xếp việc giải quyết xung đột giữa các bên.
+ Tổ chức tài phán:
Trọng tài: Là phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại, được tiến hành bởi một hội đồng trọng tài. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm;
Tòa án: Là cơ quan tư pháp của Nhà nước có chức năng xét xử. Phán quyết của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Ngày càng có nhiều vụ tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, Bên cung cấp dịch vụ pháp lý công do Trung tâm TGPL Nhà nước quản lý, cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào bên sử dụng dịch vụ pháp lý (đối tượng được hưởng TGPL miễn phí) tố cáo, khiếu nại hoặc khởi kiện do có tranh chấp hoặc bị thiệt hại tài sản, tinh thần liên quan đến việc Trung tâm TGPL Nhà nước cung cấp dịch vụ pháp lý mà cụ thể là hợp đồng tư vấn pháp lý (bằng lời nói, bằng miệng, bằng văn bản) do các Trợ giúp viên, các cộng tác viên là Luật sư, Tư vấn viên đảm nhiệm.
Trường hợp tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý chỉ xảy ra với các cá nhân là Luật sư; Tổ chức hành nghề Luật sư hoặc các Trung tâm tư vấn pháp luật và không nhiều lắm hoặc không phổ biến.
VD 1:
Nội dung vụ việc: Ngày 12-5, TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ bà Nông Thị Quế Lâm (ngụ 164A Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) kiện văn phòng Luật sư (VPLS) Hoàng Việt Luật (trụ sở ở đường Điện Biên Phủ, Q.10).
Trước đó, bà Lâm đã đến VPLS Hoàng Việt Luật để nhờ tư vấn khởi kiện tranh chấp khu đất và căn nhà số 2/213A đường Chu Văn An (phường Hiệp Phú, Q.9). Theo dữ kiện do bà Lâm đưa ra, VPLS đồng ý ký hợp đồng tư vấn để bà Lâm khởi kiện, bà Lâm đặt cọc trước 30 triệu đồng. Tuy nhiên, đơn khởi kiện của bà Lâm không được TAND quận 9 chấp nhận vì bà không phải là chủ sở hữu căn nhà. Do vậy bà Lâm đã kiện ra TAND quận 10 để đòi VPLS trả tiền cọc. Xét xử sơ
thẩm, TAND Q.10 tuyên bà Lâm thắng kiện, VPLS phải trả lại 28 triệu đồng (trừ 2 triệu đồng tiền chi phí). VPLS kháng cáo, tại phiên tòa phúc thẩm TAND TP.HCM đã sửa một phần bản án, bác yêu cầu khởi kiện của bà Lâm.
Hậu quả pháp lý: Khi khách hàng và Bên cung ứng dịch vụ pháp lý có tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp lý, trong trường hợp này dù Luật sư thắng kiện, cái Luật sư bị mất đi đó chính là lòng tin của người dân đối với Luật sư không còn và uy tín nghề nghiệp của Luật sư nói riêng, cũng như các luật sư nói chung bị ảnh hưởng xấu.
Bài học kinh nghiệm: Luật sư có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc, vụ án dân sự, khi nhận việc buộc phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, tư vấn cách giải quyết đúng hướng cho khách hàng. Tư vấn cho khách hàng khởi kiện đòi tài sản không thuộc về mình, dẫn đến việc khách hàng bị Tòa án bác đơn khởi kiện, thiệt thòi khi mất tiền ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý - Tư vấn pháp luật với VPLS. Đây cũng là một việc cần rút kinh nghiệm, đồng thời khẳng định thêm việc hàng năm các Luật sư có nghĩa vụ trau dồi, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ trong hoạt động nghề nghiệp Luật sư thực sự là rất cần thiết.
VD2:
Nội dung vụ việc: Ngày 30/12/2012 bà HTQ (Bên A) (trú tại Hồng Sơn, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An), ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với VPLS B.A (Bên B - Đại diện:
Luật sư LTNH) với yêu cầu: “Dịch vụ tư vấn pháp lý để bảo vệ cho Bên A trong vụ
UBND TP. V Quyết định cưỡng chế nhà và đất ở của Bên A”.
Thời hạn thực hiện hợp đồng: Kết quả cuối cùng.
