Quy định chung về mô hình giaodịch một cửa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 302 Trần Khát Chân (Trang 57 - 62)

3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần NamViệt

4.1. Quy định chung về mô hình giaodịch một cửa

4.1.1. Mô hình giao nhận tiền mặt nội bộ

4.1.1.1 Phương thức giao nhận tiền mặt qua quỹ chính, quỹ phụ và các giao dịch viên. Trong phương thức này, quy trình giao nhận tiền mặt được thực hiện tuần tự qua quỹ chính, quỹ phụ, các giao dịch viên.

(1 ) (2) (3) Quỹ chính Khách hàng Quỹ phụ Quỹ phụ Giao dịch viên Giao dịch viên Khách hàng Khách hàng Giao dịch viên Giao dịch viên Khách hàng

Đầu ngày, quỹ chính giao tiền mặt cho quỹ phụ, quỹ phụ giao tiền mặt cho các giao dịch viên, quỹ phụ cũng có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng như các giao dịch viên.

Cuối ngày khi kết thúc giao dịch với khách hàng, các giao dịch viên nộp hết tiền mặt về cho quỹ phụ, quỹ phụ nộp hết tiền mặt về cho quỹ chính.

Trong quá trình giao dịch với khách hàng nếu giao dịch viên hoặc quỹ phụ nào thừa hoặc thiếu tiền mặt thì cũng tiến hành việc giao và nhận tiền như quá trình giao nhận tiền đầu và cuối ngày nói trên.

Nghiêm cấm quỹ phụ và giao dịch viên có tồn quỹ tiền mặt vào cuối ngày. 4.1.1.2. Phương thức giao nhận tiền mặt giữa quỹ chính và các giao dịch viên.

Trong phương thức này, quy trình giao nhận tiền mặt được thực hiện trực tiếp từ quỹ chính đến các giao dịch viên.

Đầu ngày, quỹ chính giao tiền mặt trực tiếp cho các giao dịch viên.

Cuối ngày khi kết thúc giao dịch với khách hàng, các giao dịch viên nộp hết tiền mặt về cho quỹ chính.

Trong quá trình giao dịch với khách hàng nếu giao dịch viên hoặc quỹ phụ nào thừa hoặc thiếu tiền mặt thì cũng tiến hành việc giao và nhận tiền như quá trình giao nhận tiền đầu và cuối ngày nói trên.

Nghiêm cấm giao dịch viên có tồn quỹ tiền mặt vào cuối ngày. 4.1.1.3. Phương thức quỹ chính giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Trong phương thức này, Quỹ chính thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng. Quỹ chính thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt vượt hạn mức giao dịch của quỹ phụ và giao dịch viên, và các giao dịch thu chi khác theo nhiệm vụ được phân công (thu chi nội bộ…).

4.1.2. Hạn mức giao dịch với khách hàng

NamViệt (Navibank) quy định hạn mức giao dịch đối với một khách hàng của từng giao dịch viên, kiểm soát viên, bộ phận quỹ.

Hạn mức giao dịch của giao dịch viên đối với một khách hàng là hạn mức mà tại đó khi số tiền phát sinh trong giao dịch nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức đó thì các giao dịch viên có quyền tự duyệt cho giao dịch của mình mà không phải qua kiểm soát viên.

Hạn mức của kiểm soát viên là hạn mức mà tại đó khi phát sinh giao dịch với số tiền lớn hơn hạn mức của giao dịch viên và nhỏ hơn hạn mức mà kiểm soát viên thì kiểm soát viên được duyệt. Còn nếu lớn hơn hạn mức của kiểm soát viên thì phải qua trưởng phòng dịch vụ khách hàng duyệt.

4.1.2.1 Giao dịch viên

Mỗi giao dịch viên được ủy quyền thực hiện giao dịch với một hạn mức nhất định theo sự phê duyệt của Tổng Giám đốc/Giám đốc và tuân thủ theo các quy trình giao dịch liên quan tới nghiệp vụ của giao dịch viên. Và số tiền đó là 10 triệu đồng và 1000 USD.

Nếu số tiền trong từng giao dịch của giao dịch viên nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức được uỷ quyền thì trên chứng từ sẽ không cần chữ ký của kiểm soát viên, chỉ cần chữ ký của giao dịch viên. Nếu số tiền của từng giao dịch vượt quá hạn mức được uỷ quyền thì trên chứng từ yêu cầu có cả chữ ký của kiểm soát viên và giao dịch viên.

4.1.2.2 Kiểm soát viên

Mỗi kiểm soát viên được quyền phê duyệt giao dịch của giao dịch viên với một hạn mức nhất định. Hạn mức này ở Nam Việt là 100 triệu đồng và 10000 USD.

Khi số tiền giao dịch của giao dịch viên vượt quá hạn mức phê duyệt của kiểm soát viên thì chuyển giao dịch đó sang cho kiểm soát viên khác có hạn mức thẩm quyền cao hơn.

4.1.2.3. Phân quyền giao dịch

Việc phân quyền hạn mức, định mức cho các giao dịch viên, kiểm soát viên, quỹ chính, quỹ phụ do Tổng Giám đốc/Giám đốc phê duyệt trên cơ sở đề xuất của Trưởng các Bộ phận giao dịch, Bộ phận điện toán, Bộ phận nhân sự.

