Bày tỏ tình hình bi quan

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.pdf (Trang 101 - 103)

2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

3.2.2.5. Bày tỏ tình hình bi quan

Trong DMPLK rất nhiều lần các nhân vật đã sử dụng cách bày tỏ tình hình bi quan làm tăng hiệu quả giao tiếp. Ví dụ:

Nhà Trò: Năm trƣớc, phải khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lƣơng

ăn của Nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ, làm ăn chả ra thế nào, bao năm

nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng, món nợ cũ chưa trả được. Nhện cứ nhất

định bắt trả nợ. Mấy bận Nhện đã đánh em. Hôm nay bọn Nhện chăng tơ ngang đƣờng đe bắt em, vặt chân, vặn cánh ăn thịt em [tr.187]

Ở trên, Nhà Trò kể lể với Dế Mèn việc mình bị bắt nạt ra sao, trình bày hoàn cảnh hiện thời của mình, từ đó muốn tranh thủ sự giúp đỡ của Dế Mèn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy Nhà Trò có đích rõ ràng, và để đạt được mục đích đó, Nhà Trò đã dùng phương thức bày tỏ tình hình bi quan. Cách kể, cách trình bày của Nhà Trò nghe rất thảm thương, làm cho Dế Mèn động lòng thương theo tính cách hiệp sĩ, khó lòng mà từ chối yêu cầu của Nhà Trò. Có thể xem đây là một chiến lược giao tiếp rất khôn khéo của Nhà Trò, nhằm bớt đi được sự đe doạ cho cho đối ngôn, đồng thời đạt được mục đích của mình.

Hoặc trong tình huống bắt buộc Dế Mèn phải ra lệnh: “cấm từ giờ”

Dế Mèn: Cớ sao dám kéo bè kéo cánh ra bắt nạt em Nhà Trò yếu ớt thế

kia? Chúng mày có của ăn của để, đứa nào cũng béo múp mông đít cả lƣợt nhƣ thế kia mà tính đòi nó một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi là không đƣợc. Ta cấm từ giờ không đƣợc đòi nợ Nhà Trò nữa. Nó bé bỏng, làm chưa đủ nuôi thân, phải thƣơng nó, xuý xoá công nợ cho nó. Ở đời, thù hằn, độc ác làm gì. Thử trông đấy, bay bắt nạt nó, nhƣng còn có ta khoẻ hơn, ta mới thử gió mấy cái đá hậu, mà xem ra chúng mày đã thấy đáng nghĩ lắm rồi phải không ? [tr.188]

Hành vi cấm đoán mà Dế Mèn, rõ ràng có thể gây nên sự tổn thất rất lớn cho nhà Nhện, vừa mất đi lãnh địa (vì bị cấm), vừa thiệt hại về tài sản (phải xoá nợ). Nhà Nhện phải chịu hai lần mất mát. Để làm dịu bớt nỗi “cay đắng” cho nhà Nhện, Dế Mèn đã dùng cách bày tỏ hoàn cảnh bi đát của Nhà Trò. Trường hợp sau cũng vậy:

Dế bé: Em lạy bác, em lạy bác, bác tha cho em. Bác là người lớn, bác đã

có răng có càng to rồi, còn em, em vừa ra đời có mấy hôm, mới hôm qua đƣợc

mẹ em dắt cho đi ở riêng thôi mà. [tr.180]

Đây là một hành động van xin khẩn khoản của chàng dế bé với Dế Mèn. Ngoài yếu tố ngôn ngữ mang tính rào đón, ở đây dế bé còn dùng cả những từ

ngữ nhằm bày tỏ tình hình bi quan:“em vừa ra đời có mấy hôm, mới hôm qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực tế là dế bé van xin nhưng lại là cầu khiến: mong nhận được sự nương tay “tha bổng” của Dế Mèn. Khi đưa ra lời cầu khiến “bác tha cho em”, chú dế bé con này đã biết như vậy là đi ngược với ý thích cá nhân của Mèn, nên đã bày tỏ tình hình bi quan, hi vọng nhận được sự cảm thông từ phía Mèn, đồng thời cũng giảm đi sự thiệt hại cho Dế Mèn nếu phải thực hiện điều mà mình đề nghị.

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.pdf (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)