Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 84 - 95)

Từ những vướng mắc và bất cập về Hợp đồng tư vấn pháp lý như đã nêu ở trên cho thấy một số đòi hỏi thực tế là phải hoàn thiện hơn nữa pháp luật về loại hợp đồng này, qua đó vừa khẳng định vai trò, tầm quan trọng của loại hợp đồng này là đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vừa thực hiện chủ trương của Nhà nước ta trong việc hoàn thiện và củng cố hệ thống pháp luật nói chung.

- Việc pháp luật chưa có quy định cụ thể về những chủ thể có quyền giao kết Hợp đồng tư vấn pháp lý dẫn đến tình trạng, chất lượng của sản phẩm tư vấn trong một số hợp đồng không được bảo đảm, gây ra thiệt hại cho khách hàng khi giao kết những hợp đồng này. Do vậy, cần có thêm những quy định điều chỉnh Hợp đồng tư vấn pháp lý như sau:

Hợp đồng tư vấn pháp lý là một dịch vụ mang tính đặc thù về sản phẩm của dịch vụ, nên luật cần có quy định những chủ thể nào được quyền giao kết và thực hiện Hợp đồng tư vấn pháp lý, giới hạn phạm vi và đưa ra điều kiện cụ thể để một chủ thể được tư vấn trong lĩnh vực pháp luật cụ thể. Có vậy, thì Nhà nước mới có cơ sở để kiểm soát các Hợp đồng tư vấn pháp lý và kiểm soát luôn chất lượng tư vấn của nhà cung cấp dịch vụ.

- Luật sư; Tổ chức hành nghề Luật sư được thu phí không giới hạn cho Hợp đồng tư vấn pháp lý - Đảm bảo chất lượng tốt bởi tính chuyên nghiệp. Chất lượng dịch vụ tư vấn của Luật sư ngày càng nâng cao. Ngoài việc chú trọng cải tiến chất lượng tư vấn trong các lĩnh vực truyền thống như dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình, nhiều Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư chọn tư vấn chuyên sâu vào các lĩnh vực kinh tế đang khởi sắc, thực hiện những hợp đồng tư vấn lớn trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại, kể cả yếu tố nước ngoài.

VD: Hợp đồng tư vấn pháp lý Luật sư tham gia năm 2010: 36.994 vụ việc; năm 2011: 39.410; năm 2012: 47: 204; năm 2013: 123.521 vụ việc ……. 31.271 vụ việc TGPL khác [27, tr.36]

Liên đoàn luật sư Việt Nam có lực lượng hùng hậu 9.890 Luật sư được phát động thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ TGPL - Tư vấn pháp luật miễn phí cho mọi đối tượng có nhu cầu được TGPL, ngày 10/10 hàng năm (ngày truyền thống Luật sư Việt Nam), là ngày 100% đội ngũ Luật sư phát động ra quân tham gia công tác TGPL miễn phí trên toàn quốc, một khởi đầu mới cho hoạt động TGPL trong năm tiếp theo của Luật sư. Ngoài ra, Liên đoàn luật sư Việt Nam dự kiến năm 2015 trình Thủ tướng Chính phủ "Đề án Tăng cường trợ giúp pháp lý của Luật sư’’, nâng số lượng đội ngũ Luật sư, đẩy mạnh nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ cung cấp Hợp đồng dịch vụ pháp lý - Tư vấn pháp luật miễn phí là nghĩa vụ của Luật sư cho toàn dân, nâng cao vị trí, vai trò của Luật sư trong xã hội.

- Trung tâm tư vấn của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Tổ chức Chính trị - Xã hội - Nghề nghiệp được thu phí có giới hạn với mức phí do Cơ quan chủ quản quy định - Chất lượng có giới hạn bởi tính chưa chuyên nghiệp.

- Về vấn đề quyền giao kết và thực hiện Hợp đồng tư vấn pháp lý của các Trung tâm TGPL Nhà nước có quy định cụ thể về hoạt động của Trung tâm TGPL Nhà nước, theo đó hoạt động của các trung tâm này hoàn toàn mang tính chất trợ giúp cho một số đối tượng nhất định và không được tiến hành dịch vụ pháp lý để thu phí dẫn đến việc chất lượng không bảo đảm (do người thực hiện không bị áp lực buộc phải phải hoàn thành tốt hoặc hoàn thành việc được giao chỉ là nghĩa vụ).

Trung tâm TGPL Nhà nước giúp một số đối tượng do điều kiện mà bản thân họ gặp những thiệt thòi nhất định trong cuộc sống lên họ cần được Nhà nước bảo vệ. Những đối tượng này khi gặp những tình huống liên quan đến pháp luật, nói cho họ hiểu về pháp luật để họ biết cách tự bảo vệ mình hoặc được Luật sư - Cộng tác viên hoặc trợ giúp viên đứng ra bảo vệ họ về mặt pháp luật khi họ gặp khó khăn.

