7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu hộ sản xuất
Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ xấu, nơi nào có nợ xấu cao thì chất lượng tín dụng thấp, nơi nào có nợ xấu thấp thì chất lượng tín dụng cao.
Nợ xấu là một vấn đề mà hầu như Ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm đến, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà các Ngân hàng đầu tư. Nếu có nợ xấu lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng là đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế mà nợ xấu là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng
Bảng 13: TỔNG NỢ XẤU HỘ SẢN XUẤT Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số tiềnTỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng 2006/2005 2007/2006 (%) Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.877 88,79 0.894 52,56 0.158 14,01 -0.983 -52,37 -0.736 -82,33 Trung hạn 0.237 11,21 0.807 47,44 0.97 85,99 0.57 240,51 0.163 20,198 Tổng cộng 2.114 100,00 1.701 100,00 1.128 100,00 -0.413 -19,54 -0.573 -33,69
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới
Biểu đồ 5: Tình hình nợ xấu của hộ sản xuất
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ xấu hộ sản xuất giảm dần qua các năm và có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo. Trong đó nợ xấu ngắn hạn giảm đều qua các năm còn nợ xấu trung hạn thì lại tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006, nợ xấu 1.701 triệu đồng giảm 0.413 triệu đồng với tốc độ giảm là 19,54% so với năm 2005. Đến năm 2007 lại giảm xuống 0.573 triệu đồng tương ứng với lệ giảm là 33,69% so với năm 2006. Nhìn chung, qua ba năm nợ xấu trung hạn tăng nhưng với tốc độ tăng không cao, ngược lại nợ xấu ngắn hạn thì giảm với tốc độ cao nên làm cho tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất giảm đáng kể.
4.2.4.1 Nợ xấu ngắn hạn hộ sản xuất:
Bảng 14: NỢ XẤU NGẮN HẠN
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu
2005 2006 2007 So sánh
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngành NN 0.561 29,89 0.318 35,57 0.030 18,99 -0.243 -43,32 -0.288 -90,57 Ngành TT-CN 0.024 1,28 0.104 11,63 0.000 0,00 0.080 333,33 -0.104 -100,00 Ngành TN-DV 1.137 60,58 0.414 46,31 0.012 7,59 -0.723 -63,59 -0.402 -97,10 Ngành khác 0.155 8,26 0.058 6,49 0.116 73,42 -0.097 -62,58 0.058 100,00 Tổng cộng 1.877 100,00 0.894 100,00 0.158 100,00 -0.983 -52,37 -0.736 -82,33
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới
Nhìn chung tình hình nợ xấu tương đối tốt, chỉ có ngành, TTCN, ngành khác có nợ xấu tăng nhưng cũng không cao. Cụ thể, trong năm 2006 tỷ lệ nợ xấu của ngành TTCN là 0.104 triệu đồng tăng 80 triệu so với năm 2005. Nguyên nhân
1.877 0.894 0.158 0.237 0.807 0.97 0 0.5 1 1.5 2 2005 2006 2007 Nam Trieu dong Ngan han Trung han
là do người dân chưa có kỹ thuật cao vì vậy sản phẩm không cạnh tranh được trên thị trường cho nên khách hàng không thể trả nợ được cho Ngân hàng và Ngân hàng phải chuyển sang nợ xấu từ đó làm cho nợ xấu ngành TTCN tăng nhanh trong năm này. Sang năm 2007, thì ngành này không có nợ xấu, do người dân làm ăn có hiệu quả cao, sản phẩm của họ làm ra bán được giá nên họ trả nợ đúng hạn. Còn ngành khác thì năm 2006 nợ xấu là 58 triệu đồng giảm 97 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 62,58% so với năm 2005. đến năm 2007 nợ xấu của ngành này lại tăng lên gấp đôi năm 2006 với tốc tăng 100% so với năm 2006. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm làm nhiều hộ nông dân trắng tay. Còn nợ quá hạn của TTCN – TMDV là 40 triệu, tăng 35 triệu so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho ngành này tăng nhanh như thế là do một số người dân vay để mua đất hoặc cải tạo vườn. Người dân mua đất nhưng chưa nắm bắt được đặc điểm kỷ thuật của loại đất mới này dẫn đến năng suất thấp và chất lượng không cao, bán không được giá nên không thanh toán được cho Ngân hàng. Mặt khác người dân vay vốn để trồng xoài nhưng khi đến thu hoạch thì xoài không có giá loại hình này thì có rất nhiều hộ tham gia.
4.2.4.2 Nợ xấu trung hạn hộ sản xuất
Qua bảng trên ta thấy nợ xấu trung hạn tăng dần qua các năm, trong năm 2005 thì nợ xấu chỉ đạt 237 triệu đồng sang đến năm 2006 thì nợ xấu lại tăng lên 570 triệu đồng với tốc độ tăng là 240,51% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì nợ xấu trung hạn lại tiếp tục tăng lên 163 triệu đồng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng không cao bằng năm 2006 so với năm 2005 chỉ có 20,20%. Nguyên nhân là do nợ xấu của ngành nông nghiệp và ngành khác tăng cao so với năm trước.
Bảng 15: NỢ XẤU TRUNG HẠN
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu
2005 2006 2007 So sánh
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngành NN 0.126 53,16 0.465 57,62 0.000 0,00 0.339 269,05 -0.465 -100,00 Ngành TT-CN 0.000 0,00 0.063 7,81 0.000 0,00 0.063 0,00 -0.063 -100,00 Ngành TN-DV 0.000 0,00 0.066 8,18 0.464 47,84 0.066 0,00 0.398 603,03 Ngành khác 0.111 46,84 0.213 26,39 0.506 52,16 0.102 91,89 0.293 137,56 Tổng cộng 0.237 100,00 0.807 100,00 0.970 100,00 0.570 240,51 0.163 20,20
Đối với ngành nông nghiệp năm thứ hai tăng cao hơn năm trước. cụ thể, năm 2005 thì nợ xấu là 126 triệu đồng đến năm 2006 thì nợ xấu của ngành này tăng lên 339 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 269,05% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng nhiều như vậy là do nông dân chuyên canh trồng lúa nên khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra hay giá nông sản thấp, nông dân không có nguồn thu khác để bù đắp. Trong những năm qua thiên tai, dịch bệnh luôn xảy ra làm cho đồng ruộng bị thiệt hại nặng, một số ruộng bị mất trắng gây thất thu. Đối với cây lúa cũng vậy, thời gian qua có nhiều dịch bệnh phát sinh trên nhiều diện tích, phổ biến là bệnh đốm vằn, cháy lá lúa, rầy nâu. Bên cạnh đó là dịch ốc bu vàng, chuột làm giảm năng suất đã làm ảnh hưởng đến năng suất của người dân, dẫn đến người dân mất khả năng chi trả vốn cho Ngân hàng. Sang đến năm 2007 thì tình hình nợ xấu trong nông nghiệp không còn nữa.
Ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là ngành cho vay khác tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2006 nợ xấu là 213 triệu đồng tăng 102 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 91,89% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì nợ xấu của ngành này lại tăng lên 293 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 137,56% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho ngành này có tỷ lệ nợ xấu cao như vậy là do thất mùa, chi phí sản xuất cao, một phần cũng do ý thức của người chân ỳ, ỷ lại trông chờ vào chính sách xóa đối giảm nghèo của nhà nước.
Tóm lại bất cứ một Ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ, lãi đúng hạn khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hoàn tất và Ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo được lợi nhuận từ cấp tín dụng.