7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu được từ nợ trong hạn, bao gồm doanh số cho vay trong năm và nợ chưa đến hạn thanh toán của các năm trước chuyển sang. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn
và nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Ngân hàng là một tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng cho vay có thể thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Cùng với phương châm “ Chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững” thì Ngân hàng không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu hồi nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có thể thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của Ngân hàng là đúng, là chính xác vì đã cho vay đúng đối tượng, người vay đã sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ và lãi đúng hạn và đầy đủ tạo được lợi nhuận cho Ngân hàng. Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng. Nếu doanh số cho vay lớn thì việc thu hồi nợ cũng cần phải gia tăng. Trong thời gian qua, tình hình thu nợ của Ngân hàng rất khả quan, luôn tăng qua các năm dược thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: TỔNG DOANH SỐ THU NỢ HỘ SẢN XUẤT
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu
2005 2006 2007 So sánh
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 2006/2005 2007/2006 Soá tieàn % Soá tieàn % Ngắn hạn 165.107 78,11 258.306 81,20 297.214 85,91 93.199 56,45 38.908 15,06 Trung hạn 46.283 21,89 59.790 18,80 48.736 14,09 13.507 29,18 -11.054 -18,49
Tổng cộng 211.390 100,00 318.096 100,00 345.950 100,00 106.706 50,48 27.854 8,76
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới
165.107 258.306 297.214 46.283 59.790 48.736 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 Nam Trieu dong Ngan han Trung han
Biểu đồ 3: Tình hình thu nợ của hộ sản xuất
Qua bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ của năm sau đều cao hơn năm trước riêng doanh số thu nợ trung hạn chỉ tăng lên trong năm 2006 so với năm 2005 qua đến năm 2007 nó lại giảm xuống. Điều này cũng dể thấy bởi vì cơ cấu doanh số cho vay của chi nhánh luôn nghiêng về cho vay ngắn hạn. Cụ thể trong năm 2005, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 165.107 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 78,11%, còn doanh số thu nợ trung hạn chỉ đạt 46.283 triệu đồng, tương ứng tỷ trọng 21,89% tổng doanh số thu nợ. Sang đến năm 2006, doanh số thu nợ ngắn hạn là 258.306 triệu đồng, tăng 93.199 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 56,45% so với năm 2005. Còn doanh số thu nợ trung hạn là 59.790 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 18,80% tổng doanh số cho vay. Sang đến năm 2007, doanh số thư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng, tăng 38,908 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 15,06% so với năm 2006. Còn doanh số thu nợ trung hạn thì lại giảm, giảm 11.054 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 18,49% so với năm 2006.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn
Qua bảng 8 cho thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng luôn tăng qua ba năm và cho thấy trong tương lai sẽ tăng trong những năm tiếp theo. Trong tổng doanh số thu nợ thì doanh số thu nợ của ngành cho vay khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba năm qua. Năm 2005 doanh số thu nợ ngành khác là 80.025 triệu đồng đến năm 2006 tăng lên đến 117.536 triệu đồng và đến năm 2007 doanh số thu nợ của ngành này là 165.393 triệu đồng. Kế đến là doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp đứng hàng thứ hai trong tổng doanh số thu nợ riêng năm 2007 thì doanh số thu nợ không bằng năm trước. Cụ thể như sau:
Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu
2005 2006 2007 So sánh
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngành NN 53.723 32,54 75.875 29,37 67.244 22,62 22.152 41,23 -8.631 -11,38 Ngành TT-CN 4.930 2,99 14.424 5,58 12.118 4,08 9.494 192,58 -2.306 -15,99 Ngành TN-DV 21.722 13,16 45.849 17,75 50.732 17,07 24.127 111,07 4.883 10,65 CV đời sống 4.707 2,85 4.622 1,79 1.727 0,58 -0.085 -1,81 -2.895 -62,64 Ngành khác 80.025 48,47 117.536 45,50 165.393 55,65 37.511 46,87 47.857 40,72 Tổng cộng 165.107 100,00 258.306 100,00 297.214 100,00 93.199 56,45 38.908 15,06
* Ngành nông nghiệp.
Doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp năm 2006 tăng 75.875 triệu đồng tăng 22.152 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 41,23% so năm 2005 vì do các hộ đã sử dụng vốn đúng mục đích đồng thời do thời tiết thuận lợi, áp dụng phương pháp đúng kỹ thuật và hiện đại nên năng suất tăng, lúa trúng, lúa bán được giá nên người dân đảm bảo được khả năng trả lãi và gốc đúng hạn cho Ngân hàng. Sang năm 2007 doanh số thu nợ của ngân hàng giảm 8.631 triệu đồng với tỷ lệ giảm 11,38% so năm 2006 vì giá cả biến động không ổn định, dịch bệnh lan rộng ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân nên khách hàng xin gia hạn nợ chờ có giá nên ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng.
* Ngành tiểu thủ công nghiệp.
Năm 2006 doanh số thu nợ tăng 9.494 triệu đồng tốc độ tăng là 192,58% so năm 2005 nguyên nhân tăng là được sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng theo chính sách phát triển kinh tế của địa phương các ngành nghề truyền thống như: gạch gối, kéo sợ, mộc dân dụng, xay sát, chạm gỗ,… đã nâng cao được chất lượng và số lượng , hạ giá thành sản phẩm và việc kinh doanh có lãi, thuận lợi hơn cho việc thu nợ của ngân hàng. Năm 2007 doanh số thu nợ giảm 2.306 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 15,99% so năm 2006 nguyên nhân giảm là do các ngành nghề truyền thống chưa áp dụng các kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và có sự cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ nước ngoài vào với mẫu mã đẹp và hấp dẫn làm giá cả bị biến động nên ảnh hưởng đến tình hình thu nợ của ngân hàng.
* Ngành thương nghiệp - dịch vụ.
Doanh số thu nợ của ngành thương nghiệp dịch vụ đều tăng từ năm 2005 đến năm 2007. Năm 2006 tăng 24.127 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 111,07% so năm 2005 doanh số tăng là do huyện mở rộng thị trường hàng hóa đến các khu lận cận, khu công nghiệp, các ngành dịch vụ phát triển, thị trường nông thôn và thị trường xuất khẩu để người dân bán hàng nông sản, mua lại nguyên vật liệu vật tư sản xuất và hàng hóa tiêu dùng được thuận lợi, giá cả hợp lý từ đó người dân mua bán đựơc thuận lợi hơn tạo thu nhập và khả năng trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng.
Đến năm 2007 thì doanh số này vẫn tiếp tục tăng lên 4.883 triệu đồng cùng với tỷ lệ tăng là 10,65% so với năm 2006 là do huyện có chính sách thuế phù hợp để khuyến khích cũng như tạo tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng trong đầu tư, thường xuyên kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tạo thói quen cho người sản xuất hoạt động đúng theo chủ trương chính sách Nhà nước từ đó khuyến khích thương mại dịch vụ phát triển và do đó việc kinh doanh dịch vụ của người dân ngày càng thuận lợi nên việc thu nợ của ngành này không gặp trở ngại.
* Cho vay đời sống
Doanh số thu nợ về cho vay đời sống của Ngân hàng ngày một giảm và giảm mạnh nhất là năm 2007. Vào năm 2005 thì doanh số thu nợ cho vay đời sống là 4.707 triệu đồng sang đến năm 2006 thì doanh số này 4.626 triệu đồng giảm xuống không đáng kể chỉ 0.085 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 1,81% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì doanh số thu nợ này lại giảm xuống rất nhanh 2.895 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 62,64% so với năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu, về doanh số cho vay ngắn hạn của ngành này trong những năm về sau đều giảm so với những năm trước đó. Nguyên nhân là do khách hàng đi vay trong lĩnh vực này chủ yếu là cán bộ viên chức, những người có thu nhập thường xuyên và ổn định nên nhu cầu vay vốn lại của người dân không còn cao như trước nữa và họ có thể trả nợ cho Ngân hàng trước khi đến hạn trả. Vì vậy, mà doanh số thu nợ của ngành này có xu hướng giảm nhanh như vậy.
