Phân tích tình hình dư nợ hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Chợ Mới (Trang 52 - 57)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ hộ sản xuất

Dư nợ là kết quả có được từ của quá trình cho vay, đây là vấn đề mà hầu hết Ngân hàng nào cũng phải quan tâm, nó nói lên khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không luôn phụ thuộc vào tình hình dư nợ, nợ quá hạn. Mức dư nợ ngắn hạn hay trung hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ tăng và ngược lại. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ. Muốn vậy Ngân hàng phải chọn cho mình những khách hàng quen thuộc, có uy tín nhưng cũng phải đảm bảo về mặt tài chính để có đủ điều kiện trả nợ cho Ngân Hàng.

Bảng 10: TỔNG DƯ NỢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 137.286 67,04 162.647 69,11 225.958 74,00 25.361 18,47 63.311 38,93 Trung hạn 67.487 32,96 72.692 30,89 79.378 26,00 5.205 7,71 6.686 9,20 Tổng cộng 204.773 100,00 235.339 100,00 305.336 100,00 30.566 14,93 69.997 29,74

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới

Biểu đồ 4: Tình hình dư nợ cho vay hộ sản xuất

Qua bảng trên ta thấy, tổng dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất có xu hướng tăng cao cho thấy hoạt động của Ngân hàng ngày một mở rộng và đa dạng hơn trên mọi lĩnh vực. Trong năm 2005 tổng dư nợ ngắn hạn là 137.286 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67,04 % tổng dư nợ. Còn dư nợ trung hạn là 67.487 triệu đồng, chỉ chiếm 32,96% còn lại. Sang năm 2006, dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng, đạt 162.647 triệu đồng, tăng 25.361 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 18,47%. Dư nợ trung hạn cũng tăng, cụ thể là tăng 5.205 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 7,71% so với năm 2005. Trong năm 2007, dư nợ ngắn hạn và trung hạn lại tiếp tục tăng lên, cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 63.312 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 38,93%. Còn dư nợ trung hạn thì tăng lên 6.686 triệu đồng với tốc độ tăng là 9,20% so với năm 2006.

4.2.3.1 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất

Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong năm.

137.286 162.647 225.958 67.487 72.692 79.378 0 50 100 150 200 250 2005 2006 2007 Nam Trieu dong Ngan han Trung han

Bảng 11: DƯ NỢ NGẮN HẠN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng 2006/2005 2007/2006 (%) Số tiền % Số tiền % Ngành NN 52.908 38,54 53.987 33,19 61.459 27,20 1.079 2,04 7.472 13,84 Ngành TT-CN 5.696 4,15 6.653 4,09 6.465 2,86 0.957 16,80 -0.188 -2,83 Ngành TN-DV 23.035 16,78 28.166 17,32 39.415 17,44 5.131 22,27 11.249 39,94 CV đời sống 4.477 3,26 1.462 0,90 1.618 0.72 -3.015 -67,34 0.156 10,67 Ngành khác 51.17 37,27 72.379 44,50 117.001 51,78 21.209 41,45 44.622 61,65 Tổng cộng 137.286 100,00 162.647 100,00 225.958 100,00 25.361 18,47 63.311 38,93

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng lên hằng năm. Cụ thể, năm 2005 dư nợ đạt 137.286 triệu đồng, sang năm 2006 đạt 162.647 triệu đồng tăng 25.361 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 18,47% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì doanh số dư nợ là 225.959 triệu đồng tăng 63.312 triệu đồng tốc độ tăng trưởng đạt 38,93% so với năm 2006.

Điều này chứng tỏ Ngân hàng luôn chú trọng đến cho vay ngắn hạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho bà con nông dân trong việc sản xuất, kinh doanh góp phần quan trọng vào chuyển dịch và phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể dư nợ của các đối tượng sau:

- Ngành nông nghiệp

Đây là ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số dư nợ đứng thứ hai sau ngành cho vay khác. Năm 2006 dư nợ đạt 53.987 triệu đồng tăng 1.079 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 2,04% so với năm 2005, tăng không cao hơn bao nhiêu so với năm 2005. Đến năm 2007 thì doanh số dư nợ tăng khá cao tăng 7.472 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 13,84 % so với năm 2006. Nguyên nhân dư nợ tăng như vậy là do chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chuyển một phần diện tích lúa không hiệu quả sang nuôi cá, bò và nuôi heo, nông dân thường dựa vào kinh nghiệm sẵn có của mình để áp dụng chương trình khuyến nông trong việc chăn nuôi có hiệu quả, Chăn nuôi có kết hợp với ngành trồng trọt trong sản

xuất kinh tế hộ tạo thành mô hình khép kín gọi là mô hình VAC, mang lại hiệu quả rất cao hoặc chăn nuôi cá chân ruộng.

Huyện Chợ Mới hiện nay với hệ thống sông gòi thông suốt và nguồn nước lên xuống đều đặn, đường thì được láng nhựa nên rất thuận tiện cho việc chăn nuôi heo và cá… và cũng thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là các vùng sâu, vùng xa.

- Ngành tiểu thủ công nghiệp.

