Về kiểu ngữ nghĩa của các định danh

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 26 - 27)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.2.Về kiểu ngữ nghĩa của các định danh

Theo tham tố này, có thể phân biệt :

a) Đặc điểm định danh xét theo sự đối lập về tính trực tiếp hay gián

tiếp (hoặc nguyên sinh và thứ sinh)

Định danh theo sự đối lập về tính trực tiếp (nguyên sinh) là gọi đúng tên đối tƣợng.

Định danh xét theo sự đối lập về tính gián tiếp ( thứ sinh) nghĩa là tên gọi của đối tƣợng có sự chuyển nghĩa từ sự vật hiện tƣợng này để gọi tên cho sự vật hiện tƣợng khác, ví dụ: cánh đồng Chân Chim, làng Áng (áng: cái vại),

hang Trâu…Các đơn vị định danh gián tiếp là sản phẩm của quá trính ẩn dụ

hóa, hoặc hoán dụ hoá …

b) Đặc điểm định danh xét theo sự đối lập về dung lượng ngữ nghĩa rộng hay hẹp của các định danh

Từ góc độ này của định danh - xét theo sự đối lập về dung lƣợng ngữ nghĩa, có thể phân các tên gọi thành những tên gọi có dung lƣợng nghĩa rộng (tên gọi chỉ loại) và tên gọi có dung lƣợng nghĩa hẹp (tên gọi chỉ chủng). Trƣờng hợp này có thể nhận thấy trong phạm vi một phức thể địa danh: Yếu tố đầu chỉ loại (ví dụ: cầu) và tên gọi chỉ chủng đƣợc tạo ra bằng cách thêm

yếu tố xác định vào yếu tố chỉ loại (ví dụ: Cầu Đuống, Cầu Long Biên, Cầu Hàm Rồng….).

Theo Lênin: “Tên gọi là cái gì đó phổ biến, thuộc tƣ duy, làm cho cái đa dạng trở nên đơn giản”. Còn V.G.Gác: “Tri giác của con ngƣời là cái giản

lƣợc sự đa dạng” (dẫn theo [42, tr.214] ) sự đơn giản hóa tính đa dạng của một lớp / loài đối tƣợng khi tri giác hình thành khái niệm và tạo nên tên gọi cho nó, có thể đi theo hai hƣớng:

Một là chỉ nêu lên một số nét chung ở các đại diện vốn rất đa dạng của

một lớp khách thể nhất định. Hƣớng thứ nhất này tạo nên những tên gọi có tác dụng phân biệt loại (loài) với nhau hay các loài nhỏ trong loài lớn. Chúng tôi xếp vào loại tên gọi có nội dung ý nghĩa rộng (có thể dùng đại diện cho một lớp khách thể).

Các tên gọi khách thể trong cùng một loài là những tên gọi có nội dung ý nghĩa hẹp.

Hai là sự nhƣợc hóa tính đa dạng có thể chỉ động chạm đến một khách

thể và đƣợc biểu hiện ở sự trừu tƣợng khỏi những nét khác của nó và chỉ chọn lựa với tƣ cách là cơ sở để định danh, một trong những nét của nó là có giá trị thông báo [42, tr. 214].

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 26 - 27)