- Thủ tục chứng từ
PHIẾU XUẤT KHO
Số: 05/02
Ngày 28 tháng 02 năm 2008 Họ tên người nhận hàng: Bùi Duy Hoàng Địa chỉ (bộ phận): Tráng màng
Lý do xuất hàng: Sản xuất bao bì mì tôm Xuất tại kho: Ông Hải
STT Tên vật tư MS ĐVT Số lượng Yêu cầu Thực xuất Đơn giá Thành tiền 1 Nhựa OPP tráng màng kg 1.400 1.400 20.500 28.700.000 2 Nhựa CPP tráng màng kg 1.500 1.500 18.750 28.125.000 3 Nhựa taical kg 400 400 21.400 8.560.000 Cộng 65.385.000
Xuất, ngày 02 tháng 02 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
* Tài khoản sử dụng
Tk 621: Chi phí NVL trực tiếp
Tk này được mở chi tiết cho từng bộ phận TK 62101: Bộ phận tráng màng
Tk 62102: Bộ phận in Tk 62103: Bộ phận ghép Tk 62104: Bộ phận dựng bao
* Hạch toán và trình tự ghi sổ
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán sẽ ghi sổ Nhật ký chung bút toán thích hợp vào máy vi tính. Khi xuất NVL sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, tuỳ theo từng bộ phận sử dụng kế toán hạch toán vào Tk 621 phù hợp theo giá xuất kho của NVL (hiện tại công ty sử dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho theo giá thực tế đích danh). Khi nhập số liệu vào máy, kế toán chỉ cần nhập chủng loại và số lượng NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, phần mềm kế toán sẽ tự động tính ra giá trị NVL xuất dùng theo phương pháp thức tế đích danh đã được lựa chọn rồi chuyển các thông tin đó đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết.
Ví dụ:
Căn cứ vào phiếu xuất số 05/02 kế toán sẽ hạch toán bút toán vào máy tính Nợ TK 62101- Bộ phận tráng màng : 65.385.000
Có TK 152- NVL (Mã số 1520301): 28.700.000 Có TK 152-NVL (Mã số 1520604): 28.125.000 Có TK 152- NVL (Mã số 1520605): 8.560.000
CÔNG TY TNHH IN VÀ
SẢN XUẤT BAO BÌ THIÊN HÀ SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 02 năm 2008
Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Phát sinh nợ Phát sinh có
………
PX 05/02 02/02/2008 02/02/2008 Ông Hải xuất nhựa cho ông Hoàng phục vụ sản xuất bao mì tôm
Chi phí NVL trực tiếp tráng màng 62101 62.870.000
Nguyên vật liệu 152 62.870.000
PX 06/02 05/02/2008 06/02/2008 Xuất kho mực in sx bao bì mì tôm
Chi phí NVLTT in 62102 15.987.100
Nguyên vật liệu 152 15.987.100
……… ………. …………. ……….. ……. ……… ………….
Cộng phát sinh 2.524.985.100 2.524.985.100
Hà Nội, Ngày 02 tháng 02 năm 2008
Người lập biểu Kế toán trưởng
CÔNG TY TNHH IN VÀ
SẢN XUẤT BAO BÌ THIÊN HÀ SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
Tháng 02 năm 2008
CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối
ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư
……….……… PX 05/02 02/02/2008 02/02/2008 ông Hải xuất nhựa cho ông Hoàng phục
vụ sản xuất bao bì mì tôm
152 62.870.000PX 06/02 05/02/2008 02/02/2008 Xúât kho mực in sx bao bì mì tôm 152 15.987.100 PX 06/02 05/02/2008 02/02/2008 Xúât kho mực in sx bao bì mì tôm 152 15.987.100
……….………..
Kết chuyển chi phí sang TK 154 592.550.125 592.550.125 Tổng phát sinh
Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
2.1.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm, vì vậy việc quản lý tốt chi phí nhân công trực tiếp, thực hiện tính toán và phân bổ chính xác chi phí này vào giá thành sản phẩm sẽ giúp Công ty xác định giá bán sản phẩm hợp lý, nâng cao được tính cạnh tranh của sản phẩm, từ đó mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho Công ty.
