Khuynh hướng tiếp cận cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 34 - 45)

Nguyễn Bình Phương.

Nguyễn Bình Phương, một nhà văn tiêu biểu của dòng văn học đương đại Việt Nam, thông qua 7 cuốn tiểu thuyết của mình đã bộc lộ tính khuynh hướng rõ rệt trong việc khám phá, tái hiện con người. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương được khai thác trên bốn khía cạnh chính: Con người trong cuộc sống hiện thực phồn tạp; Con người đa trị (tốt xấu lẫn lộn); Con người trong đời sống tâm linh và Con người bản năng gốc.

2.1.2.1 Con người trong đời sống hiện thực phồn tạp

Văn học vốn là tấm gương phản chiếu xã hội và xã hội nào thì sẽ sản sinh ra những con người tương ứng. Trong văn chương đương đại nói chung, tiểu thuyết đương đại nói riêng, các nhà văn không thể phủ nhận tính chân thực của tác phẩm trong nhiệm vụ tái hiện cuộc sống, song tính chân thực được soi chiếu đa chiều và phức tạp hơn. Nhìn chung, tiểu thuyết đương đại có xu hướng tái hiện

con người trong đời sống thực tại với toàn bộ tính người vốn có, có những mảnh vỡ và những vết “dập xóa” trong tâm hồn, với số phận chưa hoàn kết. Nhân vật trong tiểu thuyết đương đại đã mất đi vai trò độc tôn của nó. Nó chối từ vai trò đại diện cho một cái gì đó của đời sống hiện thực. Nhiều khi, nó chỉ còn lại trong những mảnh vỡ của cuộc sống không toàn vẹn, là một khối mà thiếu đi sự thống nhất về chỉnh thể.

Với quan niệm mới: tiểu thuyết là lãnh địa của các cuộc chơi, khuynh hướng tiếp cận cuộc sống và con người trong hiện thực cũng có biểu hiện khác so với truyền thống. Một mặt nhà văn luôn nỗ lực trong việc phản ánh đời sống con người, mặt khác lại cố gắng làm cho độc giả phải hoài nghi về tính có thật của hiện thực ấy để có sự suy ngẫm sâu sắc hơn, cùng đồng sáng tạo với nhà văn.

Nhìn nhận và tái hiện con người trong hiện thực đời sống xô bồ, phồn tạp không phải là thế mạnh riêng của Nguyễn Bình Phương. Nhiều nhà văn đương đại khác cũng rất thành công khi đưa những chất liệu hiện thực này vào trong sáng tác của mình như Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp... Với Nguyễn Bình Phương, anh cũng có những tiếp cận riêng của mình.

Trong cả 7 cuốn tiểu thuyết: Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Trí

nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Người đi vắng, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, con

người đều được đặt trong mối quan hệ với hiện thực đời sống phồn tạp, bị chi phối, ảnh hưởng từ hiện thực cuộc sống đó. Điều đó cho thấy khuynh hướng tiếp cận cuộc sống và con người trong đời sống hiện thực phồn tạp của Nguyễn Bình Phương thể hiện ở chỗ nhà văn luôn có ý thức đặt con người vào môi trường sống cụ thể, xây dựng những mối quan hệ xã hội cụ thể để từ đó thấy được những hành vi, những ứng xử cũng như trạng thái tâm lí của con người trước mọi hoàn cảnh.

Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương bị quẳng vào một đời sống bầm dập, một hiện thực nham nhở, vàng úa và hoàn toàn bị động trước những biến ảo của cuộc đời.

Hai tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Bình Phương là Bả giời, Vào cõi xây

dựng những con người được đặt trong môi trường làng quê nghèo, cổ hủ, lạc hậu và cuộc sống của họ bị kiềm tỏa bởi những lề lối phong kiến. Con người luôn tranh giành, thù hận nhau khiến cho bầu không khí càng thêm phần ngột ngạt.

Những đứa trẻ chết già vẫn là không gian quê nhưng cách tiếp cận con người được phản ánh trong tác phẩm trở nên đa chiều, phức tạp và sinh động hơn rất nhiều so với hai tiểu thuyết đầu tay. Con người trong Những đứa trẻ chết già vừa được đặt trong bầu không gian ma quái, huyễn hoặc, vừa hiện lên với đầy đủ những “gam màu” khác nhau, có cả yêu thương, hờn giận, thù hận thậm chí là tiêu diệt lẫn nhau…

Ở Trí nhớ suy tàn, con người được nhìn nhận theo một chiều kích khác, đó là thế giới hẹp nơi tiềm thức con người đang suy nghĩ, chiêm nghiệm về cõi đời, cuộc sống và nhân sinh, luôn trăn trở về đời tư thế sự, là thứ trí nhớ đang mục ruỗng, suy tàn trước lớp bụi của thời gian.

