2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ
2.3.3. Liên kết hình thức đối với các cặp thoại
Ngoài những đoạn thoại chỉ chứa một CT “hẫng”, hoặc chỉ chứa một CT hai TT (CT tối thiểu), xét về liên kết hình thức của các CT trong các đoạn thoại của DMPLK, có thể nhận xét như sau:
Thứ nhất: Có 22 đoạn thoại có sự liên kết các CT, trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lũ trẻ: Á à! Này! Lũ trẻ: Cái gì?
Lũ trẻ: Chỗ này đích rồi. Đất đùn mới tinh!
Lũ trẻ: Ờ ờ đúng. Gớm chửa, bao nhiêu đất mới đùn. Lại vết chân cu
cậu mới ra vào còn nhẵn thin thín. Bé ơi! Đƣa dao đây để tớ khoét lỗ, đằng ấy đi xách nƣớc đi. Nhanh lên [tr.174]
-1 đoạn liên kết theo lối phẳng, ví dụ:
Dế Trũi: Tiếng ai nhƣ tiếng anh Mèn phải không?
Dế Mèn : Ai đó? Tôi đây! Tôi đây ! Mèn đây!
Dế Trũi: Ôi! ối! Anh Mèn ƣ!Trũi đây! Em Trũi đây. Anh đâu? Anh đâu?
Anh ở chỗ nào?
Dế Mèn: Anh ở đây. Anh phải tù trong đáy hang này. Có ai đƣơng đi với
em ngoài đó không?
Dế Trũi: Thƣa anh, các bác Châu Chấu Voi với bác...Em vào cứu anh
ngay tức khắc…
Dế Mèn: Ấy chớ! cứu anh thì đã đành, nhƣng đừng vào bây giờ. Tƣờng
nhà tù chắc chắn lắm, mà sắp đến buổi lão chim Trả đi kiếm ăn về rồi. Em chịu khó ra ngoài đợi, sáng mai, lúc lão ta trở dậy lại bay đi, lão đi rồi, ta vào thì chắc chắn hơn. [tr.235]
-1 đoạn liên kết theo lối phức tạp: vừa phẳng vừa móc xích. Dế Mèn:
Anh ơi! Anh ốm hay thế nào mà còm nhỏm vậy ?
Anh hai: Chú nói be bé chứ không có anh váng cả đầu. Không anh
không ốm. Tạng ngƣời anh thế. Bấy lâu chú đi làm ăn đâu mà những đứa độc mồm độc miệng bảo chú chết rồi.
Dế Mèn: Em chết làm sao đƣợc! Đi xa thích lắm. Em về chuyến này,
trƣớc thăm mẹ và các anh, sau rủ anh cùng đi xa.
Anh hai: Đi đâu?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 đoạn thoại liên kết theo lối phức tạp: cả chéo, cả móc xích, ví dụ:
Anh cả: Mấy năm nay chú đi đâu?
Dế Mèn: Em đi du lịch.
Anh cả: Du lịch? Đi du lịch, đi buôn bán?
Dế Mèn: Chẳng buôn bán gì đâu. Du lịch là xem xét các nơi cho mở
mang trí óc ra.
Anh cả: Đi không kiếm đƣợc món ngon thì chỉ đi mỏi chân, có động dại
mới đi nhƣ thế. Đi lang thang thất thểu thì ai ở nhà trông nom phần mộ tổ tiên, ai đèn hƣơng cúng giỗ các cụ? Thời bây giờ đứa nào cũng nống lên với đi! Quân bất mục bất hiếu là chú, chú biết không?
Dế Mèn: Thƣa anh, em cũng biết rằng trên đời này muốn mở mang trí
óc thì phải bƣớc chân đi ra bốn phƣơng "một ngày đàng một sàng khôn", tổ tiên ta dạy thế chứ các cụ không khuyên ta ngồi xó đâu. Cho nên em về đây, trƣớc thăm anh, sau muốn rủ anh cùng đi phiêu lƣu với em.
