“Cốt truyện có thể hiểu là một hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học” [16; tr.70, 71]. Bên cạnh đó, cốt truyện còn được xem là phương tiện để nhà văn bộc lộ tính cách, hành động của nhân vật và là phương tiện chủ yếu để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội.
Các nhà văn khi cầm bút luôn có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con người. Điều này được thể hiện rõ trong sáng tác của những nhà tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Trong sáng tác của họ, ta thấy cốt truyện ngày càng có xu hướng bị lới lỏng, vai trò của cốt truyện hạn chế một cách tối đa, bởi nhà văn có xu hướng hạn chế quá trình hành động của nhân vật mà thiên về khắc họa dòng nội tâm của nhân vật nhiều hơn, nhân vật suy nghĩ nhiều hơn là hành động. Chính vì thế, cốt truyện trở nên khó tóm tắt, cấu trúc khó định hình.
Trong văn chương Việt Nam đương đại, các nhà văn đều có những tìm tòi, khai phá những nét cách tân trong việc xây dựng và tổ chức cốt truyện. Các sáng tác của Võ Thị Hảo, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Thuận … đều có cách sử dụng nghệ thuật xây dựng cốt truyện mới mẻ và độc đáo, tạo nên những phong cách rất riêng. Nếu như Ma Văn Kháng thường xây dựng cốt truyện số phận, Hồ Anh Thái kết hợp nhiều loại cốt truyện đan xen trong cùng một tác phẩm thì Tạ Duy Anh thường sử dụng loại cốt truyện phân mảnh, lắp ghép, dòng ý thức để nói lên chủ đề tư tưởng trong tác phẩm của mình. Đến Nguyễn Bình Phương, anh cũng có những kì công khám phá để tạo nên những nét cách tân, đổi mới về phương diện cốt truyện, kiểu tổ chức cốt truyện của Nguyễn Bình Phương có những nét khá tương đồng với Tạ Duy Anh. Tuy nhiên đi tìm hiểu về các cách tổ chức cốt truyện chủ đạo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương như: tổ chức cốt truyện đa chiều, phân mảnh; tổ chức truyện lồng trong truyện để thấy được cá tính sáng tạo của nhà văn này.
3.3.1 Tổ chức cốt truyện đa chiều, phân mảnh
Tiểu thuyết Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI đã có hiện tượng cốt truyện phân mảnh, đa chiều, tức là cốt truyện không còn được coi trọng là vị trí then chốt nữa mà thay vào đó là cách tổ chức cốt truyện đa chiều, phân mảnh và rời rạc, người đọc cảm thấy rất khó nắm bắt và tóm tắt nội dung tác phẩm. Đây cũng là xu hướng chung của dòng văn học hậu hiện đại, các nhà văn Việt Nam tiếp thu có sáng tạo, Nguyễn Bình Phương cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy.
Cách tổ chức cốt truyện phân mảnh được Nguyễn Bình Phương áp dụng nhiều cách thức khác nhau. Trong Vào cõi, tác giả sắp xếp nhiều cốt truyện bên
cạnh nhau và thật khó để nhận ra đâu là tuyến truyện chính. Nếu truyện được kể từ một tuyến chính duy nhất của Vang và Vọng sau cái chết của bố thì hẳn sẽ không có tuyến truyện của Tuấn và hắn, đồng thời mối quan hệ giữa hai tuyến truyện này cũng rất lỏng lẻo. Và nếu xây dựng một tuyến truyện chính cho tác phẩm thì các tuyến khác sẽ được tổ chức mờ nhạt hơn. Có lẽ cái đặc sắc của Vào cõi chính là
cách tổ chức cốt truyện phân rã, đa chiều này.
Đến tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn, Nguyễn Bình Phương tổ chức cốt truyện
nhớ. Không còn sự lắp ghép các mảnh đời, sự đan xen hai thế giới, mà là sự rối loạn của các mảnh kí ức. Đối với tác phẩm kết cấu dòng ý thức này, cốt truyện được cấu thành từ dòng suy nghĩ của cô gái – nhân vật chính của tác phẩm, trong đó vị trí của hành động và biến cố trở nên mất tích. Ở đây thế giới được ráp nối bằng những mảnh buồn, vui, lo âu, trống vắng… của nhân vật. Như vậy, sự phân mảnh về cốt truyện trong Trí nhớ suy tàn không nằm ở sự lắp ghép rời rạc hệ thống nhân vật mà là chắp nối trong dòng nội tâm của nhân vật chính.