Trung tâm TGPL Nhà nước cũng có quyền cung ứng và giao kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý nói chung và Hợp đồng tư vấn pháp lý nói riêng nhưng không thu phí thù lao, mà vẫn phải có trách nhiệm bồi thường nếu gây thiệt hại cho khách

hàng (đối tượng được TGPL) “Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp

luật” [34, khoản 5, điều 11] là một quy định hoàn toàn chính xác và cần được duy

trì của pháp luật và đổi mới theo hướng xã hội hóa.

Ngày 01/6/2015, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt: “Đề án đổi mới công

tác TGPL giai đoạn 2015 – 2025” số 749/QĐ/TTg theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa

TGPL với lộ trình phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, khu vực tiến tới sau năm 2025 người thực hiện TGPL là Luật sư hành nghề, bảo đảm cho các đối tượng thuộc diện được TGPL được cung cấp dịch vụ TGPL kịp thời, chất lượng tương đương với dịch vụ mà Luật sư cung cấp trên thị trường; Vai trò Trung tâm TGPL nhà nước theo hướng từ việc chủ yếu cung cấp dịch vụ TGPL hiện nay thành cơ quan thực hiện quản luật nhà nước về TGPL, tinh giản tổ chức, bộ máy và biên chế; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong việc tiếp cận dịch vụ TGPL của Nhà nước.

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến khi Luật TGPL (sửa đổi) có hiệu lực, về hoạt động TGPL, Đề án sẽ nâng cao chất lượng hoạt động TGPL, tập trung thực hiện vụ việc TGPL, trong đó, chú trọng vụ việc tham gia tố tụng, đặc biệt là trong

lĩnh vực tố tụng hình sự, hôn nhân và gia đình, các vụ việc đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật tại trụ sở, tư vấn pháp luật tiền tố tụng. Chỉ thực hiện việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động TGPL.

Về tổ chức TGPL nhà nước, trong giai đoạn này sẽ duy trì tổ chức thực hiện TGPL của Nhà nước trên cơ sở sắp xếp tổ chức các Trung tâm theo hướng tinh gọn, tinh giản tổ chức, bộ máy và biên chế, giảm bớt chi phí bộ máy hành chính, tập trung nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng TGPL, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu TGPL, nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ TGPL của từng địa phương và huy động các tổ chức xã hội tham gia thực hiện TGPL.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng Đề án sắp xếp vị trí, việc làm của các công chức, viên chức trong Trung tâm cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong từng giai đoạn bảo đảm Trung tâm có 2 bộ phận gồm:

1- Bộ phận trực tiếp thực hiện TGPL là các Trợ giúp viên pháp luật;

2- Bộ phận quản lý nghiệp vụ tạo tiền đề để chuyển đổi các Trung tâm từ trực tiếp cung cấp dịch vụ TGPL sang quản lý Nhà nước và dịch vụ TGPL do tổ chức hành nghề Luật sư và Luật sư thực hiện TGPL ở giai đoạn sau.

Giai đoạn từ khi Luật TGPL (sửa đổi) có hiệu lực đến năm 2025, là giai đoạn chuyển tiếp các Trung tâm từ việc trực tiếp cung cấp dịch vụ TGPL sang quản lý Nhà nước; thực hiện giảm tiếp 50% trong tổng số biên chế sự nghiệp tại các Trung tâm; dịch vụ TGPL do tổ chức hành nghề Luật sư và Luật sư thực hiện.

Cụ thể, ở Trung ương, cơ quan quản lý TGPL ở Trung ương tiếp tục được kiện toàn về mặt tổ chức và chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, điều phối, phân bổ nguồn lực, giám sát và kiểm soát chất lượng TGPL.

Còn ở địa phương, đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, đội ngũ Luật sư hành nghề trên địa bàn chưa đáp ứng nhu cầu TGPL thì vẫn duy trì Trung tâm, tăng cường năng lực cho các Trợ giúp viên pháp luật bảo đảm đủ trình độ, kỹ năng tham gia tố tụng; bố trí đủ kinh phí cho hoạt động TGPL, đồng thời có lộ trình chuyển đổi Trung tâm sang quản lý Nhà nước, dịch vụ

TGPL do tổ chức hành nghề Luật sư và Luật sư thực hiện vào năm 2025 theo quy định của Luật TGPL (sửa đổi).

Đối với các tỉnh, thành phố còn lại có lộ trình chuyển đổi sớm Trung tâm từ việc trực tiếp cung cấp dịch vụ TGPL sang quản lý Nhà nước, dịch vụ TGPL do tổ chức hành nghề Luật sư và Luật sư thực hiện; sắp xếp số biên chế dôi dư của Trung tâm tăng cường cho các đơn vị sự nghiệp, đơn vị hành chính của Sở Tư pháp, tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp cấp huyện, cơ quan quản luật nhà nước về TGPL./.