Lệ phí văn phòng và thù lao Luật sư: Tám mươi triệu (không được lấy lại trừ luật do chính đáng). Ngoài ra Bên A tự nguyện thưởng cho Bên B Hai trăm triệu.
Thỏa thuận hai bên (Bên A cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời và nộp đủ số tiền như đã thỏa thuận, trung thực,chính xác cho Bên B; Được Bên B thông báo kịp thời diễn biến sự việc, được giữ bí mật thuộc về đời tư); (Bên B có quyền nhận số tiền, tài liệu, thông tin từ Bên A như thỏa thuận; Giữ bí mật nội dung Bên A yêu cầu). Trường hợp có phát sinh tranh chấp, hòa giải không thành, được giải quyết theo tố tụng dân sự.
Bên B nhận 2.000 USD thực hiện Hợp đồng.
Bên A cho rằng Bên B đi thực hiện đúng hợp đồng, không làm được việc (không có kết quả cuối cùng), nên Bên A yêu cầu Bên B trả lại tiền, Bên B nói chỉ đưa 5 triệu. Bên A không đồng ý làm đơn tố cáo Bên B (năm 2015). Ban chủ nhiệm ĐLS giao HĐKT-KL xem xét và giải quyết.
Bên B giải trình việc nhận tiền dịch vụ và đi lại 13 lần thực hiện nội dung hợp đồng đã ký kết. Năm 2014 Bên B có gặp Bên A đề nghị thanh lý Hợp đồng, (tính phí văn phòng 37.0000.000 đ, trả lại Bên A 5.000.000 đ).
Tuy nhiên, đến tháng 6/2015 hai bên thỏa thuận được việc thanh lý Hợp đồng, Bên A làm đơn rút đơn khiếu nại, tố cáo đối với Bên B nên Ban chủ nhiệm ĐLS đã đình chỉ giải quyết vụ việc theo yêu cầu của hai bên.
Hậu quả pháp lý: Bên cung ứng dịch vụ và bên thuê dịch vụ là Hợp đồng tư vấn pháp lý xảy ra tranh chấp do hai bên không làm thỏa mãn ý chí của nhau như nội dung hợp đồng đã cam kết vô thời hạn. Trường hợp này là tranh chấp dân sự, bên cung ứng dịch vụ pháp lý khi ký hợp đồng tư vấn pháp luật với khách hàng không ký tại trụ sở văn phòng, giao dịch bằng ngoại tệ, đi làm việc không thu được kết quả, thỏa thuận “Đến kết quả cuối cùng” là khó hiểu, khi thương lượng thanh lý hợp đồng không thống nhất được phần tiền Bên cung ứng dịch vụ pháp lý phải trả lại cho bên thuê dịch vụ pháp lý. Trường hợp Bên thuê dịch vụ pháp lý khởi kiện Bên cung ứng dịch vụ pháp lý ra TAND, theo quan điểm của học viên hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hai bên là vô hiệu. Hai bên phải trả cho nhau những gì đã nhận ban đầu theo quy định của BLDS.
Bài học kinh nghiệm: Từ VD trên cho thấy, bản thân các Luật sư khi giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý về tư vấn pháp lý cũng chủ quan, không tuân thủ pháp luật dân sự, pháp luật chuyên ngành; Luật luật sư; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật luật sư và các văn bản hướng dẫn, dẫn đến tình trạng bị khách hàng khiếu nại, tố cáo cũng đáng bị nhắc nhở, khiển trách như: Theo Pháp lệnh ngoại hối 2005 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội quy định:
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện
bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép [41, Điều 22]. Và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 29 Nghị định 160/2006 hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh ngoại hối 2005 của Chính phủ (NĐ 160): “Trên lãnh thổ Việt Nam,
mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư
trú không được thực hiện bằng ngoại hối …”; Thông tư 32/2013/TT-NHNN ngày
26/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam cũng quy định nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối (Điều 3).
