Đối với Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Mới

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Chợ Mới (Trang 73)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

6.2.2 Đối với Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Mới

Trong thời gian thực tập và tiếp xúc thực tế tại NHNo & PTNT huyện Chợ Mới, em nhận thấy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng hộ nông dân của Chi nhánh nói riêng thật sự có hiệu quả, biểu hiện qua lợi nhuận ngày một tăng. Tuy nhiên, để hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng nâng cao và có hiệu quả hơn, em xin đưa ra một vài kiến nghị sau:

- Cần phải đơn giản hóa các thủ tục hồ sơ vay vốn, loại bỏ và giảm bớt những biểu mẫu không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo yếu tố pháp lý.

- Cần quan tâm hơn nữa yếu tố nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng. Ngân

hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ với quy mô hoạt động khá lớn, yếu tố nợ quá hạn này còn ở mức khá cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Vì thế Ngân hàng cần cố biện pháp cụ thể để giảm thiểu tối đa nợ quá hạn và đi vào thế ổn định trong tương lai.

- Chi nhánh cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, có thể kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức trên thế giới để có nguồn vốn ổn định, lâu dài giúp Chi nhánh đầu tư vào các món vay trung, dài hạn.

- Lãi suất cho vay phải bằng với lãi suất của các ngân hàng khác trên địa bàn, vì lãi suất hiện nay của Ngân hàng cao hơn so với các Ngân hàng khác.

- Cần phân loại khách hàng trên cơ sở uy tín, số dư tiền gởi hay giao dịch lâu năm để áp dụng mức lãi suất thích hợp và cần có hành động thiết thực như tặng quà, xổ số trúng thưởng…nhằm duy trì khách hàng cũ khuyến khích khách hàng mới.

- Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội nông dân, các tổ chức, ban ngành đoàn thể huyện, xã trong khâu chọn lọc khách hàng, xét duyệt và thu hồi nợ để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầu tư gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ.

- Chính quyền địa phương nên tăng cường việc cung cấp thông tin về khách hàng, giúp Ngân hàng nắm được tình hình kinh tế của từng hộ khi họ vay vốn.

- Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội.

- Vận động sản xuất vay vốn Ngân hàng để phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi.

- Cần có chương trình khuyến nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua phòng nông nghiệp huyện, xã.

- Cần khuyến khích bà con nông dân mua bảo hiểm cây lúa, vườn cây ăn quả nhằm phục vụ tình trạng thiệt hại mất mùa hàng loạt khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra và cũng cần kết hợp với Ngân hàng trong việc lựa chọn những biện pháp khắc phục những thiệt hại trên. Đồng thời có những kiến nghị với cấp trên cần có những chính sách khắc phục hậu quả giúp bà con bị thiệt hại ổn định sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Cành, ( 2004). Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học nghiên cứu, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM.

2. Nguyễn Văn Dờn, (2003). Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê

3. Lê Văn Tư, Hồ Diệu, ( 2004). Ngân hàng thương mại, nhà xuất bảng thống kê, TPHCM.

4. Thái Văn Đại, (2007). Giáo trình ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ

5. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh, (2003). Tiền tệ Ngân hàng, Tủ sách Đại học Cần Thơ

6. Lê Văn Tư, (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội.

7. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, (2004). Cẩm nang tín dụng, Nhà xuất bản Hà Nội

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Chợ Mới (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w