SỰ THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ QUA NGÔN TỪ TRONG DẾ

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.pdf (Trang 92)

2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

3.2. SỰ THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ QUA NGÔN TỪ TRONG DẾ

PHIÊU LƢU KÝ

3.2.1. Đặc điểm chung của các phƣơng tiện ngôn ngữ thể hiện phép lịch sự trong Dế Mèn phiêu lƣu ký

Qua khảo sát hội thoại trong DMPLK, có thể nhận thấy các đối ngôn thường sử dụng một số những phương tiện ngôn ngữ sau để tạo ra tính lịch sự trong giao tiếp: từ ngữ xưng hô; trợ từ; tình thái từ; cách nói rào đón; vuốt ve; nêu lí do; bày tỏ tình hình bi quan; hô ngữ; hành vi ngôn ngữ gián tiếp; kính ngữ; và các hành vi ngôn ngữ khác như: cảm ơn, xin lỗi, khen, an ủi hứa hẹn, khích lệ, xin, mời mọc... Tất cả là 683 lần các nhân vật trong DMPLK sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra tính lịch sự.

Sau đây là bảng thống kê tần số xuất hiện các phương tiện ngôn ngữ cụ thể tạo nên phép lịch sự trong DMPK:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

STT

Tần số trong tác phẩm

Phƣơng tiện ngôn ngữ

Số lƣợng Tỉ lệ 1 Từ ngữ xưng hô 360 52,7% 2 Tình thái từ 160 23,42% 3 Hô ngữ 50 7,32% 4 Trợ từ 44 6,44% 5 Kính ngữ 15 2,19% 6 Hành vi gián tiếp 11 1,61% 7 Rào đón 10 1,46% 8 Vuốt ve 7 1,02% 9 Khen 4 0,5% 10 Bày tỏ tình hình bi quan 4 0,58% 11 An ủi động viên 4 0,58% 12 Hứa hẹn 3 0,43% 13 Xin lỗi 2 0,29% 14 Mời mọc 2 0,29% 15 Khích lệ động viên 2 0,29% 16 Cảm ơn 1 0,1% Tổng số 683 100% Nhận xét:

Thứ nhất, những phương tiện ngôn ngữ được dùng để tạo nên phép lịch sự trong tác phẩm DMPLK rất phong phú.

Thứ hai, trong số các phương tiện ngôn ngữ, dễ dàng nhận thấy Tô Hoài thường dùng từ ngữ xưng hô, tình thái từ, trợ từ, hô ngữ…, nhằm tạo nên phép lịch sự trong giao tiếp, nhiều hơn các phương tiện khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2. Sự miêu tả các phƣơng tiện cụ thể

3.2.2.1. Rào đón

Trong DMPLK, dù chỉ có 10 lần các nhân vật sử dụng dấu hiệu ngôn ngữ có tính chất rào đón, nhưng điều đó góp phần không nhỏ làm tăng tính lịch sự trong giao tiếp. Điều đáng chú ý là cách rào đón này thường đi liền với hành vi cầu khiến, ví dụ:

Dế Choắt: (...)Hay bây giờ em định thế này... Song anh có cho phép nói

em mới dám nói. [tr.170]

Với cách rào đón như vậy, Dế Choắt không chỉ để ngỏ sự lựa chọn cho Dế Mèn mà còn giảm thiểu được sự đe doạ thể diện âm tính cho Dế Mèn, sau đó mới dè dặt đưa ra lời đề nghị.

Rào đón còn có tác dụng cả ở hành vi khẳng định xác tín, ví dụ:

Dế Trũi: Anh mắng thì em cũng nói. Em tuyệt vọng rồi, mắt em mờ đi rồi

đây này. [tr.200]

Rõ ràng khi khẳng định “Em tuyệt vọng rồi, mắt em mờ đi rồi đây này”, Dế Trũi biết sẽ làm cho Dế Mèn bi quan và lo lắng thêm. Nên trước khi nói

thế, nhân vật này đã rất khôn khéo rào đón :“Anh mắng thì em cũng nói”. Biểu

thức này đã báo trước cho Dế Mèn chuẩn bị tiếp nhận một hành vi ngôn ngữ có thể gây sửng sốt và phản đối.

Nếu coi lịch sự gồm hai phương diện: lịch sự chiến lược và lịch sự chuẩn mực, lịch sự chiến lược (lịch sự chiến lược thể hiện ở sự khéo léo tế nhị, lịch sự chuẩn mực thể hiện ở sự lễ phép, đúng mực), thì có thể nói rào đón là phương thức điển hình trong việc thể hiện của lịch sự chiến lược này, trong DMPLK.