- Để giảm thiểu những tranh chấp về thù lao tư vấn có thể xảy ra và thường gây thiệt hại cho bên cung ứng dịch vụ, thì vấn đề thuộc về chủ quan các bên tham gia hợp đồng là chủ yếu. Từ đó các bên phải tự ý thức trong việc tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cung ứng dịch vụ cần nghiên cứu rõ công việc trước khi ký hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, từ đó khách hàng sẽ không gây khó khăn trong việc thanh toán thù lao. Còn bên phía khách hàng phải trung thực trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán thù lao của mình. Về phía Nhà nước, cần có quy định cụ thể để xác định thù lao cho các bên khi có vướng mắc về việc xác định thù lao trong những tình huống cụ thể. Có như vậy thì những tranh chấp về thù lao tư vấn mới được giảm thiểu, và qua đó quyền lợi của các bên mới luôn được bảo đảm.

- Về một số quy định chưa thỏa đáng của pháp luật, học viên có một số ý kiến sửa đổi như sau:

+ Việc xác định thù lao tư vấn trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thù lao trong hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 524 BLDS năm 2005 nên quy định thù lao giá sàn cao nhất và thấp nhất để quy chiếu, không nên áp dụng cho mọi hợp đồng tư vấn pháp luật. Đối với các hợp đồng do Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư là chủ thể cung ứng thì nên căn cứ vào mức giá mà các chủ thể này vẫn đưa ra cho các hợp đồng tư vấn cùng loại khác để xác định thù lao tư vấn trong trường hợp các bên không thỏa thuận về thù lao hợp đồng. Vì với chủ thể này, họ thường đưa ra các mức giá cụ thể cho các sản phẩm tư vấn của mình, nên không thể áp mức

giá chung trên thị trường cho các sản phẩm tư vấn của họ.

+ Đối với các phạm vi hoạt động tư vấn của Luật sư, pháp luật nên giới hạn hoạt động tư vấn của Luật sư chỉ bao gồm việc hướng dẫn, giải thích pháp luật và đưa ra lời khuyên cho khách hàng trong việc thực hiện quyền và nghĩa và nghĩa vụ của họ. Còn hoạt động giúp khách hàng soạn thảo tài liệu thì không nên quy định đây là hoạt động tư vấn, mà nên quy định nó là một loại dịch vụ pháp luật khác.

+ Pháp luật cần hạn chế những lĩnh vực pháp luật mà một Luật sư được tư vấn, có thế mới đảm bảo chất lượng chuyên môn trong hoạt động tư vấn của Luật sư.

+ Chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông về việc quyền và nghĩa vụ thuê dịch vụ tư vấn pháp lý cho người dân, phổ cấp pháp luật mọi lĩnh vực cho người dân từ cấp cơ sở, cụm dân cư, trường học...

+ Quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho người dân trong những vụ việc đơn giản.

+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bắt buộc đối với Bên cung ứng hợp đồng tư vấn pháp lý. Xây dựng đội ngũ Luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh pháp lý, thành thạo về kỹ năng hành nghề Luật sư quốc tế, có khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội, trong đó có các cơ quan của Chính phủ, UBND một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Xây dựng các tổ chức hành nghề Luật sư, phát triển đủ số lượng Luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài. Luật sư được cấp chứng chỉ Đào tạo Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Giám sát đạo đức nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại tố cáo nghiêm minh đối với Bên cung cấp hợp đồng tư vấn pháp lý.

Trên đây là một số ý kiến cá nhân của học viên trong việc hoàn thiện và củng

KẾT LUẬN

Nghiên cứu “Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam” là việc nghiên cứu một

hợp đồng mang tính chất đặc thù về cả chủ thể và đối tượng của hợp đồng dịch vụ trong hợp đồng dân sự. Thông qua quá trình nghiên cứu, học viên đã có được cái nhìn khái quát nhất về loại hợp đồng này, qua đó giúp học viên hiểu được và nhận thức một cách đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của Hợp đồng tư vấn pháp lý đối với đời sống kinh tế xã hội của đất nước.

Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế đất nước, đặc biệt Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để thực hiện mục tiêu đó thì phải tính đến sự đóng góp không nhỏ của các Luật sư; Luật gia; Tư vấn viên pháp luật; Trợ giúp viên pháp lý thông qua việc cung ứng dịch vụ pháp lý là các Hợp đồng tư vấn pháp lý (bằng miệng hoặc bằng văn bản), các Luật sư; Luật gia; Tư vấn viên pháp luật; Trợ giúp viên pháp lý trở thành lực lượng trực tiếp đưa pháp luật đến gần với người dân hơn, để người dân và thực hiện hành vi của mình được hợp pháp.

Hợp đồng tư vấn pháp lý đã trở thành một trong những giao dịch tương đối phổ biến hiện nay, nó góp phần giúp mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có thể thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu pháp luật, qua đó giúp họ luôn chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ đó giúp cho mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đặt ra là xây dựng một Nhà nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh, mọi người dân luôn sống và làm việc theo pháp luật sớm trở thành hiện thực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tư pháp (2003), Thông tư số 06/2003/TT-BTP ngày 29/10/2003 hướng dẫn

thi hànhNghị định 87/2003/NĐ-CP ngày 22/7/2003 về hành nghề của tổ chức

Luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ tư pháp (2010), Thông tư số 01/2010 ngày 09/02/2010 Quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16

Một phần của tài liệu Hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)