HỘI THOẠI VÀ VỊ TRÍ HỘI THOẠI TRONG VĂN HỌC TIỂU KẾT

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.pdf (Trang 29 - 33)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2. HỘI THOẠI VÀ VỊ TRÍ HỘI THOẠI TRONG VĂN HỌC TIỂU KẾT

 Ngôn ngữ văn học là kết quả của sự sáng tạo tập thể, là một trong

những thành tựu văn hoá chung của dân tộc có ngôn ngữ này. Phạm vi sử dụng quan trọng của nó là văn học (được thể hiện thành nghệ thuật ngôn từ).

Tuy nhiên cần phân biệt hai khái niệm ngôn ngữ văn học” và ngôn ngữ của

văn học” (tức là “ngôn từ nghệ thuật” - một dạng của ngôn ngữ văn học). Ngôn ngữ văn học dưới dạng viết không chỉ được dùng trong văn học, mà còn được dùng cho các tác phẩm khoa học, báo chí, giấy tờ, sự vụ. Ngoài ra, ngôn ngữ này còn được dùng dưới dạng nói, tức là lời hội thoại, nhất là ở các giao tiếp công cộng và chính thống (quan phương). Ngôn ngữ được dùng ở sáng tác văn học cũng không chỉ đóng khung trong phạm vi các chuẩn mực ngôn ngữ văn học: Các nhà văn còn sử dụng các thành phần ngôn ngữ thông tục, phương ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng - tức là thành phần không được coi là mang

tính chất chuẩn” (theo cách hiểu giản đơn về ngôn ngữ văn học).

Tuỳ thuộc phạm vi sử dụng mà ngôn ngữ văn học có những dạng khác nhau: ngôn từ hội thoại-dùng trong giao tiếp bình thường, không gắn với đề tài chuyên biệt; ngôn từ chuyên môn- dùng trong khuôn khổ các đề tài có ranh giới chặt chẽ; ngôn từ nghệ thuật- dùng trong các sáng tác văn học, mang tính nghệ thuật thẩm mĩ. Ở các dạng hoạt động chức năng nói trên, việc tổ chức văn bản bằng ngôn từ được thực hiện theo những cách khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong ngôn ngữ văn học có ngôn từ nghệ thuật.

 “Ngôn từ nghệ thuật” là khái niệm chỉ loại ngôn ngữ dùng để xây dựng và biểu đạt hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật (sáng tác truyền miệng và văn học viết). Về mặt chất liệu, các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng ở nghệ thuật ngôn từ có thể không khác so với từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân, cũng như bao gồm cả yếu tố phương ngữ, ngôn ngữ thông tục và biệt ngữ, văn xuôi khoa học. Các thành phần như vậy, xét về khả năng, cũng có ở ngôn từ nghệ thuật, nhưng khác với lời nói thông thường ở chỗ được sử dụng để thể hiện dụng ý nghệ thuật của nghệ sĩ.

Khẩu ngữ” (còn gọi là “ngôn ngữ hồn nhiên, ngôn ngữ hội thoại,

ngôn ngữ trò chuyện thân mật”...) là thứ ngôn ngữ giao tế bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Người ta sống, lao động, học tập...hằng ngày có nhu cầu trao đổi công việc, tâm tình với nhau. Sự trao đổi ấy có tính chất tự phát, không cần chuẩn bị trước, do vậy, lời nói thường có tính chất hồn nhiên và thường có thể bị gián đoạn. Cách giao tiếp có người nói và người nghe ở ngay trước mắt, trong những hoàn cảnh cụ thể, tạo nên những văn bản có những đặc trưng không giống với những loại văn bản khác. Điều đáng chú ý là chính ngôn ngữ hội thoại này lại được đưa vào tác phẩm văn học thành một yếu tố trong ngôn từ nghệ thuật.

Ba đặc trưng của khẩu ngữ:

Tính cá thể, chủ quan: Điểm nổi bật của khẩu ngữ là mang tính cá thể,

chủ quan của người nói. Trên thực tế, lời nói mang dấu ấn chủ quan của người nói vì người nói là chủ nhân của lời nói ra ấy.

