Khai thác lợi thế cạnh tranh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỳ giá nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 95 - 97)

- Th−ơng mại Trung Quốc ASEAN

2. Tr−ờng hợp các đồng tiền châ uá khác tăng 5%

3.2.2. Khai thác lợi thế cạnh tranh xuất khẩu

Nh− trên đã phân tích, Việt Nam có lợi thế về sản xuất nông nghiệp đối với các nông sản nh− gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, thuỷ sản, rau quả, cao su… Về gạo, trong ASEAN có hai n−ớc xuất khẩu gạo lớn là Thái Lan và Việt Nam. So với Thái Lan, hiện nay ta đang có lợi thế về giá thành sản xuất (thấp hơn Thái Lan từ 15 - 30%). Trên thị tr−ờng, hiện nay, Việt Nam có lợi thế về gạo trung bình và cấp thấp, trong khi đó Thái Lan vẫn độc chiếm −u thế về gạo chất l−ợng cao. Trong khi đó, năng suất gạo của Trung Quốc khá cao nh−ng giá thành sản xuất cũng cao. Tuy là n−ớc xuất khẩu gạo nh−ng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu gạo chất l−ợng cao. Thái Lan là n−ớc đứng đầu trong xuất khẩu gạo vào Trung Quốc, chiếm tới 99% thị phần. Do vậy, muốn tăng c−ờng xuất khẩu vào Trung Quốc, Việt Nam cần phải sản xuất xuất gạo đặc sản, chất

l−ợng cao. Về cà phê, Việt Nam có −u thế đặc biệt về giá thành sản xuất do năng suất thuộc loại cao nhất thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua ch−a xuất khẩu đ−ợc nhiều sang Trung Quốc do dân Trung Quốc ch−a có nhu cầu tiêu dùng cà phê nhiều, công tác tiếp thị và xúc tiến của ta ch−a tốt. Với thu nhập và nhu cầu của Trung Quốc ngày càng tăng, đây sẽ là thị tr−ờng có nhiều tiềm năng cho mặt hàng cà phê của Việt Nam. Về cao su, trong ASEAN, 3 n−ớc Thái Lan, Indonesia và Malaysia sản xuất và xuất khẩu trên 80% l−ợng cao su toàn thế giới. Hiện nay giá thành của ta thấp hơn các n−ớc này nh−ng do hạn chế về số l−ợng và cơ cấu sản phẩm nên xâm nhập thị tr−ờng khó khăn. Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn sẽ là thị tr−ờng lớn. Về hồ tiêu, ta có năng suất cao trên thế giới. Trung Quốc sẽ là thị tr−ờng tiêu thụ lớn của Việt Nam và Việt Nam rất ít gặp phải trở ngại từ phía các n−ớc ASEAN về cạnh tranh trên thị tr−ờng Trung Quốc đối với các sản phẩm này.

Trung Quốc có xu h−ớng nhập khẩu nguyên liệu thô cho công nghiệp chế biến trong n−ớc, do vậy cơ hội xuất khẩu sản phẩm thô là có triển vọng song giá trị gia tăng thấp. NDT tăng giá sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên liệu của Trung Quốc. Về dầu thô, Trung Quốc đang và sẽ là nhà nhập khẩu chính dầu thô của Việt Nam, tuy nhiên, theo ph−ơng án giảm nhập khẩu sản phẩm xăng dầu từ n−ớc ngoài để đảm bảo đến năm 2010 sản xuất trong n−ớc sẽ đáp ứng gần 80% nhu cầu về sản phẩm dầu và khí, thì xuất khẩu dầu thô sẽ giảm đi. Về than đá, hiện nay, Trung Quốc đang là nhà nhập khẩu lớn của Việt Nam, tuy nhiên, dự kiến nhu cầu nội địa sẽ tăng đáng kể do xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới nên l−ợng xuất khẩu sẽ khá hạn chế.

NDT tăng giá cũng sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu các linh kiện rời có thể sản xuất hàng loạt (tập trung mạnh vào các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin) và các sản phẩm sơ chế (nông sản bao gồm cả thuỷ sản, cây công nghiệp và các sản phẩm từ cây công nghiệp), các loại khoáng sản từ các n−ớc trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là một mối lo ngại lớn bởi nguy cơ rủi ro về khả năng suy giảm sức mạnh kinh tế của các n−ớc láng giềng khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu những mặt hàng này (khi có các nguồn cung khác rẻ hơn) hoặc các n−ớc láng giềng bị cạn kiệt các nguồn tài nguyên hoặc đạt đến ng−ỡng sản xuất (đặc biệt đối với nông sản và cây công nghiệp). Vì vậy, cần thu hút đầu t− để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang Trung Quốc từ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và nguyên liệu sang các mặt hàng trung gian nh− linh kiện điện tử, vi tính… cần tận dụng xu thế phân công lao động và chuyên môn hoá trong khu vực để phát triển xuất khẩu mặt hàng này.

Tăng c−ờng xuất khẩu những mặt hàng công nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn nh− giầy dép, đồng thời phát triển các mặt hàng công nghiệp chế tạo mới có tiềm năng nh− dây điện, cáp điện, máy móc nhỏ phục vụ nông nghiệp. Thu hút đầu t− của Trung Quốc vào Việt Nam d−ới nhiều hình thức, đặc biệt là thu hút đầu t− vào các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản nh− đồng, niken, than, gang, bôxít, dầu, năng l−ợng và công nghiệp hoá chất nh− nhựa, cao su, chất tẩy rửa nhằm tạo nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỳ giá nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)