Tăng tr−ởng nóng của nền kinh tế Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỳ giá nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 31)

Từ những yếu tố nội tại của nền kinh tế Trung Quốc, có thể thấy rằng Trung Quốc khó tránh khỏi việc tăng giá NDT, vì nền kinh tế Trung Quốc hiện đã quá lớn so với những năm 1990, lúc NDT bắt đầu đ−ợc cố định giá vào đồng USD. Đồng thời, tốc độ tăng tr−ởng kinh tế nhanh và nền kinh tế mạnh luôn đòi hỏi đồng tiền nội địa cũng phải mạnh lên t−ơng ứng. Do vậy, nếu Trung Quốc cứ tiếp tục kìm giữ tỷ giá của đồng NDT ở mức thấp lâu hơn nữa thì sẽ phải đối phó với nhiều vấn đề nghiêm trọng nh− nạn đầu cơ tiền tệ, giá hàng nhập khẩu sẽ bị đẩy lên khiến cho cả ng−ời tiêu dùng lẫn các nhà sản xuất đều thiệt hại, nền kinh tế Trung Quốc sẽ khó thích ứng đ−ợc với việc điều chỉnh NDT sau này, nếu mức độ chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và danh nghĩa của nó trở nên quá lớn. NDT đắt hơn sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tăng tr−ởng “quá nóng”.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc đang h−ớng tới sự cân bằng tốt hơn: có những dấu hiệu cho thấy mức chi tiêu cho tiêu dùng đang tăng lên sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế cùng với các chỉ tiêu đầu t− vào tài sản cố định và xuất khẩu. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt. Năng lực sản xuất lớn đ−ợc tích lũy dần trong những năm qua có thể khiến Trung Quốc lại rơi vào giảm phát nếu sản xuất sụt giảm mạnh do những biến động của thị tr−ờng thế giới, chẳng hạn nh− sự sụt giảm tăng tr−ởng tại Mỹ. 9/10 số hàng hóa công nghiệp tăng tr−ởng mạnh của Trung Quốc trong thời gian gần đây đ−ợc cho là đang trong tình trạng d− cung và sẽ chịu ảnh h−ởng nặng nề từ sự sụt giảm của thị tr−ờng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỳ giá nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 31)