Anh cả: Mày chửi tao à? Mày chửi tao. [tr.194]
-1 đoạn liên kết theo lối phức tạp, cả lồng cả móc xích, ví dụ:
Dế Mèn: Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui khôn?
Dế Choắt: Đùa trò gì? Em đƣơng lên cơn hen đây. Hừ hừ... Dế Mèn: Đùa chơi một tí.
Dế Choắt: Hừ hừ... cái gì thế? Dế Mèn: Con mụ Cốc kia kìa.
Dế Choắt: Chị Cốc béo xù đứng trƣớc cửa nhà ta ấy hả? Dế Mèn: Ừ.
Dế Choắt: Thôi thôi... hừ hừ... Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào... Anh phải sợ...
Dế Mèn: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Dế Choắt: Thƣa anh, thế thì... hừ hừ...em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi. Dế Mèn: Giƣơng mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này? [tr.171]
Sau đây là bảng thống kê những cách liên kết hình thức đối với các cặp thoại trong tác phẩm: STT Tần số trong tác phẩm Cách liên kết Số lƣợng Tỉ lệ 1 Móc xích 17 77,3% 2 Chéo – móc xích 2 9,1 % 3 Phẳng 1 4,5% 4 Lồng - móc xích 1 4,5% 5 Phẳng - móc xích 1 4,5% Tổng số 22 100%
Qua kết quả thống kê trên, chúng tôi thấy: hướng liên kết theo lối móc
xích là hướng liên kết đặc trưng, chủ yếu ở các CT trong tác phẩm này. Xu hướng tương đối phổ biến thứ hai trong tác phẩm, là sự kết hợp nhiều hình thức liên kết trong một đoạn thoại có nhiều CT, tạo nên sự phức tạp chồng chéo của mô hình liên kết.
Hình thức liên kết phần nào nói lên sự cộng tác hội thoại giữa các nhân vật trong DMPLK phần lớn là tích cực, xuôi chiều và nhuần nhuyễn. Trong các đoạn thoại nơi các CT liên kết móc xích, thường các tham thoại kiêm luôn hai vai trò dẫn nhập và hồi đáp, vừa là lời hồi đáp, đồng thời có thể kiêm luôn lời dẫn nhập cho TT dưới (trừ TT dẫn nhập đầu tiên). Cứ thế, chúng tạo nên sự phát triển cho đoạn thoại, và làm nên sự tương tác hài hoà giữa các nhân vật. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(A1) Anh cả: Mấy năm nay chú đi đâu?
(B1)Dế Mèn: Em đi du lịch.
(A2) Anh cả: Du lịch ? Đi du lịch, đi buôn bán?
(B2) Dế Mèn: Chẳng buôn bán gì đâu. Du lịch là xem xét các nơi cho mở mang trí óc ra.
(A3) Anh cả: Đi không kiếm đƣợc món ngon thì chỉ đi mỏi chân, có động dại mới đi nhƣ thế. Đi lang thang thất thểu thì ai ở nhà trông nom phần mộ tổ tiên, ai đèn hƣơng cúng giỗ các cụ? Thời bây giờ đứa nào cũng nống lên với đi! Quân bất mục bất hiếu là chú, chú biết không? [tr.193]
Tham thoại A1 là lời dẫn nhập, kéo theo tham thoại hồi đáp B1; đến tham thoại hồi đáp B1 vừa mang chức năng hồi đáp lại kiêm luôn vai trò dẫn nhập để mở ra một TT hồi đáp khác; đến lượt mình A2 lại kiêm luôn cả lời hồi đáp và dẫn nhập, và cứ thế… Điều này nói lên sự cộng tác, tương tác tích cực giữa các nhân vật khi tham gia hội thoại, góp phần làm nên phép lịch sự trong giao tiếp ở hoàn cảnh cụ thể trong DMPLK.