Dùng từ ngữ xưng hô

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.pdf (Trang 108 - 128)

2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

3.2.2.9. Dùng từ ngữ xưng hô

Cũng như trong giao tiếp nói chung các từ ngữ xưng gọi trong DMPLK không phải chỉ dùng để “thay thế” (để khỏi lặp lại) và “để trỏ” sự vật mà còn góp phần tạo nên tính lịch sự

Trong DMPLK, tần số xuất hiện các từ ngữ xưng hô trong hội thoại rất lớn. Khảo sát trong tác phẩm, có thể thấy chỉ trong hội thoại đã có đến 360 lần các nhân vật sử dụng từ ngữ xưng hô. Những từ ngữ này gồm những từ chỉ

quan hệ thân tộc như: mẹ, con, anh, em, anh em, chị, ông cậu, cụ, bác; gồm cả

những từ chỉ quan hệ xã hội như: bạn, đằng ấy, bỉ phu, tôi, tớ, chƣ vị, tiên

sinh, nhị vị tráng sĩ, đại vƣơng, võ sĩ, ... Chúng có tác dụng lớn trong việc tạo lập nên phép lịch sự âm tính, biến các mối quan hệ xã hội ngoài gia đình thành như trong nhà, hoặc tôn vinh người được gọi trong quan hệ với người nói thông qua việc dùng chúng trong các hành vi như sau:

Chúng ta hãy xem bác Cành Cạch dùng cách xưng hô thế nào khi khuyên Dế Mèn, Dế Trũi:

Bác Cành Cạch: Chú mình ơi! Chú mình dại thế! Chắc chú mình ở xa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ở đây, hành vi khuyên bảo mà nghe như lời tâm tình, không chỉ vì có các

tình thái từ mà còn nhờ cả lối xưng hô thân mật chú mình của bác Cành Cạch,

một người cao tuổi hơn hẳn các hiệp sĩ Dế Mèn, Dế Trũi.

Trong DMPLK, có thể nhận thấy một điều thú vị là những khi hỏi và cầu khiến, các nhân vật đều ưa dùng nhiều loại phương tiện ngôn ngữ để tạo tính lịch sự, trong đó có 3 phương tiện đáng chú ý là: trợ từ, tình thái từ và từ ngữ xưng hô. Sự xuất hiện của những yếu tố ngôn ngữ này ở hầu hết các câu hỏi và cầu khiến. Ví dụ:

Thày đồ Cóc: Hà cớ mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn? [203 ]

Đây là một câu hỏi có sử dụng nhiều yếu tố ngôn ngữ để tạo nên tính lịch

sự, đó là: tình thái từ để hỏi hà cớ, trợ từ , kết hợp với lối xưng hô trang

trọng nhị vị tráng sĩ, cộng với từ cổ trang trọng du nhàn, bản thôn.

Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc tương kiến đầu tiên với “nhị vị tráng sĩ”, thày đồ Cóc, với tính văn vẻ và khuôn phép, đã sử dụng cách nói này.

Khi chê bai, phê bình hay từ chối, sự sử dụng yếu tố xưng hô hợp lí cũng góp phần làm giảm đi sự de doạ thể diện của người đối thoại. Ví dụ:

Anh cả: (…)Thời bây giờ đứa nào cũng nống lên với đi! Quân bất mục

bất hiếu là chú, chú biết không? [tr.193]

Trong lời thoại này, người anh trách Dế Mèn, với thái độ nặng nề, tức bực. Tuy nhiên, trong lời trách này lại vẫn thấy được quan hệ gần gũi anh em

qua cách xưng hô: chú - anh, mang đậm tôn ti thứ bậc, phản ánh đúng chuẩn

mực xưng hô của người Việt Nam. Với lối xưng hô đó, sự nặng nề trong lời trách vì thế mà giảm, đồng thời ông anh cả vẫn có ý đưa Dế Mèn trở lại “khuôn phép”.

Trong DMPLK, có thể thấy các từ ngữ xưng hô được sử dụng khá đa dạng. + Xưng hô kết hợp với kính ngữ, ví dụ:

Dế Choắt: Thưa anh, thế thì... hừ hừ...em xin sợ. Mời anh cứ đùa một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dế Mèn: Thưa anh, đi đâu thì em vẫn nhớ anh em ta cùng lứa mẹ sinh

ra. [tr.193]

Dế Mèn: Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch. [tr.203]

+ Xưng hô bằng từ ngữ chỉ chức danh, nghề nghiệp của đối ngôn, ví dụ:

Các cụ bô lão: Thƣa hai võ sĩ, đất lành chim đậu, hai võ sĩ qua đây, lại

có lòng lên thi thố tài nghệ siêu quần, thiên hạ không còn ai đối địch nổi, thật là phúc cho chúng tôi(...).[tr.217

