Triển vọng ngành dệt may trong tương la

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn 2009 2013 (Trang 53)

Dệt may vẫn sẽ là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Nhờ kỳ vọng từ các Hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA, EU-Việt Nam… và những lợi thế cạnh tranh sẵn có. Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước 2014 dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 12% so với 2013.

Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ ký kết năm 2014 và bắt đầu có hiệu lực từ 2015 sẽ giúp thuế quan xuất khẩu sang thị trường US giảm về 0% từ mức 17-18% như hiện nay. Hưởng lợi từ chính sách ưu đãi này, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh hiện nay như Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia…

FTA EU – Việt Nam dự kiến sẽ được ký kết vào tháng 9/2014 và có hiệu lực từ năm 2015 sẽ giúp mức thuế suất vào thị trường EU giảm từ 11,7% về 0%. Theo đó, giá trị xuất khẩu dệt may vào thị trường EU sẽ tăng trưởng bình quân 6% kể từ khi Hiệp ước FTA EU – Việt Nam bắt đầu có hiệu lực.

Dự báo giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2014 sẽ đạt 10 tỷ USD, tương đương mức tăng 17% so với 2013.

Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tiếp tục khả quan nhờ hiệp ước FTA Việt Nam – Nhật Bản và chính sách giảm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Nhật Bản. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam dự báo sẽ đạt khoảng 2,8 – 3 tỷ USD, tương đương mức tăng 20% đến 30% so với cùng kỳ.

Xét tình hình chuyển biến của kinh tế trong và ngoài nước nói chung, tiềm năng phát triển của ngành dệt may trong tương lai nói riêng và đặc biệt, xét dến thế mạnh và năng lực cạnh tranh của GMC, Ban tổng giám đốc đề ra chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2014 – 2018 như sau trên.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn 2009 2013 (Trang 53)