Công ty TNHH In và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà, Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương chinh, lương phụ và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Phương pháp tính
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm tiền lương chính và các khoản lương phụ. Trong đó tiền lương chính công nhân trực tiếp sản xuất được căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoặc công việc thực tế hoàn thành và đơn giá khoán cho từng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành đó.
Dựa vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, kế toán tính ra tiền công phải trả cho từng đội sản xuất.
Công thức tính:
Tiền lương = Đơn giá khoán x khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành
Ví dụ: Tháng 2 tại phân xưởng tráng màng nhóm Ngô Hoa Mai hoàn thành:
STT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng
1 Màng OPP m2 8.425
2 Màng CPP m2 9.212
3 Màng Taical m2 2.831
Mức đơn giá khoán cho công đoạn tráng màng:
Sản phẩm ĐVT Đơn giá
Màng OPP đ/m2 196
Màng CPP đ/m2 180
Màng Taical đ/m2 200
Tiền lương phải trả cho khối lượng sản phẩm hoàn thành của nhóm Ngô Hoa Mai
STT Tên sản phẩm Số tiền (số lượng x đơn giá)
1 Màng OPP 8.425 x 196 = 1.651.300 2 Màng CPP 9.212 x 180 = 1.658.160 3 Màng Taical 2.831 x 200 = 566.200
Tổng cộng 3.875.660
Các khoản lương phụ bao gồm lương phép, lương lễ, lương trách nhiệm, tiền ăn ca…
Lương nghỉ
phép =
Tiền lương cơ bản x số công phép 26
Lương nghỉ
lễ =
(Tiền lương cơ bản + PCK ổn định) x Số công lễ 26
Trong đó:
Tiền lương cơ bản = Hệ số bậc lương x Mức lương tối thiểu (450.000) PCK ổn định = 15% x Tiền lương cơ bản
Ví dụ :
Công nhân Nguyễn Thị Tuyết Dương phân xưởng ghép có hệ số bậc lương là 2,55 có số công lễ là 1
Tiền lương cơ bản = 2,55 x 450.000 = 1.147.500 PCK ổn định = 15% x 1.147.500 = 172.125
Lương lễ = (1.147.500 + 172.125) x 126 = 50.755 Các khoản trích theo lương
+ Bảo hiểm xã hội (BHXH): Căn cứ vào hệ số bậc lương và mức
lương tối thiểu, kế toán tính ra tiền lương cơ bản cho từng công nhân, tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó, tỷ lệ BHXH được tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 15%, người lao động phải trả 5%.
Công thức:
Tiền BHXH = 20% x Tiền lương cơ bản Số BHXH được tính
vào chi phí = 15% x Tiền lương cơ bản Số BHXH phải thu của
người lao động = 5% x Tiền lương cơ bản
+ Bảo hiểm y tế (BHYT): Căn cứ vào hệ số bậc lương và mức lương tối thiểu, kế toán tính ra tiền lương cỏ bản cho từng công nhân, tỷ lệ trích BHYT là 3% trong đó 2% tính vào chi phí nhân công trực tiếp, 1% còn lại phải thu của người lao động.
Công thức:
Tiền BHYT = 3% x Tiền lương cơ bản Tiền BHYT được
tính vào chi phí = 2% x Tiền lương cơ bản Tiền BHYT phải thu
của người lao động = 1% x Tiền lương cơ bản
+ Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Căn cứ vào các khoản lương chính và lương phụ, kế toán tính ra số tiền KPCĐ cần trích lập. Tỷ lệ trích KPCĐ là 2% và được tính vào chi phí.
Kinh phí công đoàn = 2% x (Lương chính + Lương phụ)
Thủ tục chứng từ
Việc xác định và quản lý chi phí nhân công trực tiếp bắt đầu từ việc quản lý tình hình sản xuất của công nhân ở từng phân xưởng. Hàng ngày, người phụ trách về lao động của từng phân xưởng tiến hành theo dõi ngày
công thực tế của từng công nhân, lên bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ. Đến cuối tháng các bảng chấm công này thường được gửi lên phòng tổ chức- lao động làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lươngcho các phòng ban và phân xưởng.