+ Xưng hô bằng tên riêng của đối ngôn, ví dụ:

Bác Xiến Tóc: A Dế Mèn! Đi đâu thế? Xuống đây đã nào! Có phải Dế

Mèn đấy không? [tr.224]

Dế Trũi: Ôi! Ối! Anh Mèn ƣ! Trũi đây! Em Trũi đây. Anh đâu? Anh

đâu? Anh ở chỗ nào? [tr.234]

Dế Mèn: Trũi ơi! Trũi đâu? [235]

Dế Mèn: Chuồn Chuồn Tương đã tới! Hoan hô các bạn! [tr.245]

Trong chiến lược xưng hô thân thiện của các nhân vật trong DMPLK còn có cách sử dụng dấu hiệu nhận diện đồng nhóm. Cách này giúp giảm thiểu khoảng cách quan hệ giữa người nói và người nghe, gia tăng thân mật gần

gũi, tạo nên sự thân thiện hoà đồng, với các từ ngữ như: chúng ta, chúng

mình, hai anh em ta... Các ví dụ:

Bé: Đem thằng dế này quẳng ra ao cho "xừ" vịt bầu của chúng mình

"xực" một bữa, Nhớn ạ. [tr.177]

Dế Mèn: Chú đừng nghĩ thế mà nản lòng anh em ta. [tr.200]

Dế Mèn: Bạn ơi ! Hãy bay khắp đồi, các bạn hãy gọi to lên xem Kiến

Chúa ở đâu mau mua ra cho chúng mình hỏi chuyện. [tr.245]...

Hoặc trong một số hoàn cảnh, các nhân vật đã chủ động thay đổi cách xưng hô, trịnh trọng xa lạ và khuôn sáo bằng cách xưng hô gần gũi hơn, tạo nên sự bình đẳng về vai vế giữa các đối ngôn. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xiến Tóc: Thế ra bộ râu chú mình khôngmọc nữa nhỉ? [tr.224]

Nhưng khi cuộc thoại theo hướng tâm sự, Xiến Tóc bỗng thay cách xưng hô:

Xiến Tóc: Có phải anh trông tôi bây giờ khác trƣớc nhiều lắm không.

Chính tôi, tôi cũng tự cảm thấy khác lắm (...)[tr.225]

Trong một hoạt cảnh, cũng gặp Dế Mèn thay cách xưng hô. Lúc đầu, đó là nói với Dế Choắt:

Dế Mèn: Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn

tao nữa?

Dế Mèn: Giƣơng mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này? [tr.172]

Vừa mới mày- tao là vậy, khi biết mình vô tình gây hoạ cho Choắt, chàng

Dế Mèn bỗng thay đổi cách xưng hô, đồng thời cũng là thay đổi cách nhìn nhận về mình trong quan hệ với Dế Choắt:

Dế Mèn: Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối lắm. Tôi hối

hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ ? [tr.173]

+ Xưng hô chuẩn mực:

Cách xưng hô chuẩn mực trong DMPLK thể hiện tính đúng mực, theo đúng các quy thức xã hội, ví dụ:

Bác Xiến Tóc: Ai đâu mà các em sợ thế?[tr.224]

Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không

thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Đời này không phải nhƣ thế. [tr.187]

Mẹ Mèn: Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở

về(..).[tr.189]

Anh hai: Chú nói be bé chứ không có anh váng cả đầu. Không, anh

không ốm... [tr.191]

Ở những ví dụ trên, các nhân vật đã xưng hô đúng với vai giao tiếp của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gọi em với Trũi; mẹ xưng mẹ gọi con với Dế Mèn; anh hai xưng anh gọi

chú với Mèn.

+ “Xưng khiêm hô tôn” nhằm tôn vinh thể diện đối ngôn và tự hạ mình. Ví dụ trong DMPLK:

Có thể thấy thày đồ Cóc gọi Trũi và Mèn là nhị vị tráng sĩ, xưng là bỉ

phu; cụ Châu Chấu gọi Dế Mèn và Dế Trũi là võ sĩ, ngài và xưng tôi; Dế Mèn

gọi cụ Châu Chấu cùng dân làng xem hội là chƣ vị, xưng chúng tôi...

+ Xưng hô lễ phép

Trong tiếng Việt, xưng hô lịch sự trước hết là xưng hô lễ phép. Xưng hô lễ phép là thể hiện được sự tôn kính đối với những người có tuổi tác và vị thế cao, có uy tín trong mối quan hệ với người nói. Xưng hô lễ phép sẽ tạo nên được lịch sự tôn trọng trong giao tiếp.

