Trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Chợ Mới (Trang 67 - 69)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.2.2 Trong hoạt động tín dụng

5.2.2.1 Phân loại khách hàng:

Phân loại khách hàng như: hộ giàu, trung bình, hộ nghèo, hay hộ có đủ điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay để từ đó Ngân hàng đề ra chính sách cho vay hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể tránh phát sinh nợ quá hạn, có thể phân loại như sau:

- Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Đối tượng này Ngân hàng cần có chế độ ưu đãi về lãi suất và nhu cầu vốn vay tối đa cho họ để động viên khuyến khích họ trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng.

- Khách hàng trung bình: Ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn và phải thường xuyên chăm sóc nhắc nhở họ trong việc đóng lãi và thu hồi nợ gốc.

- Đối với khách không có điều kiện: Ngân hàng không nên cho vay để hạn chế rủi ro

5.2.2.2 Tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung hạn và dài hạn:

Trong cơ cấu doanh số cho vay thì cho vay trung hạn chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh số cho vay, Ngân hàng ít đầu tư cho vay dài hạn. Do đó trong tương lai Ngân hàng nên đầu tư nhiều hơn vào cho vay trung và dài hạn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của người dân. Hơn nữa với tốc độ phát triển kinh tế của huyện như hiện nay thì Nân hàng nên mạnh dạn đầu tư cho vay ngành TTCN và TMDV.

5.2.2.3 Biện pháp nâng cao doanh số thu nợ.

Để đảm bảo cho Ngân hàng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi thì cũng đồng nghĩa với việc người sử dụng vốn cũng có lợi mà Ngân hàng cũng có lợi.

- Đối với những hộ kinh doanh các ngành nghề truyền thống có dư nợ lớn và những hộ chăn nuôi gia súc gia cầm không hiệu quả gây thất thu do bị ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh hay chưa áp dụng kỹ thuật đúng thì Ngân hàng nên chia nhỏ số nợ để khách hàng dễ dàng trả nợ hơn.

- Đa số những hộ nông dân đều ít học nên họ ít khi đọc những gì ghi trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy khi cán bộ tín dụng cần phải giải thích hay tư vấn cho họ hiểu rõ hơn về những gì ghi trong hợp đồng để tránh tình trạng khi người dân làm xong một mùa vụ nhưng chưa tới thời hạn trả nợ, họ sẽ sử dụng số tiền vào dịp khác nên khi đến hạn trả nợ thì họ lại hết tiền không trả được nợ cho ngân hàng.

- Cán bộ tín dụng cần phải luôn chăm sóc khách hàng, bám sát địa bàn để biết được những hộ có khả năng trả nợ mà cố tình dây dưa không trả nợ, thì Ngân hàng cần khởi kiện khách hàng này. Đồng thời phân tích cho họ hiểu là khi đưa ra khởi kiện thì họ tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại sẽ về họ. Có như vậy công tác thu nợ của ngân hàng sẽ được thuận lợi hơn.

5.2.2.4 Hạn chế nợ xấu

Nợ xấu là một vấn đề luôn làm cho các nhà quản trị NHTM quan tâm. Bất cứ một NHTM nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ tới đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ quá hạn, bởi vì nguy cơ tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó, quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Bởi vì bản chất và chức năng của Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Thực chất sở hữu những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gửi tiền vào Ngân hàng. Do vậy, nếu một khoản vay nào bị thất thoát không thu hồi được thì Ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền

- Ngay từ đầu khi thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay vốn, cán bộ tín dụng phải thực hiện đúng quy trình cho vay.

- Khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải theo dõi tình hình sẻ dụng vốn vay, tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của đơn vị,... để có hướng xử lý kịp thời nếu

- Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi vay của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ

- Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: cán bộ tín dụng không được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm tra định kỳ hay bất thường, đến khi khoản vay đó được hoàn trả hết. Đối với khoản vay lớn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần, đối với các khoản vay nhỏ thì có thể kiểm tra bất thường nơi khách hàng cư trú hoặc sản xuất. Mục đích của việc giám sát sau khi cho vay là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gồm:

+ Khách hàng sử dụng vốn có mục đích không?

+ Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay. + Theo dõi việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, từ đó kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp xử lý thích hợp.

+ Nợ quá hạn do thiên tai, dịch bệnh. Trường hợp này, cán bộ tín dụng nên xuống tận địa bàn xem xét, tránh tình trạng cho gia hạn lầm gây thiệt hại cho Ngân hàng hoặc gây khó khăn cho khách hàng.

- Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống có uy tín với Ngân hàng, tích cực đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng còn có khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để họ khôi phục sản xuất kinh doanh nhưng Ngân hàng phải bám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hồi được nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp Ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Chợ Mới (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w