Liên kết hànhvi

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.pdf (Trang 88 - 91)

2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

2.5.3. Liên kết hànhvi

Trong DMPLK, có thể gặp những kiểu quan hệ liên kết sau: cùng tiến, cùng lùi, hoặc vừa có tiến, vừa có lùi (Khi các hành vi phụ thuộc đứng trước

và bổ sung cho hành vi chủ hướng đứng sau, ta có chức năng liên HV tiến.

Khi các hành vi phụ thuộc đứng sau, và cùng “quay về” phục vụ cho hành vi

chủ hướng ta có liên HV lùi, có khi là cả tiến cả lùi)

Sau đây là các ví dụ trong tác phẩm: a, Cùng tiến:

Nhớn: Không phải nó đau dạ dày đâu(a), thằng dế này đánh nhau

nhiều quá đến nỗi kiệt sức, nên bây giờ mắc bệnh ho lao (b). Chúng mình chả nên nuôi một thằng dế ốm (c). Thả nó đi, Bé ạ (d). [tr.184]

Sơ đồ của quan hệ này là:

HVPT (a) HVPT (b) HVPT (c) HVCH (d)

b, Cùng lùi:

Dế Mèn: Đừng lo (a). Xem mây vẩn, trời đêm nay có cơ hội đổi gió ba

(b). Anh thấy hình nhƣ có cái bóng xanh mờ mờ đằng kia (c). Có phải đấy là bờ, gió mà đƣa đƣợc anh em ta về chỗ bờ xanh xanh ấy là sống rồ (d). [tr.200]

Sơ đồ của quan hệ này là:

HVCH (a) HVPT (b) HVPT (c) HVPT (d) Hoặc

Lũ trẻ: Ờ ờ đúng (a) . Gớm chửa, bao nhiêu đất mới đùn (b). Lại vết

chân cu cậu mới ra vào còn nhẵn thin thín (c).[tr.178] Sơ đồ của quan hệ này là:

HVCH (a) HVPT (b) HVPT (c) c, Vừa tiến vừa lùi, ví dụ:.

Dế Bé: Em lạy bác, em lạy bác(a), bác tha cho em (b). Bác là ngƣời lớn, bác đã có răng có càng to rồi (c), còn em, em vừa ra đời có mấy hôm, mới hôm qua đƣợc mẹ em dắt cho đi ở riêng thôi mà.(d) [tr.180]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơ đồ của quan hệ này là:

HVCH (a) HVPT (b) HVPT (c) HVPT (d)

Sau đây là bảng thống kê tần số xuất hiện những cách liên kết hành vi trong các tham thoại của tác phẩm:

STT Tần số trong tác phẩm

Cách liên kết Số lƣợng Tỉ lệ

1 Cùng tiến 39 44,82 %

2 Cùng lùi 32 36,78 %

3 Vừa tiến vừa lùi 16 18,3 %

Tổng số 87 100 %

Nhận xét: Liên kết hành vi trong các TT trong DPLK chủ yếu ở hai dạng:

cùng tiến, cùng lùi. Điều này phần nào phù hợp với đích các cuộc thoại, phần nhiều là lập luận. Khi cần bàn bạc, trao đổi, thậm chí tranh cãi, rất cần lối biện hộ mạch lạc, thuyết phục và thống nhất. Vì thế, liên hành vi theo kiểu cùng tiến (gần với lối tư duy theo lối diễn dịch), và cùng lùi (gần với lối tư duy theo lối quy nạp) là phù hợp trong những trường hợp giao tiếp kể trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TIỂU KẾT

Đi vào khảo sát và miêu tả các đặc điểm cấu trúc hội thoại trong DMPLK, tức là phải chỉ ra những mối liên hệ giữa các hình thức ngôn ngữ và các đối ngôn sử dụng các hình thức ấy. Một số đặc điểm hội thoại của các nhân vật trong DMPLK đáng chú ý là: về cuộc thoại, đó là sự phổ biến của hình thức song thoại sang đa thoại; quan hệ vai thường gặp là cao thấp; hoàn cảnh giao tiếp chủ yếu là riêng tư và đích chủ yếu của các cuộc hội thoại là lập luận...Về đoạn thoại, phần lớn gặp các đoạn ngắn với hai nhân vật tham gia hội thoại; có sự vượt trội của các đoạn thoại không nghi thức, sự cân bằng của các hoàn cảnh công cộng và riêng tư... Về cặp thoại, có thể thấy số lượng tương đối lớn; cặp thoại được sử dụng nhiều nhất là thuộc loại phức tạp, tiếp theo là một tham thoại, rồi mới là hai tham thoại; các cặp thoại tích cực có số lượng vuợt trội so với các cặp tiêu cực... Về tham thoại, thường gặp là tham thoại dẫn nhập và chủ yếu gắn liền với hành vi hỏi; có nhiều tham thoại kiêm nhiệm hai chức năng là hồi đáp và dẫn nhập...Hành vi ngôn ngữ thường gặp trong tác phẩm là điều khiển, tiếp sau là miêu tả xác tín; các hành vi mở rộng có số lượng khá lớn...

Những đặc điểm nói trên có thể được đánh giá từ nhiều phương diện. Trước hết, chúng cho thấy sự hồi đáp phối hợp đa dạng của người nói và người nghe, sự tác động qua lại khá nhịp nhàng của những phát ngôn (của các nhân vật) trong tác phẩm. Điều này cho phép lí giải phần nào vì sao DMPLK được coi là tác phẩm có nhiều giọng điệu linh hoạt, rất sinh động ngộ nghĩnh..., và nhờ vậy hấp dẫn các độc giả nhi đồng đến thế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

SỰ THỂ HIỆN NHỮNG QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN -

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.pdf (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)