Trong DMPLK các nhân vật đều giữ được phép lịch sự qua thái độ lễ phép trong xưng hô với người trên bề trên, đó là Dế Mèn khi nói với mẹ, nói với anh; Trũi khi nói với anh; Choắt khi nói với chị Cốc, với Dế Mèn; Nhà Trò khi nói với Dế Mèn; Dế Mèn khi nói với Xiến Tóc...Tất cả các nhân vật đều thường thể hiện đúng với vai giao tiếp của mình, lựa chọn từ xưng hô một cách hợp lí làm hài lòng người nghe, khiến cho cuộc thoại tiến triển theo chiều tốt đẹp.

3.2.2.10. Xin lỗi, cảm ơn

Trong tác phẩm DMPLK, còn có thể thấy hành vi xin lỗi hay cảm ơn đi kèm hành vi từ chối. Ví dụ:

Dế Mèn: (...)Với sự tranh đua, anh em chúng tôi xin lỗi, không thể. Bởi

vì sao, chắc chƣ vị đã rõ. Còn về ngôi thứ trách nhiệm thì anh em chúng tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ý thức được rằng hành vi từ chối có thể làm tổn hại đến thể diện của người nghe, Dế Mèn đã sử dụng hành vi xin lỗi đi kèm nhằm làm cho lời từ chối trở nên mềm mỏng, dễ nghe.

Ngược lại với xin lỗi, cảm ơn là cách để nâng tầm người nghe lên, cũng là cách để người nói tỏ lòng biết ơn đối với người nghe. Thường nó chỉ dùng trong chiến lược tôn vinh thể diện dương tính, nhưng đôi khi cũng được dùng để giảm bớt hiệu lực đe doạ cho một hành vi nào đó. Ví dụ:

Dế Mèn: Cảm ơn chư vị. Bình sinh trên đời tôi chƣa hề biết sợ lời đe

doạ nào cả. [tr.214]

Dế Mèn sử dụng cách cảm ơn để thể hiện sự tri ân đối với chân tình của bác Cành Cạch, làm thể diện bác Cành Cạch được tôn cao. Nhưng đồng thời, hành vi cảm ơn này cũng có tác dụng giảm đi sự phật lòng của người nghe đối

với hành vi từ chối ở ngay sau đó: “Bình sinh trên đời, tôi chƣa hề biết sợ lời

đe doạ nào cả”.

3.2.2.11. Khích lệ đúng mức

Trong DMPLK, có thể từ, ngữ hoặc câu, được dùng để chia sẻ đồng tình. Ví dụ:

Dế Mèn: Đƣợc, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. [tr.170]

Khi Dế Choắt ngại ngần, thấy rất khó nói, Dế Mèn đã khích lệ làm cho Dế Choắt thấy tự tin hơn. Điều này cũng làm cho mối quan hệ đôi bên xích lại gần nhau hơn, vì nó bao hàm cả thái độ quan tâm chia sẻ. Tương tự như vậy:

Dế Mèn: Nhện nào? Sao cứ khóc thế? Kể rõ đầu đuôi mới biết làm sao

mà cứu đƣợc chứ! [tr.187]

Khi Nhà Trò còn ngại ngần chưa dám nói hết ra tình cảnh của mình, Dế Mèn đã động viên. Và thái độ quan tâm đầy trách nhiệm đó đã làm Nhà Trò cảm động và tin tưởng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2.12. An ủi động viên

Khi ở vào hoàn cảnh bất lợi, người ta rất cần một sự động viên an ủi để vững tin, đỡ hoang mang hơn. Cũng như vậy, khi chị Nhà Trò bị họ hàng nhà Nhện ăn hiếp, tình cảnh thật đáng thương, Dế Mèn đã an ủi:

Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể

cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Đời này không phải nhƣ thế. [tr.187]

Lời an ủi lúc đó quả có tác dụng rất lớn, vừa trấn an, chia sẻ được với Nhà Trò, vừa thể hiện được tinh thần hiệp sĩ, vừa tạo nên sự gần gũi giữa đôi bên. Hoặc khi Dế Mèn và Dế Trũi lạc vào bãi sình lầy, lương thực hết, không xác định được phương hướng, Trũi rất hoang mang lo lắng. Để an ủi động viên Dế Trũi, Dế Mèn đã dùng những lời chân thành, để Trũi tin rằng điều tốt đẹp nhất vẫn đang chờ ở phía trước:

Dế Mèn: Đừng lo. Xem mây vẩn, trời đêm nay có cơ đổi gió. Anh thấy

hình nhƣ có cái bóng xanh mờ mờ đằng kia. Có phải đấy là bờ, gió mà đƣa đƣợc anh em ta về chỗ bờ xanh xanh ấy là sống rồi. [tr.200]

Hay để đỡ đi phần lo lắng cho Dế Mèn, Xiến Tóc cũng an ủi:

