Tác động đối với thị tr−ờng tiền tệ

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỳ giá nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 133 - 135)

Do lãi suất nội tệ là một kênh tác động quan trọng nhằm điều chỉnh nền kinh tế nên trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ của mình, Ngân hàng Trung −ơng (NHTW) luôn sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ tác động làm thay đổi các điều kiện tiền tệ dẫn đến lãi suất thị tr−ờng thay đổi, tạo phản ứng truyền dẫn làm thay đổi các hành vi đầu t−, tiêu dùng, xuất nhập khẩu… của nền kinh tế.

Trong điều kiện lãi suất thị tr−ờng đ−ợc tự do hoá, tỷ giá đ−ợc xem là một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ quan trọng nhằm tạo ra sự biến động tích cực đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế và cuối cùng là đến sự ổn định dài hạn của giá cả.

1.2. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và quá trình Điều hành tỷ giá NDT hành tỷ giá NDT

1.2.1. Vai trò của NDT trong thanh toán quốc tế

Nền kinh tế Trung Quốc, sau nhiều năm tăng tr−ởng cao, nhờ cải cách và mở cửa, đã hội nhập khá sâu vào nền kinh tế và khu vực, chiếm một vị trí đáng kể và tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu. Vị trí quốc tế của Trung Quốc đã đ−ợc khẳng định với hơn 4,2% GDP toàn cầu, khoảng hơn 6% kim ngạch th−ơng mại toàn cầu và đóng góp tới 15% vào mức tăng tr−ởng toàn thế giới. Về đầu t−, Trung Quốc đã thu hút đ−ợc l−ợng FDI với tổng vốn FDI tăng từ 49,3 tỷ USD năm 2002 lên 78,3 tỷ USD năm 2006. Trung Quốc đã trở thành n−ớc đứng thứ ba thế giới về cả xuất khẩu và nhập khẩu. Thặng d− th−ơng mại lớn của Trung Quốc cùng với môi tr−ờng kinh doanh thuận lợi là những nhân tố khiến giới đầu t− quan tâm đến NDT.

Ngày 21/7/2005, NHTW Trung Quốc đã thông báo đồng NDT sẽ đ−ợc điều chỉnh tăng 2,1% so với đồng USD, từ mức 8,2765 NDT/USD đ−ợc tăng lên 8,11 NDT/USD, đồng thời xoá bỏ cơ chế gắn kết với đồng USD mà thay vào đó là gắn kết với một loạt đồng tiền khác trên cơ sở dựa vào rổ tiền tệ (basket of money) và chấm dứt tỷ giá cố định giữa đồng NDT với USD đ−ợc áp dụng từ 1994. Theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế, Đài Loan, Malayxia, Singapore và Hàn Quốc đã định giá lại đồng tiền của họ thấp hơn đồng USD từ 10 - 15% trong suốt năm 2004 và khi Trung Quốc nâng giá NDT, tạo khả năng cho những quốc gia kể trên định giá lại đồng nội tệ mà không lo ngại về khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Quan hệ th−ơng mại của Trung Quốc với các n−ớc châu á tăng tr−ởng mạnh có thể tạo điều kiện để nâng cao vị thế của NDT, tr−ớc hết là trên thị tr−ờng khu vực, khi các công ty Trung Quốc có thể yêu cầu thanh toán bằng NDT trong các giao dịch th−ơng mại. Về dài hạn, NDT có thể trở thành phổ biến hơn khi nó thay thế đ−ợc đồng USD vốn có vị trí thống trị trong NHTW châu á, điều mà đồng Yên Nhật ch−a làm đ−ợc.

1.2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc qua các giai đoạn

- Giai đoạn 1970 – 1983:

+ Giai đoạn 1970 – Tháng 8/1979: Chính sách 1 tỷ giá Nhà n−ớc ấn

định

Kể từ đầu những năm 1980, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh liên tục tỷ giá hối đoái danh nghĩa biến động theo h−ớng giảm giá trị của đồng NDT bị

định giá cao tr−ớc đây cho phù hợp với sức mua thực tế của nó trên thị tr−ờng trong suốt thời gian đầu của quá trình cải cách cho đến đầu những năm 1990. Chính sách tỷ giá hối đoái cố định gắn đồng NDT với đồng USD và giá trị danh nghĩa của đồng NDT cao hơn giá trị thực của nó kéo theo một loạt tiêu cực nh−: hàng xuất khẩu kém cạnh tranh, mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế, ngân sách hàng năm phải bù lỗ cho cả sản xuất và tiêu dùng.

+ Giai đoạn tháng 8/1979 – 1985: chính sách 2 tỷ giá song hành

Tháng 8/1979, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định chấp nhận duy trì một "tỷ giá cho các giao dịch th−ơng mại nội bộ" với mức 1USD = 2,80 CNY, đ−ợc tính trên chi phí xuất khẩu bình quân 1USD cộng với 10% lợi nhuận và đ−ợc các doanh nghiệp sử dụng để thanh toán với Chính phủ, áp dụng từ 1/1/1981 bên cạnh tỷ giá hối đoái chính thức. Mức tỷ giá này dựa vào chi phí trong n−ớc để thu đ−ợc một đơn vị ngoại hối qua xuất khẩu và nhìn chung là thấp hơn so với tỷ giá chính thức. Tỷ giá hối đoái chính thức (1USD = 1,53 CNY) tiếp tục đ−ợc sử dụng cho các giao dịch phi th−ơng mại và hình thành nên hệ thống tỷ giá song hành tại Trung Quốc.

Từ khi chế độ tỷ giá hối đoái song song (2 tỷ giá) đ−ợc áp dụng, các cố gắng cải cách tỷ giá hối đoái càng đ−ợc tăng c−ờng, việc phá giá (đôi khi trên diện rộng) đ−ợc thực hiện th−ờng xuyên hơn từ sau năm 1981. Các cải cách điều chỉnh (phần lớn là phá giá) dẫn đến kết quả là tỷ giá hối đoái chính thức ngang bằng với tỷ giá hối đoái nội bộ vào cuối năm 1984 và cuối cùng làm vô hiệu hoá tỷ giá hối đoái này. Bên cạnh đó, tr−ớc sức ép từ Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), năm 1985 Trung Quốc loại bỏ tỷ giá thanh toán nội bộ và ấn định tỷ giá hối đoái chính thức ở mức 2,80.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỳ giá nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 133 - 135)