3.2.2.2. Vuốt ve

Vuốt ve được hiểu là “làm cho người nghe nuốt trôi những viên thuốc đắng”, bằng cách nêu ra những ưu điểm của người nhận trước khi đưa ra hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi đe doạ thể diện. Vậy chiến lược dùng yếu tố vuốt ve để thực hiện mục đích này cũng như thể hiện lịch sự trong giao tiếp của DMPLK được thực hiện ra sao? Hãy xét ví dụ sau:

Dế Choắt: Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho

em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang... [tr.170]

Trước khi có hành vi nhờ vả, Dế Choắt đã đề cao, coi Dế Mèn là bậc trên là đàn anh, biết đoái thương kẻ dưới, đàn em. Điều này nhằm mục đích giảm thiểu sự đe doạ thể diện có thể xảy ra ở hành vi nhờ vả tiếp theo. Đây được coi là chiến lược hợp lí của Dế Choắt, cầu khiến đi cùng với vuốt ve, cốt làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu, người nói cũng dễ dàng nói trôi được lời đề nghị. Nhờ vậy, thể diện dương tính tăng mà nguy cơ đe doạ thể diện âm tính lại giảm.

Tiêu biểu cho việc khôn khéo sử dụng yếu tố ngôn ngữ rào đón trong DMPLK để đạt được mục đích giao tiếp, để thể hiện phép lịch sự, phải kể đến lời của thày đồ Cóc sau:

- Kèng kẹc! Du lịch! Kèng kẹc! Du lịch! Vậy bỉ phu xin hỏi nhị vị tráng

sĩ, nhị vị xưa rày là tay dọc ngang nào biết trên đầu có ai, thế thì chắc nhị vị

phải nghe tiếng từ lâu rằng bỉ phu mặc dầu thanh bạch ở hang dƣới đất nhƣng bỉ phu là cậu thằng Trời đấy! Nhị vị qua chơi nhiều nơi trên hoàn cầu, nhị vị có gặp thằng cháu "trời đánh thánh vật" nhà tôi ở đâu không? [tr.204]. Hành vi hỏi cũng có thể đặt đối ngôn vào tình trạng đe doạ mất thể diện. Vì vậy, trước khi hỏi, thày đồ Cóc đã biết mình có thể làm cho hai vị khách bị xúc phạm, vì đã “chọc gậy” vào lãnh địa tự do, vào quyền được “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” của họ. Để giảm đi mức độ đe doạ này, thày đồ đã rất thận trọng sử dụng yếu tố vuốt ve bằng cách mở đầu và tiếp nối bằng sự ca

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chơi nhiều nơi trên hoàn cầu”..., nhằm tôn cao thể diện dương tính, đồng thời giảm đi nguy cơ đe doạ thể diện âm tính cho họ. Ở ví dụ trên, ta còn thấy được cả sự khôn ngoan trong cách tự “quảng cáo” của thày đồ Cóc, nâng khách nên đồng thời cũng là để tôn chủ, một mũi tên nhưng đã trúng được hai đích: để cao thể diện dương tính của người nghe, đồng thời cũng tự tôn

vinh bản thân mình khi “tranh thủ” khoe: “chắc nhị vị phải nghe tiếng từ lâu

rằng bỉ phu mặc dầu thanh bạch ở hang dƣới đất nhƣng bỉ phu là cậu thằng Trời đấy”.

Hành vi khẳng định của các nhân vật của DMPLK đôi khi cũng cần sự viện trợ của yếu tố ngôn ngữ rào đón, vì nó thường bộc lộ thái độ chủ quan của người nói, và ít nhiều gây nên áp lực đối với người nghe. Hãy xét ví dụ sau:

Dế Mèn: Các bạn kiến sẽ làm đƣợc tất cả, làm đƣợc rất nhiều, thế nào

chúng ta cũng thành công. [tr.248]

Lời khẳng định này bề ngoài có sắc thái ngợi ca, nhưng cũng vì nó mà

họ hàng nhà Kiến phải chịu áp lực hơn với công việc, phải làm tất cả, làm rất

nhiều, thành công”, chính là vì sự tin tưởng của Dế Mèn. Nên để tránh, trước

khi đi vào lời khẳng định, Dế Mèn đã chọn cách vuốt ve:“Các bạn kiến sẽ

làm đƣợc tất cả, làm đƣợc rất nhiều”, và chính cách vuốt ve này làm cho người nghe (các bạn kiến) cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi thấy mình được đánh giá cao, nhờ vậy cũng khiến họ tự nguyện đi theo con đường người khác chọn cho họ..

