Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn 2009 2013 (Trang 60 - 62)

GMC | Báo cáo thường niên 2013 T ran g 61 KẾ HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CỦA HĐQT

Cơ sở định hướng chiến lược:

– Phát triển và Cơ cấu lại thị trường/khách hàng để phù hợp với đường lối, định hướng phát triển cũng như tiềm năng, nội lực của Công ty;

– Quy mô sản xuất được mở rộng, tăng trưởng doanh thu để giảm định phí, nâng cao hiệu quả, tích lũy đầu tư;

– Nâng chất lượng phương thức FOB theo hướng nân cao giá trị gia tăng;

– Thử nghiệm và thiết lập phương thức kinh doanh ODM để tạo sự khác biệt trong cạnh tranh trung - dài hạn;

– Thu hút vốn đầu tư FDI và cơ hội hợp tác quốc tế trong việc đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu và cơ hội hợp tác;

– Đa dạng hóa nguồn nguyên vật liệu và đa phương hóa phương thức hợp tác;

Một số thách thức, rào cản:

– Do đặc thù ngành dệt may là thâm dụng lao động cùng với thực trạng hiện nay của ngành dệt may là tình trạng cầu lớn hơn cung dẫn đến sự cạnh tranh lao động ngày càng cao, theo đó, chi phí lao động cũng tăng theo. Đây sẽ là áp lực lớn đối với doanh nghiệp.

– Khả năng cung cấp nguyên liệu của ngành dệt Việt Nam còn thấp. Do vậy, cạnh tranh nguồn cung ứng nguyên phụ liệu về giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng.

– Thị trường nội địa trước sự cạnh tranh hàng hiệu (từ các nước thuộc phạm vi hiệu lực của TPP; các nước trong khối EU) và hàng giá rẻ, kiểu dáng thời trang (hàng Trung Quốc…)

– Yêu cầu cao về trách nhiệm xã hội: nghĩa vụ đối với người lao động, cộng đồng và môi trường dẫn đến áp lực tăng chi phí.

Bên cạnh đó còn là thách thức xuất phát từ yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi hệ thống luật pháp cho thích hợp với cam kết hội nhập.

GMC | Báo cáo thường niên 2013

T

ran

g

62

Củng cố và phát triển nguồn lực công ty vượt qua thách thức, tăng trưởng bền vững để trở thành một trong những công ty may mặc tốt nhất Việt Nam SẢN XUẤT HIỆU QuẢ – THƯƠNG HIỆU ĐẲNG CẤP

 Về thị trường: Hướng đến thị trường Nga: ý thức được những rào cản về thị hiếu, văn hóa…nhưng Nga được đánh giá là một thị trường tiêu thụ tiềm năng cho các sản phẩm dệt may Việt Nam.

 Về cơ cấu nguồn cung nguyên phụ liệu:hướng tới nội địa hóa.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn 2009 2013 (Trang 60 - 62)