Th−ơng mại Trung Quốc – Mỹ

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỳ giá nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 140)

Nhiều nhà hoạch định chính sách Mỹ cho rằng NDT, vốn vẫn đ−ợc ấn định theo tỷ giá cố định so với USD ở mức 8,28 NDT/1 USD trong hơn một thập kỷ qua, đã bị định giá ở mức thấp và việc định giá lại NDT là cần thiết nhằm làm giảm số thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ hiện tại của Mỹ. Tuy nhiên, do hàng xuất khẩu của Trung Quốc chứa hàm l−ợng nhập khẩu đầu vào cao, làm hạn chế tác động của việc thay đổi tỷ giá hối đoái đến hàng xuất khẩu. FDI hiện chiếm trên 50% thặng d− th−ơng mại của Trung Quốc. Trên nguyên tắc, việc tăng giá NDT sẽ làm giá sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc ít cạnh tranh hơn nh−ng đồng thời cũng làm giá nguyên liệu nhập khẩu rẻ hơn và làm giảm thiểu tác động này.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, quyết định ngày 21/7/2005 của Trung Quốc mang ý nghĩa chính trị và chiến l−ợc nhiều hơn những cải thiện về kinh tế trong quan hệ th−ơng mại Trung - Mỹ. Mức 2,1% quá nhỏ nên không có tác động nào đáng kể đối với thặng d− th−ơng mại của Trung Quốc hay cán cân th−ơng mại song ph−ơng Mỹ - Trung. Thực tế cho thấy, ngay cả khi NDT đã tăng trên 7% kể từ tháng 7/2005 đến nay, không có sự thay đổi trong xu h−ớng của cán cân th−ơng mại Trung - Mỹ. Thâm hụt th−ơng mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm 2006 vẫn tiếp tục tăng 26,2% so với năm 2005, lên tới 144,3 tỷ USD4 và tiếp tục tăng 18,6% trong 6 tháng đầu năm 2007.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỳ giá nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 140)