Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC (Trang 80 - 86)

III Đỗ Minh Hoàng

2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để tăng cường hiệu quả quản trị chi phí

2.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm

sản xuất và tính gía thành sản phẩm

Những hạn chế tồn tại nêu trên trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm cho việc tập hợp chi phí không đúng khoản mục phí, gâas thành khoản mục không chính xác khiến cho các nhà

quản lý không thấy được những chi phí hình thành lên bán thành phẩm , thành phẩm để từ đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Từ những yêu cầu cấp thiết đó, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm của công ty cần có những bước điều chỉnh để việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được phù hợp và chính xác hơn.

 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng rộng sẽ gây khó khăn cho công tác tính giá thành và quản trị của công ty nên cần xác định lại đối tượng hạch toán chi phí sản xuẩt. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành hợp lý sẽ là cơ sở để tổng hợp số liệu, mở và ghi chép trên các tài khoản, sổ chi tiết… Nhờ đó công tác tính giá thành sản phẩm đựơc thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đối tượng hạch tóan chi phí sản xuất nên được cụ thể hơn đó là từng công đoạn sản xuất. Các TK 621, 622, 627 sẽ mở chi tiết cho từng công đoạn, công đoạn tráng màng, in, ghép, dựng bao.

 Đối với NVL xuất dùng không hết chuyển sang kỳ sau sử dụng sản xuất sản phẩm thì ta sẽ hạch toán

Nợ TK 152 (chi tiết VL):

Có TK 621 (chi tiết đối tượng):

Đầu kỳ sau sẽ hạch toán phần gía trị NVL thực tế xuất dùng không hết kỳ trước:

Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng) Có TK 152 (chi tiết vật liệu)

 Công tác tính giá thành sản phẩm của công ty còn có điểm chưa hợp lý như sau: công ty TNHH In và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà sản xuất sản phẩm chủ yếu theo đơn đặt hàng, do vậy công ty phải xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm hoàn thành của từng

đơn đặt hàng, điều này phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng phù hợp với đặc điểm của công ty là có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, tổ chức sản xuất hàng loạt theo các đơn đặt hàng của khách. Theo phương pháp này kỳ tính gía thành không trùng với kỳ báo cáo, vì vậy chỉ những đơn đặt hàng nào đã hoàn thành thì mới tiến hành tính giá sản phẩm, còn với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp cho đơn đặt hàng đó được coi là chi phí sản xuất dở dang.

Phương pháp tính gía thành theo đơn đặt hàng giúp cho công việc xác định gía thành của từng loại sản phẩm của công ty một cách chính xác, tránh hiện tượng bình quân như phương pháp hiện nay của công ty đang thực hiện. Đồng thời cách tính này sẽ giúp cho công tác phân tích đánh giá hiệu quả cuả chủng loại sản phẩm một cách hiệu quả hơn để từ đó đưa ra phương hướng biện pháp cho kế hoạch sản xuất kỳ sau.

Theo phương pháp này đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Giá thành của toàn bộ đơn hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành hay giao cho khách hàng.

Đối với các chi phí trực tiếp như chi phí Nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc phát sinh. Đối với chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì tập hợp riêng, sau đó phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức phù hợp (tiền lương của công nhân sản xuất, giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu chính hoặc trực tiếp…).

Cuối kỳ kế toán, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất hợp được cho đơn đặt hàng đó được coi là chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp được cho đơn đặt hàng đó là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.

Theo em , công ty nên lập bảng kê chi phí sản xuất để theo dõi cụ thể cho từng đơn đặt hàng theo 3 khoản mục chi phí (chi phí NVLTT, Chi phí NCTT, chi phí SXC). Bảng này cùng với các bảng phân bổ chi phí sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập bảng tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Hơn nữa, việc lập bảng kê chi phí sản xuất sẽ giúp giám đốc công ty đánh gía tổng quát hơn về tình hình sản xuất sản phẩm của từng đơn đặt hàng theo khoản mục chi phí cụ thể, qua đó có thể tiến hành so sánh một cách dễ dàng về chi phí sản xuất, gía thành sản phẩm, từ đó so sánh được hiệu quả của từng loại đơn đặt hàng.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán được nhiều nhà quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan niệm như một” ngôn ngữ kinh doanh”, được coi là “ Nghệ thuật “ để ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định phù hợp với mục đích của từng đối tượng sử dụng thông tin.

Nghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc không thể thiếu được trong công tác kế toán của Công ty.

Trong thời gian thực tập tại Công ty em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã phần nào đáp ứng yêu cầu hiện nay của công tác quản lý doanh nghiệp. Báo cáo thực tập được trình bày kết hợp giữa lý luận và thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH In và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà. Xuất phát từ những quan điểm đổi mới và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình tổ chức hạch toán nghiệp vụ tại Công ty, trên cơ sở kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Minh Phương em cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán đối với Công ty.

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do điều kiện còn hạn chế vè mặt kiến thức

và thời gian khảo sát thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn.

Qua đây, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Minh Phương cùng toàn bộ cán bộ trong phòng tài chính- kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w