Bác Xiến Tóc: (...)Anh cứ ở đây mà đợi, chắc sẽ gặp. Trũi không hề gì

đâu (...) [tr.227]

3.2.2.13. Hứa hẹn

Trong DMPLK, các nhân vật dùng hành vi này để tạo niềm tin, khẳng định danh dự của bản thân, đồng thời để tôn vinh thể diện dương tính của người nghe, bằng cách khiến họ thấy họ và ý kiến của họ được người nói tôn trọng, chia sẻ. Ví dụ:

Dế Mèn: Mẹ kính yêu của con ! Không bao giờ con quên đƣợc lời

mẹ. Rồi mai đây con lên đƣờng, con sẽ hết sức tu tỉnh đƣợc nhƣ mẹ mong ƣớc. [tr.189]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở một tình huống khác, lời hứa của Kiến Chúa cũng tạo được niềm tin, làm Dế Mèn cảm thấy được tôn trọng, coi trọng, và khích lệ Dế Mèn trên những chặng hành trình tiếp để thực hiện lí tưởng.

Kiến Chúa: (...) Chao ôi, việc làm của các anh to lớn khắp thế gian, quý

báu thay ! Sức chúng em giúp rập đƣợc bao nhiêu, xin chẳng từ nan. [tr.248]

3.2.2.14. Khen ngợi

Khen là hành vi biểu thị sự đánh giá tích cực và bày tỏ sự hài lòng của người nói đối với người nghe, đồng thời tăng cường quan hệ thân hữu gần gũi giữa đôi bên. Ví dụ trong DMPLK:

Mẹ Dế Mèn: Con ơi! Mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà

trở về. Nhƣng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng

làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch xa mẹ

cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi.

Con đã khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa. [tr.189]

Lời khen của mẹ làm cho Dế Mèn cảm thấy vui sướng khi được yêu tin và coi trọng.

Hay khi Dế Mèn khen Dế Trũi:

Dế Mèn: Thôi anh hiểu bụng chú rồi. Chú cứ nghĩ rằng không nhẽ anh em ta lại chịu chết lênh đênh cả nhƣ thế này, mà phải cứu sống lấy một. Chú định để anh ăn thịt chú, chú chịu hy sinh cho anh sống. Ta khen chú điều thủy chung (...) [tr.201]

Cách khen ngợi này làm cho Dế Trũi thấy mình được đánh giá cao. Đồng thời cũng làm cho tình thân hữu gắn bó giữa hai anh em vốn đã bền chặt nay lại càng bền chặt hơn.

Hay trường hợp Xiến Tóc khen Dế Trũi:

- (...) Ồ, bạn Trũi giỏi lắm. Ngày trƣớc Châu Chấu Voi đã giảng giải cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nào, tôi cứ u mê cãi lại, tôi tƣởng cái số mình lắm tai hoạ, không bao giờ dứt nổi bệnh chán đời nữa. Thế mà đến khi Trũi nói, bạn Trũi nói có một lần, mình đã tỉnh(...) [tr.236]

Hay Kiến Chúa ngợi ca Dế Mèn:

- (...)Chao ôi, việc làm của các anh to lớn khắp thế gian, quý báu thay! [tr.248]

3.2.2.15. Xin phép và mời mọc

Trong nhiều tình huống giao tiếp, việc sử dụng hành vi xin, làm tăng sắc thái tôn trọng, thể hiện sự khiêm nhường trước ngưới nghe. Cách sử dụng hành vi bổ trợ này tạo nên cách ứng xử văn hoá và lịch thiệp, giúp người nói

tạo sự gần gũi, gây được thiện cảm với người nghe. Trong tác phẩm DMPLK,

nhiều lần các nhân vật sử dụng hành vi này nhằm tăng thêm lịch sự trong nói năng. Ví dụ:

Thày đồ Cóc: Kèng kẹc ! Du lịch ! Kèng kẹc ! Du lịch ! Vậy bỉ phu xin

hỏi nhị vị tráng sĩ, nhị vị xƣa rày là tay dọc ngang nào biết trên đầu có ai, thế thì chắc nhị vị phải nghe tiếng từ lâu rằng bỉ phu mặc dầu thanh bạch ở hang dƣới đất nhƣng bỉ phu là cậu thằng Trời đấy ! [tr.204]

Trước những vị khách từ phương xa tới, thầy đồ Cóc đã rất cung kính,

lễ nghĩa, đặc biệt muốn thể hiện bản thân. Với cụm từ xin hỏi đầy khiêm

tốn, lịch sự và cũng hết sức kiểu cách, thầy muốn làm cho các vị khách thấy mình được coi trọng, đồng thời cũng khéo léo tự tôn thể diện dương

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.pdf (Trang 108 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)