Ở trên, chúng ta đã thấy vuốt ve có thể làm giảm áp lực đe doạ thể diện âm tính của đối ngôn. Không chỉ thế nó còn có thể góp phần bớt đi sự áp đặt, làm tăng thể diện dương tính trong giao tiếp. Trong DMPLK chỉ thấy các

nhân vật dùng vuốt ve trong chiến lược lịch sự dương tính khi từ chối, không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dế Mèn: Thƣa chƣ vị, anh em chúng tôi vừa từ phƣơng xa tới đây. Cái

chủ đích của chúng tôi thật không định tranh lèo giật giải gì ở đất này. Đất

lành chim đậu, thấy phong tục vui thì chúng tôi đến góp mặt vui chung mà

thôi. Bây giờ, cái điều chúng tôi không chờ đợi là anh hùng bốn phƣơng đều đã lui cả mà nhƣờng quyền đọ sức cao thấp sau cùng cho anh em chúng tôi. Với sự tranh đua, anh em chúng tôi xin lỗi, không thể(...)[tr.217]

Hay khi dân làng đề nghị Dế Trũi và Dế Mèn thi đấu với nhau để phân ngôi thứ, Dế Mèn đã từ chối. Trước khi từ chối, Dế Mèn đã dùng cách vuốt ve

để tạo cảm giác thoải mái, rằng: “đất lành chim đậu, thấy phong tục vui”.

Cách vuốt ve hàm ý ngợi ca này có tác dụng như một viên kẹo ngọt làm giảm đi sự thất vọng của người nghe trước lời từ chối, không nhận được sự hợp tác thi đấu để tranh ngôi của hai võ sĩ .

3.2.2.3. Dùng trợ từ

Trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, trợ từ được xem là thuộc lớp các từ tình thái sử dụng trong phát ngôn để biểu thị: thái độ, tình cảm, sự đánh giá...của người nói, đối với hiện thực, đối với người đối thoại, hoặc tham gia biểu thị các mục đích của phát ngôn.

Trong DMPLK, số lần tác giả sử dụng trợ từ như một phương tiện hỗ trợ tạo nên phép lịch sự chiếm một số lượng tương đối lớn, chỉ đứng thứ hai sau các phương tiện ngôn ngữ khác như các từ ngữ xưng hô. Trong đó, đặc biệt

Tô Hoài lại thường dùng trợ từ hơn cả, sau đó đến trợ từ thì, ngoài ra là

một số ít các trợ từ khác.

Việc sử dụng các trợ từ như mà, thì vào phát ngôn làm cho phát ngôn

uyển chuyển hơn, nhã nhặn hơn, linh hoạt và mềm mại hơn, đặc biệt trong các phát ngôn hỏi hay cầu khiến. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hay:

Anh cả: ( ...)Đi lang thang thất thểu thì ai ở nhà trông nom phần mộ tổ

tiên, ai đèn hƣơng cúng giỗ cho các cụ? [tr.197]

Rõ ràng cách diễn đạt có trợ từ thì làm cho phát ngôn nhấn mạnh

vào hiện thực được nói đến, đồng thời “nôm na dế nghe” hơn, dễ đi vào lòng người hơn, và như thế người nghe cảm thấy dễ chịu hơn hoặc tập trung chú ý hơn, khi tiếp nhận câu hỏi, từ sự tiếp nhận thoải mái đó sẽ dẫn đến sự hồi đáp tích cực.

Hay trường hợp phát ngôn cầu khiến sau cũng vậy:

Dế Mèn: Nhện nào? Sao lại cứ khóc thế? Kể rõ đầu đuôi mới biết làm

sao cứu đƣợc chứ! [tr.187]

Bé: Thế thì phải đem ra ao cho vịt bầu ăn. [tr.184]

Giả sử trong phát ngôn trên bỏ đi trợ từ , thì, lời cầu khiến sẽ trở nên

khô cứng hơn, thiếu uyển chuyển hơn, và như thế khó thuyết phục hơn.

Như vậy, việc dùng trợ từ sẽ làm cho phát ngôn uyển chuyển, hướng người nghe vào tiêu điểm thông báo, đồng thời phù hợp với tiêu chí “giảm thiểu sự ác cảm, tăng tối đa mối thiện cảm của người nghe, làm cho người nghe cảm thấy thoải mái dễ tán đồng hơn với người nói.

