2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ
2.3.2.2. Cặp thoại phụ thuộc
CTPT chỉ làm nhiệm vụ bổ trợ, giải thích thêm về những khía cạnh hay chi tiết nào đó cho CTCH. Thường gặp hai loại: CT mang tính chất củng cố và CT mang tính chất sửa chữa (CT củng cố là CT mang tính chất nghi thức, nhằm thiết lập và củng cố mối quan hệ xã hội. CT sửa chữa là CT mang tính chất uốn nắn, điều chỉnh làm cho cuộc thoại cân bằng trở lại).
Thực tế trong tác phẩm DMPLK rất ít CT mang tính chất củng cố và sửa chữa. Thường thì người nói bắt đầu ngay vào vấn đề chính, hoặc cuộc thoại kết thúc ở chỗ mà hội thoại dường như chưa dừng lại. Việc ít gặp CT củng cố trong tác phẩm DMPLK, phải chăng là do trong tác phẩm này Tô Hoài ưa dùng các cuộc thoại ngắn, đoạn thoại ngắn và CT “hẫng”. Có khi ranh giới của cuộc thoại trùng với ranh giới đoạn thoại, với ranh giới CT, TT, và cả ranh giới HVNN.
Đặc tính ít CT củng cố trong DMPLK, cũng còn do đích của đoạn thoại quy định. Trong tác phẩm, ít gặp các đoạn thoại có đích kể kể, giãi bày, an ủi..., ngược lại chủ yếu là thông tin, trao đổi, bàn bạc, giao nhiệm vụ, thách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thức, cấm đoán, hỏi tội... Điều này khiến nhiều các nhân vật thường bỏ qua nghi thức ban đầu (rào đón đưa đẩy, chào hỏi, thăm dò), mà đi ngay vào vấn đề chính.
Riêng về CT sửa chữa thì không hề thấy trong tác phẩm DMPLK. Việc không xuất hiện CT này cũng đặt ra một suy nghĩ: Phải chăng sự cộng tác tương đối hoà hợp giữa các nhân vật khi tham gia vào hội thoại, trong các tình huống của tác phẩm chủ yếu cần “nói thẳng”, “sai thì tự chịu”, ít “trao đi đổi lại” ở các tình huống của tác phẩm, đã khiến cho loại CT sửa chữa ít được dùng?