Các yêu cầu khi đánh giá

Một phần của tài liệu Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Thành Long (Trang 25 - 26)

B/ NỘI DUNG

1.2.3.2. Các yêu cầu khi đánh giá

- Tính phù hợp, tính phù hợp thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như sự phù hợp giữa các chỉ số đánh giá vớ mục tiêu trong mỗi tổ chức hoặc mối liên hệ giữ công việc đã được xác định thông qua phân tích công việc với các chỉ số đánh giá được thiết kế trong phiếu đánh giá...

- Tính nhạy cảm. Tính nhạy cảm đòi hỏi hệ thống đánh giá phải có những công cụ đo lường chuẩn xác các mức đô khác nhau của sự hoàn thành công việc hay không hoàn thành công việc, tức là đạt được hay không đạt được mục tiêu.

- Tính tin cậy, thể hiện sự nhất quán của các đánh giá trog tàn bộ quá trình đánh giá cho dù chúng được thực hiện với bất kì phương pháp nào. tức là hệ thống đánh giá phải đảm bảo sao cho đối với mỗi đối tượng đánh giá thì kết quả đánh giá của mỗi chủ thể đánh giá khác nhau phải về cơ bản là giống nhau.

- Tính chấp nhận, tính này thể hiện và cũng đặt ra đòi hỏi với hệt thống đánh giá mà trong đó các chỉ số đánh giá phải được đối tượng đánh giá chấp nhận, tức là thuyết phục được họ.

- Tính thực tiễn, thể hiện ở các phương pháp đánh gá phải khả thi cới những công cụ đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với mỗi đối tượng đánh giá và cả với nhà quản lí.

- Tính không lỗi, đánh giá nguồn nhân lực là hoạt động của con người do đó thường gặp phải các lỗi như: thiên vị, xu hướng trung bình, thái cực, định kiến, ảnh hưởng của các sự kiện gần nhất...Để tránh các lỗi này các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra yêu cầu về tính không lỗi của hệ thống đánh giá.

Một phần của tài liệu Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Thành Long (Trang 25 - 26)