Phƣơng thức tính giá: Được hiểu là cách thức các bên thống nhất thực hiện
thỏa thuận thanh toán cho nhau giá trị hợp đồng một khoản tiền nhất định.
Cách tính thù lao Hợp đồng tư vấn pháp lý của Tổ chức hành nghề Luật sư căn cứ tính thù lao theo Điều 55 Luật Luật sư 2006.
1. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây: a) Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; b) Thời gian và công sức của Luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; c) Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư. - 2. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây: a) Giờ làm việc của Luật sư; b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói; c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định [33, Điều 55].
VD: Phí dịch vụ là 10.000.000đ (mười triệu đồng)
Cách tính thù lao Hợp đồng tư vấn pháp lý của Trung tâm tư vấn căn cứ tính thù lao theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 77/2008/N Đ-CP ngày 16/7/2008 của Chính
phủ: “Kinh phí được cấp từ việc thực hiện TGPL đối với Trung tâm tư vấn pháp
luật đã đăng ký tham gia TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL” [15]. Hoặc
theo Khoản 2, Điều 11 Nghị định 77/2008/N Đ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ:
“Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quyết định.
Trong trường hợp Trung tâm tư vấn pháp luật được thu thù lao thì tổ chức chủ
Cách tính thù lao của Trung tâm TGPL Nhà nước là Giá trị hợp đồng là miễn phí (cho đối tượng được hưởng TGPL). Người thực hiện TGPL được Nhà nước trả thù
lao: “Cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng theo vụ việc TGPL đã thực hiện căn
cứ vào số giờ tư vấn pháp luật và các hình thức TGPL khác” [17, Điều 33, khoản 2].
Phương thức thanh toán tiền thuê dịch vụ:
+ Phương thức thanh toán tiền thuê dich vụ rất đa dạng do các bên thỏa thuận. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc một lợi ích vật chất nhất định…
Thời hạn thanh toán: Thông thường khi giao kết hợp đồng thì bên thuê phải nộp một khoản tiền nhất định và sẽ thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng sau khi hợp đồng chấm dứt. Hoặc các bên thỏa thuận thanh toán toàn bộ sau khi giao kết hợp đồng…
Cam kết khác: Cách xử lý các vấn đề khi một bên nào đó vi phạm phương thức thanh toán hoặc vi phạm điều khoản đã cam kết….
VD: Đến ngày nào bên thuê dịch vụ không thanh toán tiền thì đương nhiên hợp đồng chấm dứt (hết hiệu lực; không còn hiệu lực; không có hiệu lực); Hoặc đến ngày nào bên cung cấp dịch vụ không thực hiện xong công việc thì phải hoàn trả một phần hay toàn bộ giá trị hợp đồng cho bên thuê dịch vụ.
Hoặc giá trị hợp đồng này đã bao gồm những khoản tiền nào, khoản tiền nào thì không bao gồm
VD: Chi phí phát sinh theo quy định về lệ phí, án phí của nhà nước; Chi phí đi lại, ăn ở, vé máy bay, khách sạn, thuế GTGT của người thực hiện hợp đồng …