Trong Người đi vắng, tác giả đan cài giữa hai mạch truyện để chúng xoắn kết vào nhau. Cái đặc sắc ở chỗ, sự pha trộn giữa hai tuyến truyện này không tương đồng về không gian và thời gian, hay nói cách khác là có một độ “lệch” nhất định giữa các tuyến truyện được xây dựng trong tác phẩm, đó là những câu chuyện của các thế kỉ khác nhau nhưng lại được đặt cạnh nhau, mạch truyện về công chúa Diên Bình (thế kỉ XII), Lâm Chân Nhu (thế kỉ XV), Đội Cấn (đầu thế kỉ XX) chạy song hành với cuộc sống gia đình Thắng. Mối quan hệ ràng buộc giữa các tuyến truyện này ở chỗ, các thành viên trong gia đình Thắng luôn bị ám ảnh bởi các nhân vật lịch sử trên, trong đó Thắng bị ám ảnh bởi câu chuyện của Lâm Chân Nhu, cụ Điển, ông Điều thường xuyên nghĩ về Đội Cấn còn Hoàn dù trong vô thức cũng thấp thoáng bóng dáng của công chúa Diên Bình. Có lẽ Người đi vắng đã tạo
được nhiều hứng thú cho người đọc, bởi càng đọc thì độc giả càng cố gắng tìm mối liên hệ biện chứng giữa những con người thuộc về cả thời quá khứ lẫn hiện tại này.
Ngồi cũng được coi là tác phẩm có sự phân rã cốt truyện. Tác phẩm Ngồi
là sự đan cài giữa các nhánh truyện của các nhân vật chính, tuy các nhân vật này có mối quan hệ với nhau nhưng dường như mỗi người chạy theo một mục đích riêng nên các nhánh truyện không tránh khỏi sự phân mảnh. Nhung - người có quan hệ tình ái với Khẩn được tác giả xoay quanh mối quan hệ với người mẹ định cư ở nước ngoài, ngày ngày đi tìm tung tích người cha bị thất lạc trong chiến tranh; Thúy có chồng ôm số tiền lớn của cơ quan chạy mất tích, cô truy tìm một cách thờ ơ, không mục đích bởi đâu đó trong suy nghĩ Thúy không muốn Quân quay trở lại để gắn bó, quan hệ tình ái với Nghĩa; Minh sống cùng Khẩn, có một mảnh vải đẹp tự dưng xuất hiện, Khẩn mơ Minh mặc áo sẽ tan biến đi, bởi hình ảnh ngự trị trong tâm trí Khẩn là Kim; Kim xuất hiện trong kí ức Khẩn, không một
lời giải thích thêm nên không rõ thực hư tồn tại và các dấu hiệu thân thể, nhân thân tiểu sử của nhân vật này; hay nhánh truyện về người đàn bà bán khoai đi tù chỉ vì đánh một thằng bé quá ngoan và lễ phép, cũng không ai biết kết cục của người đàn bà này.
Như vậy, chúng ta thấy trong các tiểu thuyết của mình, hầu hết Nguyễn Bình Phương đều có cách tổ chức cốt truyện đa chiều, phân mảnh. Mỗi tác phẩm bao gồm nhiều mạch truyện ít liên quan đến nhau, mỗi mạch truyện lại có những nhánh truyện nhỏ khác nhau. Nhưng sự phân rã được thể hiện rõ ở những mạch truyện này, tác giả có nhiều đất để khai thác nếu như tuân thủ theo các bước của cốt truyện truyền thống: trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc. Mỗi mạch truyện ấy có thể triển khai để xây dựng thành một tiểu thuyết hoàn chỉnh, nhưng hầu như tác giả đều để ngỏ chúng, khiến cho người đọc không hiểu được câu chuyện đó rồi sẽ ra sao. Chẳng hạn như trong Bả giời, sau khi phát hiện ra quan hệ anh em, người đọc không biết cái kết mối tình của Tượng và Thủy ra sao hay trong Thoạt kì thủy, sau cái chết của Tính, cuộc đời Hiền sẽ thay đổi thế nào vì nhà văn để cô bỏ đi biệt tích mà không ai biết Hiền đi đâu?; nhân vật Hoàn (Người đi vắng) sau những ngày nằm liệt giường vì tai nạn sẽ dần dần hồi phục hay ra đi vĩnh viễn? Thắng sẽ làm gì để thay đổi cuộc sống ngột ngạt, tẻ nhạt? Cuộc sống thử giữa Khẩn, Minh có “tới bến” hay không? Nhung, Thúy có tìm thấy bố và chồng?… Tất cả đều được bỏ ngỏ trong tác phẩm. Với việc sử dụng cốt truyện đa chiều, phân rã có mục đích, phải chăng Nguyễn Bình Phương không muốn độc giả là những người tiếp nhận đơn giản, dễ dãi, một chiều nữa mà yêu cầu họ cùng tư duy để tự tìm ra những cái kết cho mỗi nhân vật. Điều này cho thấy sự tôn trọng, đề cao vai trò của người tiếp nhận, độc giả cũng là người đồng sáng tạo với nhà văn, đúng như câu nói của Michel Butor: “Người viết tiểu thuyết không nhằm kể chuyện mà chỉ hình dung nó bằng một vài mẩu nữa thôi; và mặc cho người đọc tìm cách dựng lại chuyện” [20; tr.120].