Theo thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011của Bộ tư pháp quy định về Thực hiện dịch vụ pháp lý của Luật sư:
2. Đối với vụ, việc có mức thù lao từ 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng) trở lên, tổ chức hành nghề Luật sư hoặc Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản. Hợp đồng dịch vụ pháp lý bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Luật sư. Khi thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý, tổ chức hành nghề Luật sư hoặc Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải lập hóa đơn giao cho khách hàng theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ và các quy định khác của pháp luật về tài chính, kế toán [4, Điều 5]. Vì vậy, theo quan điểm của học viên, việc Luật sư phải có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của Luật sư theo tinh thần nghị định
123/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và Thông tư số 10/2014/TT-BTP ngày 7/4/2014 của Bộ tư pháp là đúng đắn:
Luật sư có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 21 của Luật Luật sư. Bộ Tư pháp quy định đối tượng, thời gian, hình thức, nội dung bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; hình thức xử lý đối với Luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ [8, Điều 4].
VD 3:
Nội dung vụ việc: Ngày 3/5/2013, bà LTTH (Bên A), trú tại: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội, ký Hợp đồng dịch vụ pháp luật với VPLS VD (Bên B - Đại diện
là: Luật sư TĐT. Nội dung dịch vụ pháp luật: “Tư vấn, làm việc, phải có ý kiến tới
các cơ quan có thẩm quyền trong việc 78 hộ dân phường Hoàng Văn Thụ khiếu nại, tố cáo lấy đát của 78 hộ dân, cấp đất sai, con dấu HTX không đúng, làm sai lệnh hồ
sơ vụ án”.
Thời hạn hợp đồng: Không Thù lao: Miễn phí
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Nếu có tranh chấp thì giải quyết bằng thương lượng, tôn trọng và giữ uy tín cho nhau. Nếu không thương lượng được thì Tòa dân sự - TAND quận ĐĐ là cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng này.
Hai bên đều thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận.
Theo công văn đến số 426 ngày 06/10/2014 của ĐLS do Báo NCT (Đại diện: Tổng biên tập KQH) chuyển tới Công văn số 312/CV-BNCT ngày 2/10/2014 (V/v: Chuyển đơn tố cáo ngày 28/9/2014 của bà LTTH).
Nội dung tố cáo: “VPLS VD ký Hợp đồng dịch vụ pháp luật “Miễn phí 100%”.
Sự thực theo hợp đồng này ông T đã thu của dân 100 triệu đồng nhưng không thực hiện đúng các nội dung theo hợp đồng đã ký kết, nhân dân đòi lại khoản tiền đã đưa cho ông T nhưng ông không trả gây cãi vã, mất trật tự khu phố, Công an quận ĐĐ đã
ĐLS giao cho HĐKT-KL giải quyết vụ việc và Thông báo mời đại diện Báo NCT, bà LTTH (người tố cáo) tới làm việc hai lần, nhưng bà LTTH vắng mặt không có lý do; Đại diện Báo NCT cử người đại diện đến làm việc không cung cấp được bằng chứng nào về việc Luật sư T nhận tiền, vi phạm hợp đồng cũng như vi
phạm Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
Vì vậy, Tháng 11/2014 ĐLS đình chỉ giải quyết vụ việc theo công văn số 312/CV-BNCT ngày 2/10/2014 của Báo NCT – Đại diện: Tổng biện tập KQH (V/v: Chuyển đơn tố cáo ngày 28/9/2014 của bà LTTH).
Hậu quả pháp lý: Việc bị khách hàng tố cáo, khiếu nại Luật sư vi phạm đạo
đức nghề nghiệp khi không cung cấp được chứng cứ gì ngoài tờ đơn tố cáo làm ảnh hưởng lớn đến uy tín nghề nghiệp Luật sư.
Bài học kinh nghiệm: Nghề Luật sư là nghề cao quý, được xã hội trân trọng. Vì vậy, cần có một chế tài xử lý đối với những người tố cáo Luật sư không có căn cứ, chứng cứ như vậy, để bảo vệ thanh danh Luật sư. Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ban chủ nhiệm ĐLS cần nghiêm khắc kiến nghị với Cơ quan CSĐT yêu cầu xác minh, làm rõ, xử lý tội vu khống với những người tố cáo Luật sư không đúng sự thật, hoặc không đưa ra được bằng chứng sự việc đã khiếu nại, tố cáo, xúc phạm nhân phẩm Luật sư.