Một số đề xuất khác

Một phần của tài liệu Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Thái La.doc (Trang 51 - 54)

* Về nhân sự:

Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả.Nó đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp lữ hành bởi lao động trong du lịch khó có thể thay thế bằng máy móc để tăng sự chuyên môn hoá. Do đó, các chính sách về nhân lực của công ty có vai trò rất quan trọng, chất lượng của nguồn nhân lực trong công ty quyết định chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp.

- Thực hiện các công việc như tuyển nhân viên và sắp xếp công việc, phân chia việc làm cho nhân viên

- Nhận định được nhân viên chủ chốt

- Xem xét các nhu cầu, động lực khác lạ của họ.

- Chào mời một trọn gói có tầm cỡ, động viên, năng động và những chương trình khuyến khích họ ở lại

- Chỉ đạo và giám sát các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên về những lĩnh vực chuyên môn

- Chính sách đánh giá Nhân sự, lương, thưởng, phúc lợi, thăng tiến.

Một trong những nhân sự then chốt của công ty là người quản lý và phát triển nhãn hiệu (brand/product manager), là hạt nhân của phòng marketing.Thực hiện việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực marketing cho công ty . Thời gian đầu họ sẽ trực tiếp giúp công ty thực thi các nhiệm vụ marketing trước mắt, sau đó sẽ hướng dẫn cho các nhân viên mới được tuyển dụng và sau cùng sẽ là chìa khóa trao tay.

Nhân viên bộ phận Marketing của công ty không có kinh nghiệm hay nghiệp vụ về Marketing du lịch, chưa từng được đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ về

Lớp Du lịch 48

Marketing nên hoạt động marketing của công ty thực sự yếu.Cần thiết phải đào tạo bồi dưỡng, tuyển những nhân viên không những giỏi nghiệp vụ mà còn có kiến thức về văn hoá, hành vi, thói quen ...về thị trường khác nhau với đa số dân cư ở một vùng nhất định.

* Về hoạt động Marketing

- Việc cần làm đầu tiên là hãy hiện đại hóa các thước đo marketing, thay đổi quan điểm marketing và xem hoạt động marketing như một hoạt động đầu tư, không cần biết là trong giai đoạn nào, khủng hoảng hay tăng trưởng.

- Đầu tư nhiều hơn cho những Tour thế mạnh và lợi thế của công ty, không nên tập trung dàn trải cho mọi loại hình du lịch như hiện nay.

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn.

- Chuyển tải mục đích thành những mục tiêu marketing càng cụ thể càng tốt. Hãy lưu ý: Đừng nhầm lẫn giữa những mục tiêu cụ thể với những chiến thuật chi tiết.

- Mục tiêu marketing nên phù hợp và hỗ trợ cho những mục tiêu kinh doanh tổng thể.

- Giữ vững và tăng doanh thu từ dịch vụ lữ hành - Phát triển dịch vụ du lịch cho khách không cư trú.

- Tham gia vào các Hiệp hội du lịch,Festival du lịch trong nước và ngoài nước

- Thực hiện chế độ khuyến khích hoa hồng cho các Văn phòng, đại lý bán được nhiều sản phẩm

- Thông tin về sản phẩm, dịch vụ của công ty thông qua Website riêng của công ty, cần hoàn thiện hơn thông tin về công ty trên Website để khách hàng quan tâm có thể truy cập được thông tin một cách đầy đủ và rõ ràng: Đăng ký lên các search engine.Đăng ký liên kết vào các danh bạ. Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm thiết lập quan hệ thường xuyên với khách hàng.

Lớp Du lịch 48

Xây dựng chiến lược marketing hình ảnh thương hiệu Trasviet Trave, nhằm xây dựng thương hiệu vững mạnh trong kinh doanh, bằng cách tuyên truyền hình ảnh hoạt động kinh doanh của thương hiệu qua các kênh báo chí, truyền thông trong và ngoài nước, nhằm mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại

Hoạt động marketing thành công đòi hỏi những mục tiêu rõ ràng, một cơ sở hạ tầng vững mạnh, một hệ thống đáng tin, sự ủng hộ từ phía ban quản trị, sự hợp tác và phối hợp giữa các bộ phận, chọn lọc quá trình và kĩ thuật.Tăng tính hiệu quả cho những gì công ty có, công ty nên bắt đầu với công việc “đánh giá tình trạng hiện tại” vì điều này sẽ giúp cho công ty đánh giá được tình trạng của hoạt động marketing hiện tại củacông ty.Làm như vậy sẽ giúp công ty tập trung vào những thử thách, khó khăn mà công ty gặp phải, cũng như chúng là những cơ hội lớn trong việc mang lại các lợi ích thiết thực của những hoạt động đem lại thành công cho hoạt động marketing.

* Quan hệ tốt với các đối tác

Nếu như các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều đã quen với khái niệm quản lý quan hệ khách hàng hay quản lý chuỗi cung cấp thì khái niệm quản lý quan hệ đối tác vẫn còn khá mới. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đang đối đầu với áp lực phải quản lý rủi ro tốt hơn để cạnh tranh, thì việc quản lý đối tác ngày càng quan trọng.

- Tăng cường kế hoạch giao tiếp với các đối tác, tức là xác định những thông tin cần trao đổi, mức độ tiếp xúc, cách truyền đạt thông tin sao cho hiệu quả nhất

- Tổ chức tiếp xúc với các đối tác một cách hệ thống và có kế hoạch,không chỉ chú ý gây ấn tượng khi gặp trực tiếp mà ngay cả khi giao tiếp qua e- mail, điện thoại, bạn cũng phải tìm cách ghi dấu ấn tốt với người bên kia.

- Khai thác khách hàng, các công ty, tổ chức có nhu cầu tổ chức du lịch, tổ chức sự kiện ở các địa điểm trong và ngoài nước

-Duy trì, phát triển các mối quan hệ với các công ty truyền thông, báo chí, đài truyền hình, các hãng thông tấn, các đối tác nước ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Duy trì quan hệ tốt với các đối tác truyền thống và tiềm năng

Lớp Du lịch 48

- Cần tăng cường mối quan hệ hợp tác với các đối tác phía Thái lan để được hưởng những ưu đãi từ phía đối tác.

- Duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng quản lý du lịch như Tổng cục du lịch, Sở du lịch Hà Nội để thông qua các cơ quan này công ty nắm bắt được những chủ chương, đường lối phát triển du lịch của nhà nước. Từ đó, công ty có những chính sách, chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin hai chiều thờng xuyên giữa công ty và các cơ quan chức năng quản lý du lịch

Một phần của tài liệu Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Thái La.doc (Trang 51 - 54)