2.1 Khái niệm
Là mô hình tổ chức truyền thống của các ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện trình độ ứng dụng công nghệ tin học trong kế toán còn thấp. Khách hàng đến giao dịch phải làm việc với nhiều người, thực hiện giao dịch tại giao dịch viên nhưng nhận kết quả giao dịch lại từ kế toán viên. Vì thế để một giao dịch đi đến thành công phải qua nhiều người, nhiều công đoạn.
2.2 Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch “nhiều cửa”
2.2.1. Quy trình thanh toán trong giao dịch nhiều cửa
−Khách hàng yêu cầu giao dịch.
−Giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát.
−Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho giao dịch viên.
−Giao dịch viên ghi nợ, chuyển chứng từ ghi có cho giao dịch viên ghi có. −Giao dịch viên ghi có trả lại chứng từ cho giao dịch viên ghi nợ.
−Kiểm soát trả chứng từ cho quỹ chính trong trường hợp trả tiền mặt. −Khách hàng tới bộ phận quỹ để nhận tiền.
−Bộ phận quỹ trả tiền (thu) cho khách hàng.
Khách hàng Khách hàng Quỹ chính Giao dịch viên ghi Nợ Giao dịch viên ghi Có Kiểm soát Nhập chứng từ vào máy tính
Theo mô hình này, kế toán chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và hạch toán vào sổ sách kế toán theo qui định, tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt khách hàng phải nộp (nhận) tại quỹ chính của Ngân hàng. Và giao dịch viên thực hiện nghĩa vụ đơn giản nhất đó là chỉ tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và chuyển nhu cầu cho kế toán xử lý. Do vậy, để thực hiện một giao dịch phải qua 3 khâu là giảm năng suất lao động, tăng sự phiền hà và chờ đợi của khách hàng, khách hàng phải qua nhiều khâu, nhiều cửa mới thực hiện xong giao dịch của mình.
2.2.2. Trình tự giao dịch trong giao dịch nhiều cửa
Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch đến làm việc với người đầu tiên là giao dịch viên.
Giao dịch viên sau khi nắm bắt nhu cầu của khách hàng, nhận các chứng từ cần thiết khách hàng đưa, và trao cho khách hàng các chứng từ cần thiết của ngân hàng. Tập hợp toàn bộ chứng từ đó chuyển về cho kế toán viên.
Kế toán viên nhận chứng từ và tiến hành hạch toán
Các khâu liên quan đến tiền mặt thì khách hàng trực tiếp làm việc với quỹ chính.
2.2.3. Ưu, nhược điểm của mô hình giao dịch nhiều cửa
Ưu điểm
Tăng sự ràng buộc trong công việc đối với việc thực hiện một giao dịch giữa giao dịch viên, kế toán viên, thủ quỹ. Phân cấp, phân quyền đối với từng cán bộ.
Hạn chế sai sót do qua nhiều khâu kiểm tra, nếu phát sinh sai sót có thể khắc phục được ngay.
Một giao dịch sau khi thực hiện được xem như đã hoàn thành, không có công tác hậu kiểm cuối ngày, giao dịch nào xong giao dịch ấy.
Nhược điểm
Làm gia tăng thời gian giao dịch và tăng chi phí giao dịch, qua nhiều khâu, nhiều đoạn làm tăng tính quan liêu trong giao dịch.
Năng suất lao động thấp, ngân hàng sẽ khó cạnh tranh trong môi trường các ngân hàng đang cạnh tranh nhau gay gắt.
Đối với những sản phẩm mới và hiện đại như ngày nay như thẻ thanh toán, thẻ rút tiền tự động thì không thể mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Gia tăng thời gian và chi phí, ngân hàng không thể cạnh tranh nổi với các ngân hàng khác.
Ảnh hưởng đến năng suất lao động là hạn chế cực kỳ lớn và dường như nó không thể tồn tại được lâu. Để có thể tồn tại và phát triển buộc các ngân hàng phải chuyển sang mô hình giao dịch một cửa, và đó chỉ còn là vấn đề của thời gian.