Tình hình nợ phải trả

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn 2009 2013 (Trang 45 - 46)

Cơ cấu nợ phải trả

Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn tăng qua các năm do công ty sử dụng đòn bẩy tài chính tài trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vay ngắn hạn tăng qua các năm và đạt 214 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2013. Công ty không sử dụng vay nợ dài hạn.

Xét về cơ cấu nợ phải trả ngắn hạn, Vay và nợ ngắn hạn luôn là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm với mức bình quân qua các năm đạt 45%. Tính đến cuối năm 2013, giá trị nợ vay phải trả ngắn hạn tăng gấp 5 lần so với năm 2009. Giá trị khoản mục phải trả người bán và phải trả người lao động là 02 khoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể qua các năm.

GMC | Báo cáo thường niên 2013

T

ran

g

46

Bảng cơ cấu nợ phải trả theo tuổi nợ dưới đây cho thấy năng lực tài chính lành mạnh của GMC.

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Tuổi nợ dưới 1 năm Tuổi nợ từ 1 năm đến 5 năm

2009 2010 2011 2012 2013 2009 2010 2011 2012 2013

Vay và nợ 42,2 92,5 91,7 138,1 214 0 0 0

Phải trả người bán 23,8 32,8 69,9 64 91,9 0 0 0

Các khoản phải trả khác 1,4 43,6 6,3 2,9 1,9 0,59 1,76 0

Tổng cộng 67,4 168,9 167,9 205 307,8 0 0,59 1,76 0 0

Trên thực tế, Công ty luôn coi trọng công tác quản trị rủi ro nói chung và đặc biệt là rủi ro thanh khoản nói riêng. Ban điều hành luôn giám sát hoạt động quả lý rủi ro thông qua việc thường xuyên theo dõi yêu cầu về thanh toán hiện tại và dự kiến trong tương lai nhằm duy trì một lượng tiền cũng như các khoản vay ở mức phù hợp, giám sát các luồng tiền phát sinh thực tế với dự kiến nhằm giảm thiểu ảnh hưởng do biến động dòng tiền của Công ty.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn 2009 2013 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)