3.3.2 Tổ chức cốt truyện: truyện lồng trong truyện
Với quan niệm tiểu thuyết như một “trò chơi”, đề cao tính dân chủ của tiểu thuyết, các nhà văn thường hé lộ công việc sáng tác của mình bằng hình thức cốt truyện theo kiểu truyện lồng trong truyện, tiểu thuyết trong tiểu thuyết, ở đó bản thảo của một nhân vật được lồng trong tác phẩm chính. Lối sáng tác hậu hiện đại
“cắt dán” nhiều loại văn bản trong một cuốn sách, đan xen nhiều câu chuyện trong một câu chuyện, có tác dụng mở rộng không gian nghệ thuật cho tác phẩm, nới rộng các chiều kích hiện thực, đồng thời phản ánh quan niệm về một thế giới không dễ lí giải. Trong văn chương đương đại Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm xây dựng cốt truyện theo dạng này như Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Phố
Tàu (Thuận), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… Tiêu biểu là tiểu thuyết Khải
huyền muộn của Nguyễn Việt Hà. Tác phẩm là những câu chuyện trong nhiều câu
chuyện của nhà văn trẻ, vật vã với các nhân vật nửa thật – đang sống chung với mình và nửa không thật - ấy là các nhân vật của cuốn tiểu thuyết mà nhà văn trẻ đang viết. Vì thế trong Khải huyền muộn tồn tại hình thức nhà văn kể về nhà văn và nhân vật, tiểu thuyết kể về việc viết tiểu thuyết, nhân vật kể về chính mình như là người đóng vai nhân vật và kể về nhà văn như là đối tượng của mình. Với Nguyễn Bình Phương, anh cũng được coi là nhà văn sử dụng thành công kiểu tổ chức truyện lồng trong truyện.
Kiểu tổ chức truyện lồng trong truyện được thể hiện tiêu biểu qua các tiểu thuyết Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết già. Nếu tách Vào cõi thành hai tiểu thuyết, hai câu chuyện riêng cũng đủ để tác giả xây dựng thành hai tiểu thuyết độc lập với nội dung phản ánh khác nhau và đặc biệt là người đọc cũng hiểu được ý nghĩa của hai câu chuyện đó. Dường như Nguyễn Bình Phương đã hòa trộn hai tiểu thuyết nhỏ trong một tiểu thuyết lớn. Nhưng nếu chia tách như vậy, tác giả sẽ phải dụng công xây dựng các tình tiết rõ nét hơn, chẳng hạn tuyến truyện về chị em Vang, Vọng sẽ ra sao? Vang có lấy chồng và sinh con không hay sống trọn kiếp với em trai mình? Cuộc đời về sau của Vọng diễn ra thế nào?… Còn tuyến truyện về Tuấn, hắn, sau khi Tuấn chết, tác giả cần làm rõ tình trạng điên loạn của Thơm cùng sự ra đời của đứa con ngoài giá thú ấy. Trong hai tuyến truyện khá rời rạc đó, chỉ có hai nhân vật mang tính kết nối và sự kết nối này cũng khá nhạt nhòa, nếu có tách thành hai truyện độc lập thì cũng không có quá nhiều xáo trộn về các sự kiện, đó là Tuấn vừa có mối quan hệ tình ái với Thơm vừa là đồng nghiệp với Vọng và nhân vật hắn, kẻ đã đánh chết người đàn ông ăn cắp tại phiên chợ cuối năm, mà kẻ bị đánh chết đó lại chính là bố của Vang, Vọng.
