Con người đám đông

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 61 - 65)

Đám đông chính là đại diện cho số đông tầng lớp con người trong xã hội. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nhân vật đám đông luôn được chú ý khắc họa. Tìm hiểu về đám đông trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tôi nhận thấy có một bước phát triển về tính chất nhân vật đám đông từ tiểu thuyết đầu tay Bả giời đến Ngồi. Nhân vật đám đông trong 7 cuốn tiểu thuyết này kết

hợp lại sẽ tạo nên bức tranh khá chân thực của xã hội đương đại Việt Nam, từ những người dân quê chân chất đến những cán bộ công chức trên thành phố. Có thể thấy con người đám đông thuộc về hệ thống các nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn, được tác giả dành nhiều tâm sức để thể hiện. Đó là những con người ở nhiều ngành nghề, tính cách và số phận khác nhau. Có người có tên, thậm chí có người không có tên.

Nhân vật đám đông trong tiểu thuyết Vào cõi là những con người cô đơn,

cuộc sống của họ thiếu đi chân lý, khiến nó trở nên vô vị và nhạt nhẽo, Tuấn và Vọng làm bảo vệ cho một khu chợ mà không biết được tương lai rồi sẽ ra sao; Vang sống dưới quê bị ghẻ lạnh, khinh bỉ khi có thai với Loạng lại chỉ có một suy nghĩ duy nhất là hướng về Vọng, người em trai mà cô rất mực yêu quý; còn nhân vật hắn luôn giữ một khuôn mặt đăm đăm, lạnh lùng đến đáng sợ; Đông điên thì nay đây mai đó, đi khắp nơi để phán những lời tiên đoán ma quái… Trong Bả giời, nhân vật đám đông cũng là những người nông dân vùng nông thôn. Họ tiếp

tục lối sống với những phong tục cổ hủ, mộng mị và tinh thần mê tín đến cực độ. Đó là vợ chồng Linh lùn bỗng nhiên mất con gà Đĩ đực thì lo ngay ngáy rằng con vật đó hóa thành yêu tinh hại dân làng, là ông Kim hiền lành nhưng luôn sống trong thù hận, là Thủy, Hương, Vinh… đều có một cuộc sống tẻ nhạt, thiếu màu sắc.

Nhân vật đám đông trong Những đứa trẻ chết già vẫn là những con người nông dân ít hiểu biết, họ đều được tác giả gắn trên cơ thể một khiếm khuyết nào đó, là Quý cụt ra tù vào tội, nửa cuối cuộc đời chỉ tìm cách trả thù Hải; Tiến quắt, Bằng đen, Trung vẩu lần lượt thay nhau làm người tình của Loan; là Bào mù, Quản hấp có những khả năng siêu nhiên và linh cảm nhạy bén… Mặc dù chỉ là những nhân vật phụ nhưng những con người đám đông trong Những đứa trẻ chết

già là một phần cấu thành nên tác phẩm, giúp cho mạch truyện tiếp nối và tiến

triển, diễn tả cuộc sống u tối, mộng mị của một bộ phận người dân nông thôn. Đến tiểu thuyết Thoạt kì thủy, Nguyễn Bình Phương lại hướng tới nhân vật đám đông sống trong u mê, quẩn quanh và bế tắc. Ngoài Tính và Hiền là nhân vật trung tâm, họ là những con người ở nhiều tầng lớp khác nhau như ông Phước, bà Liên, ông Thụy, bà Mịch… là những người nông dân; ông Phùng nghệ sĩ hay Hưng – thương binh chống Mỹ và cả các nhân vật chiến sĩ không tên khác... Tác phẩm không có quá nhiều nhân vật, trong số đó phân nửa lại là người điên, họ trở thành một hệ thống nhân vật không tên, chỉ được gọi là cô gái điên, lão điên, mụ điên…

Nếu như thế giới đám đông trong Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì thủy là bức tranh thu nhỏ của cuộc sống khắc khổ, nghèo nàn nơi

Người đi vắng lại có cả người dân nông thôn lẫn thành thị và trong Ngồi chủ yếu

là công chức trên thành phố.

Người đọc bắt gặp nhân vật đám đông nơi nông thôn và nhân vật đám đông thành thị song hành nhau trong Người đi vắng, tất cả xoay quanh cuộc sống của Thắng và Hoàn. Con người đám đông vùng quê là những người thân của Thắng như Kỷ, Sơn, Yến, cụ Điển, ông Điều hay lão Bính; còn nhân vật đám đông nơi thành thị là bố mẹ vợ Thắng cùng những người bạn trong cơ quan… Tuy nhiên, cái độc đáo trong Người đi vắng không chỉ là sự pha trộn những con người đám

đông ở nông thôn và thành thị mà còn có các nhân vật đám đông lịch sử như Đội Cấn và các nghĩa quân… Tất cả tạo nên hệ thống nhân vật đám đông nằm ở các tuyến truyện khác nhau.

Thế giới đám đông trong Ngồi là tập hợp những con người đang bị cuốn vào guồng quay xô bồ của xã hội hiện đại, họ có những hình hài, tính cách khác nhau nhưng đều có cuộc sống hối hả, hỗn tạp như nhau. Đó là Khẩn, Kim, Minh, Hùng, Thúy, Quân, Nghĩa… Mỗi người có một cuộc sống riêng, nhưng ẩn sâu bên trong họ là những nỗi khổ tâm không thể giãi bày. Nghĩa chết vì căn bệnh thế kỉ, Minh luôn lo lắng mất Khẩn, Quân ôm năm trăm triệu bỏ đi biệt tích không có lý do, Hùng trăn trở về cơm áo gạo tiền, Thúy bế tắc, cô đơn trong cuộc sống, vừa muốn đi tìm chồng vừa không muốn Quân tiếp tục xuất hiện trong cuộc đời mình.

Qua nhân vật đám đông, Nguyễn Bình Phương đã diễn tả cảm thức của con người trước một xã hội đổ vỡ các chân lí và giá trị. Con người trở nên hoang mang bé nhỏ, là con rối bị cuốn vào guồng quay không cưỡng lại được của lịch sử. Cũng thông qua hệ thống nhân vật đám đông xuyên suốt 7 cuốn tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương ngầm ẩn chứa sự đồng cảm với những con người nhỏ bé trong xã hội, họ ồn ào, cay nghiệt với nhau nhưng chung quy lại đều là sản phẩm của xã hội đang bị chi phối mạnh mẽ bởi quyền lực của đồng tiền, vì thế mà họ đáng thương hơn là đáng giận.

Như vậy, bằng cách tiếp cận cuộc sống và con người trong đời sống hiện thực phồn tạp, con người đa trị, con người bản năng gốc và con người bị chi phối bởi tâm linh hóa, Nguyễn Bình Phương đã xây dựng nhiều dạng thức con người trong tiểu thuyết của mình. Đó cũng là những con người “xuất thân” từ xã hội nên rất gần gũi với mỗi chúng ta. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng ta lại

thấy có chút gì đó của mình trong các dạng thức con người mà nhà văn phản ánh. Đây cũng là một trong những điểm thành công của Nguyễn Bình Phương trong việc tạo dựng con người sinh động, chân thực, chúng như được bước ra từ chính cuộc đời thực. Cũng chính các dạng thức nhân vật này góp phần tạo nên sự thành công của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, bởi chúng không chỉ rất “đời” mà còn nóng hổi tính thời sự.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)