Chức năng nhiệm vụ và vai trò của chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Chợ Mới (Trang 28 - 33)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.2.1 Chức năng nhiệm vụ và vai trò của chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới

3.2.1.1 Chức năng

Chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới là Ngân hàng cấp huyện chịu sự điều hành và quản lý của NHNo tỉnh An Giang, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng trên lĩnh vực tiền tệ từ việc huy động vốn đến cho vay.

Do yêu cầu phát triển kinh tế địa phương , phát huy thế mạnh khu vực, thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, hoạt động Ngân hàng từng bước thay đổi phương thức hoạt động cho phù hợp với cơ chế thị trường và thật sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương ngày càng phát triển

Chức năng cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng vì nếu Ngân hàng phát vay có hiệu quả thì sẽ thu được tất cả vốn lẫn lãi, ngược lại phát vay không tốt thì sẽ không thu hồi được vốn, thậm chí có khi đưa đến giải thể Ngân hàng. Vì vậy, phát vay có vai trò quan trọng, nó tác động và quyết định đến thời gian sống của Ngân hàng.

3.2.1.2 Nhiệm vụ

Với trọng tâm phát triển kinh tế, chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới thực hiện tốt nhiệm vụ của một Ngân hàng:

Nhiệm vụ chính là huy động vốn tại địa bàn để cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ, thể lệ của ngành, định hướng của NHNo tỉnh An Giang và của chính quyền địa phương theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí rủi ro và có lãi.

- Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước và có hướng xử lý thích hợp đối với các món vay.

- Đa dạng hoá các loại hình huy động vốn

- Tìm những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả tín dụng

- Làm tròn nghĩa vụ nộp thuế, báo cáo tài chính, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

3.2.1.3 Vai trò

Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hàng hoá, tiền tệ đã mở ra những chân trời mới cho lĩnh vực Ngân hàng. Chi nhánh NHNo đã làm cho những người cho vay nặng lãi mất đất hành nghề, giúp cho nông dân, tiểu thương có thể vươn tới Ngân hàng mà không cần quay lại với những người cho vay nặng lãi, giúp họ phần nào giải quyết khó khăn về thiếu thốn.

Ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng để trở thành người bạn thân thiết của bà con nông dân. Chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội là:

- Góp phần làm giảm chi phí trong lưu thông; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng - Góp phần mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế

3.2.1.4 Sơ đồ tổ chức

Tình hình nhân sự ở NHNo & PTNT huyện Chợ Mới gồm 43 cán bộ, số lượng cán bộ cơ bản bố trí cho các phòng ban và các cán bộ phụ trách tín dụng. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC phụ trách tín dụng PHÓ GIÁM ĐỐC phụ trách kế toán-NQ 19

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới gồm có: 1 Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc (trong đó: 1 Phó Giám đốc phụ trách tín dụng và 1 Phó Giám đốc phụ trách kế toán Ngân quỹ) và 4 phòng chức năng, 2 chi nhánh cấp III - Mỹ Luông và Hoà Bình. Các Trưởng, Phó phòng điều hành công việc của mỗi phòng ban, chi nhánh.

Mô hình tổ chức hiện nay là phù hợp và đang phát huy tốt, tạo điều kiện để cán bộ viên chức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Giám đốc: Là người duy nhất trong cơ quan, vừa lãnh đạo cơ quan vừa chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp trên và có những chức năng sau:

- Xác định nhiệm vụ và vai trò cơ quan để vạch ra những mục tiêu kinh doanh, tạo ra lượi nhuận cho cơ quan.

- Bảo vệ tính vẹn toàn của cơ quan - Ổn định các xung đột nội bộ (cơ quan)

Phó Giám đốc phụ trách Kế toán Ngân quỹ: Chịu trách nhiệm phòng kế toán Ngân quỹ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo Phòng Hành chánh nhân sự, kể cả chi nhánh Mỹ Luông và Hoà Bình

Phó Giám đốc phụ trách Tín dụng: Điều hành trong việc cho vay, thu nợ, thu lãi…Đồng thời cũng có vai trò điều hành chi nhánh cấp III - Mỹ Luông, Hoà Bình

Phòng Tín dụng: Có 11 nhân viên bao gồm: 1 Trưởng Phòng, 1 phó phòng, 1 cán bộ tín dụng cho vay món lớn, còn lại là cán bộ tín dụng phụ trách xã. Có nhiệm vụ:

+ Thực hiện các khoản đầu tư bằng đồng Việt Nam đối với các thành phần kinh tế và hộ gia đình, chủ yếu cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn

+ Thực hiện quá trình kiểm soát vốn vay của các đơn vị vay vốn

+ Thực hiện đa dạng các loại hình tín dụng: Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, cho vay đôn nền làm sàn nhà trên cọc giúp các hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách có cuộc sống ổn định, bộ mặt nông thôn được khang trang sạch đẹp.

+ Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn dưới dạng tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của các đơn vị kinh tế. Ngoài ra, còn huy động dưới hình thức trái phiếu. Vận động các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các bộ phận mua bán lớn mở tài khoản tiền gửi để chuyển tiền.

+ Tổ chức nghiên cứu hoạt động tín dụng và các dịch vụ ngân hàng như: cho vay bảo đảm tiền vay dưới hình thức hình thành từ vốn vay, cho thuê tài chính, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay lao động nước ngoài.

Phòng hình chánh nhân sự:

- Cung cấp đồ dùng hàng ngày cho các phòng ban

- Chăm lo sức khỏe của cán bộ viên chức làm cho hệ thống hoạt động có hiệu quả

- Bố trí nhân viên trực an ninh, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản cơ quan - Quản lý và mua sắm tài sản cho nhu cầu hoạt động

Phòng kế toán ngân quỹ:

+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán như: Thu, chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán.

+ Làm dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng (uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi). Mở tài khoản tiền gửi cá nhân, tổ chức kinh tế, kể cả các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng

+ Thống kê số liệu, lưu giữ tài liệu thông tin, cập nhật các số liệu, thanh toán bù trừ, chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng.

+ Bảo đảm an toàn kho quỹ

Tổ kiểm tra nội bộ:

- Làm tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc trả lời khiếu nại, khiếu tố của nhân dân có liên quan đến hoạt động Ngân hàng

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của sự nghiệp đổi mới, chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới đã chuyển đổi phong cách làm việc, điều hành theo hướng hợp lý, không ngừng đào tạo nâng cao cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.

3.2.2 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh

NHNo & PTNT huyện Chợ Mới cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, Ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Vì vậy, trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên nên chi nhánh đạt kết quả đáng khả quan.

Bảng 1: TÌNH HÌNH THU NHẬP CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

So sánh

2006/2005 2007/2006 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Thu Nhập 30.231 35.144 47.655 5.013 16,58 12.411 35,21 Chi phí 18.705 22.039 30.395 3.334 17,82 8.356 37,91 Lợi nhuận 11.526 13.205 17.260 1.679 14,57 4.055 30,71

Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới

Biểu đồ 1: Biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận

30.231 35.144 47.655 18.705 22.039 30.395 11.526 13.205 17.260 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 T rieu dong Thu nhap Chi phi Loi nhuan

Qua bảng số liệu trên thấy thu nhập của ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể thu nhập từ 30.231 triệu đồng năm 2005 tăng lên 35.244 triệu đồng năm 2006 và đạt mức 47.655 triệu đồng vào năm 2007 với tốc độ tăng tương ứng là 16,58% năm 2006 và 35,21% trong năm 2007.

Cùng với việc mở rộng các chi nhánh cấp III và các phòng giao dịch, ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư đã tạo điều kiện cho ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế và các hộ nông dân sản xuất. Hoạt động đầu tư và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng về số lượng, dư nợ tín dụng năm sau cao hơn năm trước. Do đó thu nhập của ngân hàng đã tăng dần qua các năm.

Về chi phí, năm 2005 chi phí của ngân hàng là 18.705 triệu đồng, năm 2006 là 22.039 triệu đồng, tăng 3.334 triệu đồng so với 2005, tốc độ tăng 17,82%. Để đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, Ngân hàng thực hiện nhiều hình thức huy động nên nguồn vốn huy động tăng. Mặt khác, để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã nâng cấp các chi nhánh, các phòng giao dịch, tăng cường thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ - công nhân viên nên chi phí cũng tăng. Đồng thời do chi phí tiền lương của nhân viên tăng lên đáng kể do thực hiện theo chính sách tăng lương của nhà nước, chi phí đào tạo cán bộ công nhân viên tăng. Đây là những nguyên nhân chính làm cho chi phí của ngân hàng năm 2006 tăng so với năm 2005. Đến năm 2007 chi phí là 30.395 triệu đồng, tăng 8.356 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng là 37,91%.

Qua đó cho thấy hoạt động của ngân hàng ba năm vừa qua đều đạt lợi nhuận cao. Cụ thể: lợi nhuận năm 2005 là 11.526 triệu đồng; lợi nhuận năm 2006 tăng 1.679 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 14,57%; đặt biệt năm 2007 lợi nhuận tăng 30,71% so với năm 2006 đạt mức 4.055 triệu đồng.

Nhìn chung, kết quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua đều mang lại lợi nhuận cao, đặc biệt là năm 2007. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự lãnh đạo của Ban giám đốc cùng sự cố gắng của toàn thể nhân viên của Ngân hàng và sự tin tưởng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Chợ Mới (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w