Việc sử dụng trợ từ trong phát ngôn không chỉ tránh đe doạ cho hành vi hỏi, cầu khiến mà còn có tác dụng đối với cả hành vi từ chối. Ví dụ:

Dế Choắt: Thƣa anh, thế thì, hừ hừ.. em xin sợ. Mời anh cứ đùa một

mình. [tr.172]

Những trợ từ có mặt trong những phát ngôn chứa hành vi chê hay trách móc cũng góp phần tạo ra hiệu quả tương tự. Ví dụ:

Dế Mèn: Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá nhƣ thế ! Nhà cửa đâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chê hay trách thường làm cho người nghe cảm thấy ngượng ngùng, và cảm giác càng rõ rệt hơn khi phát ngôn khô cứng, không chứa thành phần bổ

trợ, có vẻ như nói thẳng vào mặt”. Ở đây trợ từ được sử dụng như chất “bôi

trơn”, góp phần làm bớt nặng nề hơn đối với lời chê trách đó.

3.2.2.4. Hành vi nói gián tiếp

Trên thực tế, bất kì hành vi ngôn ngữ nào cũng tiềm ẩn nguy có đe doạ thể diện âm tính và dương tính của cả người nói và người nghe. Vì vậy, người nói còn có cả biện pháp sử dụng lối nói gián tiếp. Lối nói này có thể ở cả hành vi cầu khiến trong DMPLK.Ví dụ:

Dế Mèn: Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không? [tr.171]

Lời đề nghị này được Dế Mèn khôn khéo thực hiện dưới hình thức câu hỏi, nhờ vậy đã làm dịu đi tính áp đặt. Việc sử dụng câu hỏi gián tiếp còn làm cho Dế Choắt có cảm giác Dế Mèn dường như đang để ngỏ sự lựa chọn cho mình, không bắt buộc phải “vui đùa cùng tớ”.

Ngoài hành vi cầu khiến, lời đe doạ hoặc thách thức, nếu được nói theo lối gián tiếp cũng phần nào làm giảm đi sự nặng nề vốn có. Ví dụ:

Cậu dế nhà bên: Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hột sức,

chịu nổi nửa cái đá song phi của ta không? [tr.178]

Trong tình huống trên chàng dế nọ đã thách thức Dế Mèn trong một cuộc ẩu đả. Ở đây rõ ràng không cần viện đến chiến lược lịch sự, nhưng chàng dế đó vẫn nói bằng một giọng rất “sách vở rườm rà”, nên sự xúc phạm của lời đe doạ dù là rất lớn, nhưng không hề thấy sự thô lỗ, bặm trợn, trái lại rất “bề trên hiệp sĩ kẻ cả”.

Thế mới biết, chỉ trường hợp đặc biệt, còn hầu hết các nhân vật trong DMPLK khi nói với nhau dù tình huống nào, trường hợp nào, quan hệ nào và cảm xúc ra sao thì cũng cố gắng nói ở mức độ lịch sự nhất có thể, dù là mỉa mai, dù là lời thách thức, dù là đe doạ, hay thậm chí cả câu mắng chửi, người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đọc vẫn thấy sự “kiểu cách” cố giữ lễ ở các nhân vật. Chính điều này đã góp phần tạo nên không khí của một thế giới nhiều trang hiệp sĩ đồng quê như trong DMPLK.

Khuyên cũng có thể can thiệp sâu vào quyền tự do của người đối thoại. Vì vậy, khi đưa ra một hành vi khuyên, ngoài việc sử dụng những cách như rào đón, vuốt ve thì người nói còn sử dụng hình thức gián tiếp. Ví dụ:

Dế Mèn: Thƣa anh, em cũng biết nhƣ anh, và em còn biết khác anh. Em

cũng biết rằng trên đời này muốn mở mang trí óc thì phải bƣớc chân đi ra bốn phƣơng “một ngày đàng một sàng khôn", tổ tiên ta dạy thế chứ các cụ không khuyên ta ngồi xó đâu(...)[tr.194]

Rõ ràng Dế Mèn đang “khuyên”, đúng hơn đang “dạy” lại kẻ kiêu căng, ngạo mạn, gia trưởng, thích dạy đời là anh cả. Trong lời khuyên có sắc thái mỉa mai, có thái độ coi thường nhưng vẫn không hề gay gắt căng thẳng, nhẹ nhàng mà lại thâm thuý, lễ độ, vẫn làm cho người nghe phải suy nghĩ, phần nào do người nói sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

Chê được xem là hành vi đe doạ thể diện dương tính nặng nề, làm người nghe cảm thấy mình không được tôn trọng, thừa nhận, tán đồng. Để giảm thiểu sắc thái xấu cho hành vi này, các nhân vật đã sử dụng lối chê gián tiếp dưới dạng cảm thán.Ví dụ:

Dế Mèn: Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá nhƣ thế ! Nhà cửa đâu mà

tuềnh toàng(...)[tr.170]

Hay khi thực hiện hành vi trách móc, các nhân vật trong DMPLK đã khôn khéo tận dụng các yếu tố ngôn ngữ, trong đó có hành vi nói gián tiếp để

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.pdf (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)