Trong Những đứa trẻ chết già, kết cấu đa âm, lồng ghép giữa các tuyến
thực xoay quanh cuộc đời các thế hệ nhà Trường hấp, lão Liêm và Hải gắn với nội dung của từng “chương”, thì thế giới của bốn người đàn ông cùng hành trình trở về làng trên chuyến xe trâu lại được gắn với các phần “vô thanh”. Các chương miêu tả cuộc sống của người dân làng Phan với bầu không khí hoang sơ, ma quái như thời tiền sử, tiêu biểu trong đám người đó là gia đình cụ Trường hấp được trải dài qua ba thế hệ: thế hệ vợ chồng Trường hấp từ thời trai trẻ, thế hệ vợ chồng lão Liêm và thế hệ thứ ba là Hải và Loan. Trong đó, phần vô thanh lại đưa người đọc bước sang một thế giới khác không mấy ăn nhập với thế giới thực. Điều đặc biệt là cách miêu tả mơ hồ pha chút huyễn hoặc tựa như những cơn ác mộng khiến cho người đọc khó xác định được tính thực hư của tuyến truyện những người đàn ông trên chuyến xe trâu và càng khó xác định hai tuyến truyện này song hành nhau hay người đàn ông trên chuyến xe trâu đó là tiền hay hậu kiếp của Hải. Tất cả hiện lên ma mị và bàng bạc như ánh trăng bị khuất lấp bởi lớp sương thu mờ ảo. Chính sự nhập nhòe này tạo nên sự kì bí, cuốn hút cho Những đứa trẻ chết già, khiến cho
người đọc có cảm giác như đang theo dõi thước phim ma kinh dị.
Đến Thoạt kì thủy, cách tổ chức cốt truyện lại mang một diện mạo khác. Nếu như trong Vào cõi, Những đứa trẻ chết già… các tuyến truyện lồng trong truyện này ít nhiều có mối quan hệ móc nối nhau thì ở Thoạt kì thủy là sự pha trộn của hai câu chuyện không chút liên quan. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh con Cú bị bắn hạ rơi xuống đất khoảng hơn mười một giờ và hồi phục, bay lên không trung dọc bờ sông lúc mười hai giờ trưa. Tuyến truyện này chỉ nhắc hai lần và chiếm dung lượng tác phẩm rất ngắn so với tuyến truyện còn lại kể về cuộc đời của nhân vật Tính từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi kết liễu đời mình, lúc mới hai mươi tuổi. Tuyến truyện con Cú bao bọc lấy tuyến truyện về nhân vật Tính dường như diễn ra cùng một thời điểm nhưng độ lệch về mặt thời gian lại quá lớn: khoảng bốn mươi lăm phút (hành trình hồi phục vết thương của con Cú) với hai mươi năm (cuộc đời Tính). Có lẽ chúng ta thấy tác giả đã mượn đặc trưng của thể loại kịch để tìm sự logic của hai mạch truyện này, đó là cuộc đời của Tính trong hai mươi năm như được gói gọn trong một vở bi kịch trên sân khấu trong vòng bốn mươi lăm phút (tương ứng với khoảng thời gian từ khi con Cú bị rơi cho đến lúc cất cánh bay lên). Bên cạnh đó, trong Thoạt kì thủy, chúng ta còn thấy cách tổ chức truyện lồng trong truyện khác. Ở cuối tác phẩm, nhà văn viết trọn truyện ngắn Và
cỏ của nhân vật Phùng mà nếu đặt độc lập, Và cỏ có thể là một truyện ngắn hoàn
chỉnh. Như vậy, trong Thoạt kì thủy còn có hình thức truyện ngắn nằm trong tiểu thuyết, đây có thể coi là một sự kết hợp mới mẻ trong văn học đương đại Việt Nam.
Có lẽ trong Ngồi, cách tổ chức cốt truyện theo mô hình hai thế giới được lồng ghép một cách độc đáo: tuyến truyện nhỏ là hồi ức của nhân vật Khẩn nằm trong tuyến truyện lớn. Nếu như tuyến truyện kể về cuộc sống công chức nơi thành phố có Minh, Hùng, Thúy, Quân, Nghĩa…, trong đó Khẩn là trung tâm thì cốt truyện lại triển khai theo hướng có một “mạch ngầm” nằm trong mạch truyện chính, đó là những hồi ức giống như dòng ý thức của Khẩn về người đàn bà bí ẩn tên Kim. Tuyến truyện ấy cứ song hành với trục truyện chính mà Khẩn vẫn là trung tâm, nhưng xem ra mối quan hệ giữa hai tuyến truyện đó cũng không có nhiều liên quan, chỉ duy nhất có chút xáo trộn trong suy nghĩ của Khẩn, khiến anh