Đến Người đi vắng, tác giả đã vẽ nên mảng hiện thực sẫm mầu pha tạp

nhiều thanh âm trong trẻo và phàm tục, thánh thiện và độc ác. Đời sống hỗn tạp hiện ra qua ba mảng không gian chính: không gian cơ quan làm việc, không gian gia đình và không gian nghĩa địa. Không gian nào cũng thiếu vắng sự sống, lạnh lẽo đến đáng sợ. Đời sống hiện thực trong tác phẩm chứa đựng sự đổ vỡ của trật tự gia đình, sự đổ vỡ những giá trị xã hội.

Bức tranh tạo nên Thoạt kì thủy là một thế giới lạc lõng, tù túng và ngột

ngạt. Đó là thế giới của những con người chưa tròn vành rõ chữ, là thế giới của những kẻ điên loạn, hoang tưởng, thích giết chóc, ham bạo lực, một thế giới luôn nằm trong sự bất an, đe dọa. Ở đó con người hành xử với nhau vì lòng đố kị, ghen ghét, bằng những lợi ích nhỏ mọn của cá nhân, họ sống tẻ nhạt và nhẫn nhục, chấp nhận cuộc đời trôi đi vô nghĩa, nhạt nhẽo.

Đến Ngồi, người đọc như được nghe một bản nhạc hỗn loạn, xô bồ. Đây là tác phẩm cho thấy Nguyễn Bình Phương thực sự tiến xa hơn trên con đường thâm nhập vào hiện thực. Con người bị cuốn vào những đam mê dục vọng tình ái, tiền bạc, cuộc sống thiếu thốn cùng những suy nghĩ méo mó của công chức đương thời. Những con người đó hiện lên với những mối quan hệ lằng nhằng, phức tạp như một mớ bòng bong.

Trong không gian hỗn tạp ấy, con người bị nhấn chìm vào dòng chảy xô bồ của cuộc sống. Con ngươi không có khả năng cưỡng lại số phận và cũng an nhiên chấp nhận số phận. Bà Liên ngụp lặn trong những ngày đằng đẵng buồn tẻ bên một người chồng như không tồn tại trên đời và lén lút quan hệ với chú Mười. Hiền

day dứt đau khổ giữa một bên là mối dây ràng buộc nghiệt ngã khi phải làm vợ một kẻ điên không có khả năng làm chồng với một bên là những khát vọng của tuổi thanh xuân nhưng lại không thể giải thoát nổi mình. Thắng vật vã tuyệt vọng khi Hoàn bị tai nạn. Anh sống mà không nhớ nổi “bao nhiêu năm qua cơ quan mình đã làm gì và chính bản mình đã làm gì?” [34; tr.378]… Bên cạnh đó, con người không có mối quan hệ ràng buộc tình cảm với những người xung quanh, họ tồn tại bên nhau mà trơ lì cảm xúc, như Thắng và Hoàn (Người đi vắng) lấy nhau nhưng họ như ở hai thế giới tách biệt, hay Khẩn sống mới Minh (Người đi vắng) nhưng cũng không xuất phát bằng tình yêu, dường như Minh là hình bóng thay thế của Kim – người cứ tồn tại mãi trong tiềm thức của Khẩn. Hay bản thân Hiền (Thoạt kì thủy) cũng cảm thấy cô đơn lạc lõng với thế giới xung quanh, nằm cạnh chồng như nằm cạnh một khúc gỗ khiến Hiền không được sống với những phút giây được làm một người vợ đích thực.

Đặt con người trong cuộc sống hiện thực phồn tạp, Nguyễn Bình Phương cho thấy một xã hội xô bồ, hỗn loạn của thời đại kim tiền đã tác động trở lại con người, khiến con người băng hoại đạo đức cùng các giá trị truyền thống khác.

2.1.2.2 Con người đa trị

Khác với hình tượng con người trong văn học thời chiến thường được xây dựng hoặc tốt hoặc xấu, trong văn học đương đại xuất hiện hình tượng con người trần thế với tất cả chất người tự nhiên của nó: ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức… Cái sang trọng đi liền với cái nhếch nhác, cái thanh cao đi kèm với cái trần tục. Thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp của con người chịu sự chi phối của hai lực lượng vừa đối lập vừa hòa đồng, vừa chối bỏ lại vừa chung sống với nhau, bởi “con người không bao giờ trùng khít với chính nó” (M. Bakthin). Các nhà văn tiếp nhận con người từ trạng thái lưỡng hóa trong tính cách. Đấy là con người mang trong mình “tí trí thức, tí thợ cày, tí điếm/ tí con buôn, tí cán bộ, tí thằng hề/ Phật và ma mỗi thứ tí ti” [58].