Tính cụ thể: Do nhu cầu trao đổi trong cuộc sống, người nói muốn người nghe nhanh chóng hiểu mình và phản ứng lại tức khắc điều mình nói, vì vậy khẩu ngữ càng cụ thể chừng nào thì càng mau chóng đạt được mục đích chừng ấy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tính cảm xúc: Bất luận cá tính khác nhau của người nói và người nghe,

bất luận hoàn cảnh nói năng như thế nào, lời nói bao giờ cũng có tính cảm xúc cá nhân, phản ánh tâm trạng của người nói.

 Theo tác giả Cù Đình Tú “khẩu ngữ tự nhiên chủ yếu tồn tại dưới dạng

những lời nói sinh hoạt hàng ngày của cá nhân” ...Sự giao tiếp không mang tính chính thức xã hội giữa cá nhân có tính chất tự nhiên, tự phát là điều kiện để hình thành nên phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Nhưng những lời nói hàng ngày của cá nhân đó cũng đã được các nhà văn tái tạo trong tác phẩm văn học..., không đích thực là tiếng nói hàng ngày của cá nhân nữa, nhưng vẫn mang đặc điểm của phong cách khẩu ngữ tự nhiên.

Thông qua khẩu ngữ tự nhiên được tái tạo như thế trong tác phẩm, các tác giả sử dụng các lời thoại tự nhiên, phong phú, chân thật…, để khắc hoạ tính cách và thể hiện tâm lí nhân vật trong tác phẩm.

Các tác phẩm của Tô Hoài thường đầy ắp những dấu hiệu khẩu ngữ. Số lượng từ ngữ thuộc khẩu ngữ ở tác phẩm này rất lớn. Theo kết quả khảo sát

của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga trong Ngôn ngữ khẩu ngữ trong tác phẩm

của Tô Hoài (2000), thì số lượng đơn vị từ vựng khẩu ngữ lên tới 269 đơn vị trong 190 trang, tần suất sử dụng là 1.6 từ/trang. Sự phong phú từ vựng khẩu ngữ này không chỉ có mặt số lượng mà cả về chất lượng, bao gồm không chỉ từ ngữ xưng gọi mà cả từ ngữ miêu tả, từ chỉ số lượng, chỉ người hay vật...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TIỂU KẾT

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hội thoại là phương tiện phổ biến nhất, có những biểu hiện muôn hình muôn vẻ trong những hoàn cảnh khác nhau, phục vụ cho những ý đồ giao tiếp đa dạng của người nói muốn hướng tới người nghe, về các chủ đề khác nhau trong cuộc sống.

Để phân tích hội thoại nói chung cũng như trong một tác phẩm văn học như DMPLK, trước hết, không thể không chú ý đến những khái niệm cơ bản: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại và hành vi ngôn ngữ, với những tiêu chí nhận diện, các đặc điểm về hình thức và chức năng. Gắn liền với những khái niệm này là những yếu tố có liên quan: đích hội thoại, đối ngôn, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quan hệ liên cá nhân, nguyên tắc cộng tác hội thoại, sự tương tác, lượt lời... Đồng thời, không thể không nhắc đến vao giao tiếp và quan hệ giao tiếp, đến nguyên tắc lịch sự (dương tính và âm tính), sự ảnh hưởng của các chiến lược giao tiếp để đảm bảo tính lịch sự và thể diện, nhằm đạt tới hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Sự tìm hiểu lí thuyết về hội thoại nhằm xác lập cơ sở để nghiên cứu hội

thoại trong DMPLK, để tiếp cận cách sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật, ở

những hoàn cảnh cụ thể và hướng tới những mục đích khác nhau, trong tác phẩm rất hấp dẫn một phần nhờ sự ồn ào sinh động của hội thoại này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

CẤU TRÚC HỘI THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.pdf (Trang 29 - 33)