4.1.3. Ấn chỉ và các giấy tờ có giá

Sử dụng ấn chỉ, giấy tờ giao dịch theo mẫu quy định của Ngân hàng phù hợp với các nghiệp vụ ngân hàng đã được quy định trong các quy trình cụ thể.

Giao dịch ứng tiền mặt liên quan đến nghiệp vụ Ngân hàng làm đại lý cho các tổ chức khác sử dụng chứng từ của tổ chức đó.

4.2. Nội dung quy trình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

4.2.1. Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng

Tiếp nhận nhu cầu

Kiểm tra Không đạt Xử lý giao dịch Vượt hạn mức Trong hạn mức Hạn mức giao dịch Phê duyệt giao dịch In chứng từ Khách hàng, các

kênh thanh toán Kế toán viên Khách hàng K hô ng đ ạt 1 2 3 Chi tiền mặt Chi tiền Có Không 6 4 5 Đạt 7 Phân phối chứng từ Công việc cuối ngày

Thu tiền mặt Thu tiền Có Không Đạt 8 Lưu đồ Người thực GDV GDV GDV KSV GDV GDV GDV GDV

Người thực hiện: Giao dịch viên.

Mở tài khoản của khách hàng, thực hiện theo quy định mở tài khoản khách hàng.

Thanh toán qua tài khoản thanh toán, phát hành séc của Ngân hàng, thực hiện theo quy trình nghiệp vụ tiền gửi không kỳ hạn.

Huy động vốn: nhận tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…, thực hiện theo quy trình nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn.

Chuyển tiền, mua bán thu đổi ngoại tệ, séc du lịch…, thực hiện theo quy trình nghiệp vụ thanh toán.

Phát vay, thu nợ,…của nghiệp vụ tín dụng, thực hiện theo quy trình cho vay. Thu, chi tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng cho các nghiệp vụ trên. Các giao dịch bằng tiền mặt và chuyển khoản khác.

4.2.2. Kiểm tra chứng từ của khách hàng

Người thực hiện: Giao dịch viên.

Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ, chứng từ do khách hàng xuất trình theo đúng hướng dẫn đối với từng loại nghiệp vụ.

Nếu chứng từ khách lập có thiếu sót, giao dịch viên hướng dẫn khách hàng ghi bổ sung hoặc hướng dẫn khách lập lại chứng từ.

Nếu chấp nhận chứng từ và yêu cầu giao dịch của khách hàng, chuyển thực hiện bước 3.

4.2.3 Thu tiền mặt

Người thực hiện: Giao dịch viên.

Căn cứ vào chứng từ do khách hàng lập, thực hiện thu tiền mặt (nếu có) theo hướng dẫn thu tiền mặt tại các quy trình nghiệp vụ (tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền…), kiểm tra phát hiện tiền giả.

Chuyển sang bước 4

4.2.4. Xử lý giao dịch

Người thực hiện: Giao dịch viên.

Tiến hành việc nhập dữ liệu theo từng màn hình giao dịch tuỳ theo nghiệp vụ vào Hệ thống điện toán.

Nếu trong hạn mức giao dịch của Giao dịch viên, chuyển thực hiện bước 6. Nếu vượt hạn mức giao dịch của Giao dịch viên, chuyển thực hiện bước 5.

4.2.5. Kiểm soát và duyệt giao dịch

Người thực hiện: Kiểm soát viên.

Căn cứ các chứng từ kiểm tra các chi tiết giao dịch trên màn hình. Nếu chấp nhận, ký duyệt giao dịch, chuyển sang bước 6.

Trường hợp không chấp nhận giao dịch, trả lại chứng từ cho GDV làm lại kèm lý do.

4.2.6. In chứng từ

Người thực hiện: Giao dịch viên. In các thông tin lên chứng từ của khách hàng . Ký chứng từ giao dịch.

Chuyển các chứng từ thanh toán cho bộ phận thực hiện đi các kênh thanh toán Nếu giao dịch liên quan đến chi tiền mặt thì chuyển sang bước 7.

4.2.7. Chi tiền mặt

Người thực hiện: Giao dịch viên.

Tiến hành chi tiền mặt theo từng quy trình nghiệp vụ (tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền…). Chuyển sang bước 8

4.2.8. Phân phối chứng từ và công việc cuối ngày

Người thực hiện: Giao dịch viên.

Trả khách hàng liên thứ 2, chuyển chứng từ cho bộ phận thanh toán (nếu có) Cuối ngày thực hiện :

+Thực hiện các công việc cuối ngày, in các báo cáo giao dịch trong ngày, kiểm tra đối chiếu giữa chứng từ giao dịch và báo cáo khớp đúng – thực hiện theo quy trình vận hành Hệ thống điện toán.

+Kiểm soát viên ký báo cáo của giao dịch viên sau khi đã chấm khớp đúng.

+Nộp báo cáo có chữ ký của kiểm soát kèm giao dịch trong ngày cho kế tosán viên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 302 Trần Khát Chân (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w