B/ NỘI DUNG
1.2.5.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với vấn đề sử dụng lao động
Người lao động sau khi tham gia các chương trình đào tạo, họ được nâng cao trình đọ kĩ năng và có các kiến thức và kĩ năng mới để sẵn sàng đảm nhận những công việc mới đòi hỏi trình độ và kĩ năng cao hơn. Tuy nhiên khả năng đóng góp của họ vào kết quả sản xuất kinh doanh vẫn chỉ là tiềm tàng và chưa được khai thác. Để những chi phí bỏ ra cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thực sự có ý nghĩa với hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề sử dụng lao động nói chung và vấn đề sử dụng lao động sau đào tạo nói riêng lại thực sự quan trọng đối với hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nếu không làm rõ được tình hình sử dụng lao động thì không thể đánh giá được hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lự luôn là vấn đề mới mẻ và phức tạp có liên quan tới hàng loạt các vấn đề như: tiền
lương, tiền thưởng, phúc lợi,...,vì vậy khó có chỉ tiêu nào phản ánh đầy đủ hiệu quả sử dụng lao động.
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động xã hội trong một năm người ta thường sử dụng chỉ tiêu phản ánh năng suất lao dộng xã hội như: thời gian sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay số lượng đơn vị sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian trong năm. Chỉ tiêu này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất một loại đơn vị sản phẩm; sản phẩm trong năm bình quan đầu người, chỉ tiêu này có thể áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống trong nưm người ta thường sử dụng chỉ tiêu chi phí tiền lương trên một đầu người, hay lợi nhuận bình quân đầu người trên năm.Chỉ tiêu này có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không bị chi phối bởi các quy chế quản lí tiền lương của nhà nước.
Như vậy cả ba nhóm yếu tố này đều thuộc về vấn đề sử dụng lao động.