Dư nợ năm 2006 tăng 0.957 triệu đồng so năm 2003 dư nợ tăng do sản xuất kinh doanh của ngành nghề truyền thống chưa đạt hiệu quả cao ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng

Sang năm 2007 dư nợ giảm 0.188 triệu đồng với tốc độ giảm không đáng kể chỉ 2,83% so năm 2006

- Ngành thương nghiệp dịch vụ.

Trong lĩnh vực kinh doanh thì đây là loại hình cho vay ít có rủi ro nhất ngược lại có hiệu quả cao nên chi nhánh luôn chú trọng nâng cao dư nợ của ngành này. Cụ thể năm 2005 dư nợ đạt 23.035 triệu đồng đến năm 2006 thì dư nợ của ngành này là 28.166 triệu đồng tăng lên 5.131 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 22,27% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì doanh số dư nợ lại tiếp tục tăng 11.249 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 39,94% so với năm 2006. Nguyên nhân dư nợ của ngành này tăng nhanh như vậy là do được sự quan tâm của huyện, trong thời gian qua địa bàn huyện đã nâng cấp và đưa vào hoạt động 3 chợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và mua bán của người dân. Bên cạnh đó, chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới đã tìm đến khách hàng và mạnh dạn đầu tư, có thẩm định kỹ càng tạo được lòng tin của khách hàng, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến để vay vốn Ngân hàng. Đây cũng là một cách giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tốt hơn.

- Cho vay đời sống

Tình hình dư nợ của ngành này có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2006 giảm 3.015 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 67,34% so với năm 2005. Đến năm 2007 lại tăng lên 156 triệu đồng với tốc độ tăng 10,67% so với năm 2006.

Dư nợ của ngành này tăng qua các năm. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 72.379 triệu đồng tăng 21.209 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 41,45% so năm 2005 và năm 2007 doanh số dư nợ lại tiếp tục tăng 44.622 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 61,65%. Nguyên nhân tăng là do chi nhánh mở rộng đầu tư cho vay sửa máy xới, máy suốt, máy bơm nước, mua dầu nhớt phục vụ cho nông nghiệp và cho vay tổng hợp. Do nhu cầu sản xuất ngày càng đa dạng đồng thời đòi hỏi vốn đáp ứng ngày càng cao nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương, do đó dư nợ tăng cao.

4.2.3.2 Dư nợ trung hạn hộ

Bảng 12: DƯ NỢ TRUNG HẠN

Đơn vị: Triệu Đồng Chỉ Tiêu

2005 2006 2007 So sánh

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngành NN 15.826 23,45 13.056 17,96 15.904 20,07 -2.770 -17,50 2.848 21,81 Ngành TT-CN 1.746 2,59 1.689 2,32 1.245 1,57 -0.057 -3,27 -0.444 -26,29 Ngành TN-DV 0.788 1,17 0.885 1,22 0.379 0,48 0.097 12,31 -0.506 -57,18 CV đời sống 39.106 57,95 43.206 59,44 45.534 57,46 4.100 10,48 2.328 5,39 Ngành khác 10.021 14,85 13.856 19,06 16.176 20,41 3.835 38,27 2.320 16,74 Tổng cộng 67.487 100,00 72.692 100,00 79.238 100,00 5.205 7,71 6.546 9,01

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới

Nhìn chung dư nợ trung hạn liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 dư nợ 72.692 triệu đồng tăng 5.205 triệu đồng, với tốc độ tăng là 7,713% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ tiếp tục tăng lên 6.546 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,01% so với năm 2006. Đối tượng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ trung hạn là đối tượng cho vay đời sống, luôn chiếm tỷ trọng trên 57% và có thể nó tăng dần trong các năm tới. Cụ thể là trong năm 2005, dư nợ của ngành cho vay đời sống là 39.106 triệu đồng, sang đến năm 2006, dư nợ của ngành này 43.206 triệu đồng tăng 4.100 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 10,484%. Sang đến năm 2007, dư nợ của đối tượng này tiếp tục tăng, đạt 2.328 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 5,39 % so với năm 2006.

Ngành có dư nợ tăng đứng thứ hai là ngành khác, năm 2006 dư nợ 13.856 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,06% trong tổng dư nợ, tăng 3.835 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 38,270% so với năm 2005. Đến năm 2007 tăng 2.320 triệu đồng với tốc độ tăng là 16,74% so với năm 2006.

Bên cạnh đó, dư nợ ngành nông nghiệp đáng quan tâm, trong năm 2005, dư nợ của đối tượng này đạt 15.826 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23,45% tổng dư nợ. Thế nhưng sang năm 2005 dư nợ ngành nông nghiệp là 13.056 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,58% tổng dư nợ trung hạn, giảm 2.770 triệu đồng với tốc độ giảm là 17,503% so với năm 2005. Năm 2007 khoản mục này lại tăng, đạt 15.904 triệu đồng, chiếm 20,07% tổng dư nợ trung hạn và tăng 2.848 triệu đồng tưong ứng với tốc độ tăng là 21,81% so với năm 2006.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Chợ Mới (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w