Trước năm 1975, trong văn xuôi Việt Nam xuất hiện những con người xấu xí dị dạng. Sự miêu tả con người xấu xí thường diễn ra theo xu hướng miêu tả nhân vật hình thức đi với nội dung, kiểu như quan phụ mẫu của Nguyễn Công Hoan, quan sứ của Ngô Tất Tố. Nhưng đến văn chương đương đại, việc miêu tả cái méo mó khuyết tật của hình thức không nhằm vào chỉ trích cái xấu xí của nội

tâm nhân vật, cũng không hề được bù trừ bằng đời sống tinh thần thánh thiện, đẹp đẽ. Nhân vật Vang (Vào cõi) là một minh chứng cho thấy điều này. Vang có một ngoại hình khuyết tật nhưng lại ánh lên những nét đẹp nơi tâm hồn, biết cam chịu, nhẫn nhục, ngoan ngoãn và đặc biệt có tình yêu thương đứa em trai hết mực, khi nào Vang cũng nghĩ đến Vọng, yêu thương Vọng hơn chính bản thân mình: “Chị chẳng cần chồng con gì hết, chị sẽ ở vậy với em, sẽ chăm sóc con cái em nếu mai này em có vợ. Ôi, nghĩ đến những đứa cháu trắng hồng, bụ bẫm, lòng chị lại cuống lên vì hạnh phúc” [29; tr.74].

Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, có thể thấy cách tiếp cận về con người của nhà văn không còn dễ dãi, một chiều, trắng - đen, tốt - xấu không phân định rạch ròi, chúng đan xen lẫn nhau trong cùng một thực thể, dẫn đến hệ thống nhân vật cũng được nhà văn xây dựng theo kiểu “đa trị”: tốt và xấu lẫn lộn, ranh giới của chúng cũng thật mong manh, luôn giao tranh lẫn nhau trong mỗi con người. Trong Thoạt kì thủy, chúng ta thấy hàng loạt nhân vật được xây dựng theo dạng “đa trị” này, điển hình là Hưng, một nhân vật trở về từ chiến tranh, đã băng qua biết bao bom đạn và khói lửa của cuộc chiến khốc liệt, trở về với đời sống thực anh ta mang theo đầy đủ những tàn dư, tật bệnh trong tâm hồn. Nếu trong văn học trước năm 1975, Hưng sẽ được xây dựng như một nhân vật đi qua cuộc chiến để trở về đời sống với tư cách của một con người chân chính, nhưng Nguyễn Bình Phương lại xây dựng Hưng theo một chiều hướng khác, trở về từ chiến tranh, anh ta trở nên bệnh hoạn với đầy đủ những thói hư tật xấu điển hình. Hay một nhân vật khác là bà Liên, một người phụ nữ hết mực nể chồng thương con, luôn chu toàn, vun vén cho gia đình, coi Hiền như con đẻ xuất phát từ chính tấm lòng nhân hậu chứ không phải yêu thương Hiền vì mục đích sau này buộc Hiền phải lấy Tính, nhưng con người ấy cũng có những khao khát bản năng, khi người chồng chỉ nghĩ đến rượu, thiếu trách nhiệm trong tình cảm vợ chồng, bà Liên đã lén lút ngoại tình với chú Mười để thỏa dục vọng. Có lẽ đáng thương hơn cả là Hiền, cô gái xinh đẹp, ngoan hiền lại phải lấy một kẻ điên không có nhu cầu tình dục làm chồng, có lúc Hiền muốn giết Tính hoặc ngoại tình với anh bộ đội để chấm dứt cuộc sống bế tắc, chán nản hiện tại. Trong Vào cõi, Tượng tốt bụng, yêu thương Thủy chân

anh ta lại không đứng đắn trong các mối quan hệ, nhất là quan hệ tình dục với Hương khiến cô mang bầu mặc dù không yêu cô ta…