* Ngành khác.
Đối với ngành thuộc lĩnh vực này, doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng cao nhất và doanh số thu nợ cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2005 thì doanh số thu nợ là 80.025 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48,47% trong tổng doanh số thu nợ và đến năm 2006 thì doanh số này lại tăng lên 117.536 triệu đồng tăng 37.511 triệu đồng với tốc độ tăng là 46,87% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì doanh số thu nợ của ngành này lại tăng lên 165.393 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,65% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 47.857 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 40,72% so với năm 2006.
Nhìn chung, tình hình thu nợ đối với các ngành kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, điều này cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh có chuyển biến theo
hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng của các nhân viên tín dụng, cũng như việc theo dõi tình hình sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ, nhờ vậy mà mà doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm
Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi vì một khoản tín dụng có rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào khâu này. Còn đối với khách hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng, tức phải thu hòi được nợ, lãi đúng hạn đó cũng chính là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho Ngân hàng.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ trung hạn
Nhìn chung doanh số thu nợ trung hạn của các ngành tăng giảm không đều qua các năm là do cơ cấu về nguồn vốn cho vay của Ngân hàng có phần mất cân đối, tập trung nhiều vào cho vay ngắn hạn (như đã phân tích ở trên) và do thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của địa phương, việc chuyển dần từ cho vay trung hạn sang cho vay ngắn hạn đã phán ánh tình trạng thay đổi không tốt trong canh tác của địa phương và tình trạng nợ xấu của Ngân hàng. Được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG HẠN
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu
2005 2006 2007 So sánh
Số tiềnTỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngành NN 17.701 38,25 18.144 30,35 11.479 23,55 0.443 2,50 -6.665 -36,73 Ngành TT-CN 1.514 3,27 2.910 4,87 1.634 3,35 1.396 92,21 -1.276 -43,85 Ngành TN-DV 1.008 2,18 0.948 1,59 0.526 1,08 -0.060 -5,95 -0.422 -44,51 CV đời sống 20.879 45,11 20.533 34,34 23.635 48,50 -0.346 -1,66 3.102 15,11 Ngành khác 5.181 11,19 17.255 28,86 11.462 23,52 12.074 233,04 -5.793 -33,57 Tổng cộng 46.283 100,00 59.790 100,00 48.736 100,00 13.507 29,18 -11.054 -18,49
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới
Tuy doanh số thu nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số thu nợ ngắn hạn nhưng cũng tăng vào năm 2006 và đến năm 2007 thì lại giảm. Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ là 59.790 triệu đồng tăng 13.507 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 29,18% so năm 2005. Đến năm 2007, doanh số thu nợ trung hạn đạt 48.736 triệu đồng, giảm 11.054 triệu đồng, tương ứng giảm 18,49% so năm 2006. Nguyên nhân doanh số thu nợ trung hạn giảm là do khách hàng không trả nợ đẫn đến nợ quá hạn hoặc khách hàng chỉ đóng lãi, nợ gốc thì xin gia hạn lại.
Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 59.970 triệu đồng, thu nợ năm 2005 đạt 46.283 triệu đồng. Trong đó doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp, ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành khác tăng, còn ngành thương nghiệp dịch vụ, cho vay đời sống thì giảm:
+ Thu nợ ngành thương nghiệp dịch vụ đạt 0.948 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,59% giảm 0.060 triệu đồng, tỷ lệ giảm 5,95%.
+ Thu nợ ngành cho vay đời sống 20.533 triệu chiếm tỷ trọng 34,34% giảm 0,346 triệu tỷ lệ giảm 1,66%.
Đến năm 2007 thu nợ đạt 48.736 triệu giảm 11.054 triệu với tỷ lệ giảm 18,49% so với năm 2006, trong đó các ngành đều giảm hết, riêng ngành cho vay đời sống là tăng 3.102 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15,11%.