Nhân vật đa trị không phải là sáng tạo của Nguyễn Bình Phương, bởi mẫu hình nhân vật này xuất hiện nhiều trong văn xuôi đương đại, tiêu biểu cần kể đến là nhân vật Từ Lộ trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, vốn là vị đại sư núi Sài đức cao vọng trọng được khám phá từ cái nhìn bên trong để thấy được những ích kỉ nhỏ nhen phàm tục. Đương khi được chúng sinh tôn sùng vì công giáo hóa và chữa bệnh cho họ, vị đại sư bỗng nhận ra việc thao túng lòng tin của họ sao mà dễ dàng đến thế. Và càng khuyên dạy họ coi khinh vật dục, chịu đựng mọi khổ ải hiện kiếp để hưởng sung sướng nơi Niết Bàn, đại sư càng nghi ngờ lòng tin của chính mình. Ngài cảm thấy đường đến Niết Bàn còn rất xa, vậy mà ngẫm ra chính mình còn chưa được sống trọn vẹn một ngày cho mình. Ngài tự thấy dù mình đã nhiều công tu trì, đã đạt tới những bậc cao trai giới, vậy mà nhìn sâu vào bản thân, ngài không dám chắc trong lòng không còn những ước ao lầu son gác tía, không luôn mường tượng hình dáng người đàn bà đã cùng mình ân ái một lần duy nhất. Ngài tự hỏi mình đang làm gì? Chẳng phải mình hằng đêm nghiến chặt răng trên giường đá lạnh, cắn nát một bên tay diệt lửa dục, thề sẽ tu lên đắc đạo để kiếp sau trở thành người quyền lực nhất thiên hạ. Như vậy, nhân vật Từ Lộ được tác giả xây dựng không phải như một tấm gương hay một bản thành tích công đức, nghĩa là không phải như một nhân vật sử thi mà như một con người với số phận và tính cách riêng của nó; như những kinh nghiệm sống, như những chiêm nghiệm về lẽ thành bại trong đời người. Không thể nói nhân vật Từ Lộ được xây dựng là nhân vật chỉ tốt hoặc chỉ xấu.

Như vậy, có thể thấy quan niệm về sự đa trị của con người giúp những mặt hạn chế, những góc khuất trong bề sâu tâm hồn được soi chiếu rõ nét. Nhân vật vì thế hiện lên không “dẹt”, “phẳng” mà góc cạnh, nhiều chiều… Viết về con người không hoàn thiện không phải Nguyễn Bình Phương có ý chế giễu, nhục mạ hay ghét bỏ con người, mà để hiểu, khoan dung và thông cảm với những lẻ loi, yếu đuối, sa ngã của chính con người. Những nhận xét của Nguyễn Bình Phương về con người trong tiểu thuyết, dù đó là những con người méo mó, có những bệnh tật, khiếm khuyết, nhưng ẩn sâu trong vẻ tàn nhẫn đó chính là niềm xót thương với đồng loại mình.

2.1.2.3 Con người bản năng gốc

Georges Siménon nói đến hai loại tiểu thuyết: những nhân vật “mặc quần áo” (trong tiểu thuyết Balzac, phần lớn các nhân vật đều “mặc quần áo”, mà ở dưới những bộ trang phục xã hội của họ, khi thì quá rộng, khi thì quá hẹp, nhiều khi là một con người “tự nhiên” èo ợt và cõm cõi) và những nhân vật “nuy”, “khỏa thân” tức là những nhân vật được miêu tả ở phần con người “tự nhiên”, ở bên dưới những trang phục “xã hội”. Trong tiểu thuyết thời kì này, con người bản năng được chú trọng khám phá, bộc lộ một quan niệm nghệ thuật mới mẻ về bản chất con người [11; tr.327].

Con người bản năng gốc đã được phản ánh nhiều trong văn học Việt Nam. Không phải đến tiểu thuyết đương đại con người bản năng gốc mới xuất hiện. Những sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đã khám phá về nó, nhất là Vũ Trọng Phọng, từ những năm 30 của thế kỉ XX, ông đã xây dựng hệ thống nhân vật mang đậm chất tính dục, họ bị quay cuồng, ám ảnh trong hơi men của dục tình như Xuân tóc đỏ, Phó Đoan, Tuyết ngây thơ hay Nghị Hách, Thị Mịch… Trong văn chương đương đại, con người bản năng gốc cũng xuất hiện với tần suất dày đặc như trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Hoàng Diệu, Tạ Duy Anh, Dương Hướng, Võ Thị Hảo... Trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương

Hướng, những người đàn bà chờ chồng và người yêu ra trận, bị giày vò điên cuồng về giấc mơ làm mẹ. Họ chấp nhận tất cả, ngoại tình, loạn luân, giả làm gái điếm – để thực hiện được ước mơ đó. Hay trong Người sót lại của rừng cười, Võ Thị

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)