Cách thức biểu thị của các định danh

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 27 - 30)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.3. Cách thức biểu thị của các định danh

Theo tham tố này, đặc điểm định danh có thể đƣợc xét theo ba tiêu chí sau:

- Cách biểu thị tên gọi theo lối hoà kết hay phân tích; - Mức độ về tính rõ lí do của tên gọi;

- Cách chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở định danh.

1.3.3.1. Mức độ hoà kết hay phân tích của các định danh

Có thể hình dung tính chất này của tên gọi về mặt định danh tƣơng tự nhƣ tính chất “tổng hợp tính” và “phân tích tính” của từ, xét về mặt ngữ pháp.

Do đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính chi phối nên chắc rằng các địa danh tiếng Việt chủ yếu là những tên gọi phân tích tính. Mặt khác, xét về phƣơng diện cấu tạo, vốn từ tiếng Việt đƣợc tạo ra theo phƣơng thức ghép là chủ yếu. Điều đó khiến cho mức độ phân tích tính của tên gọi trong tiếng Việt nói chung, các tên gọi địa lí nói riêng, càng cao.

1.3.3.2 Mức độ tính rõ lí do của các định danh

Theo ý kiến phổ biến của các nhà ngôn ngữ học, đây là thông số về mức độ tính có lí do của tên gọi khi xem xét đặc điểm định danh trong các

ngôn ngữ .

Thông thƣờng, các tên gọi phức có thể thấy rõ đƣợc lí do, còn tên gọi đơn thì chỉ có thể giải thích đƣợc trong hai trƣờng hợp:

+ đƣợc tạo ra trên cơ sở sự mô phỏng âm thanh; hoặc + do sự chuyển nghĩa.

Trong số các định danh có thể giải thích đƣợc lí do, thƣờng có những phân biệt sau đây:

a) Định danh rõ lí do tuyệt đối và định danh rõ lí do tương đối

Kiểu tên gọi rõ lí do tuyệt đối thƣờng là đƣợc tạo ra do mô phỏng âm thanh, kiểu (chim) cuốc, (chim) chích, (chim) bồ chao v.v...

Kiểu tên gọi rõ lí do tuyệt đối trên thƣờng đƣợc tạo ra bằng cách chọn đặc trƣng lí do khách quan (tức âm thanh) để làm cơ sở định danh.

Các tên gọi rõ lí do tƣơng đối là loại đơn vị định danh có thể giải thích đƣợc lí do nhờ dựa vào những đơn vị làm thành phần của chúng. Những đơn vị thành phần ấy có thể là không rõ lí do. Chẳng hạn stol / ovaya “nhà ăn”:

phần thứ nhất stol = đƣợc giải thích bằng mối liên hệ với từ stol “cái bàn”.

Phần hai – ovaya đƣợc giải thích bằng mối liên hệ với từ komnata bị rút gọn. Các từ stol komnata không rõ lí do nếu chỉ dựa vào hình thái bên

trong của chúng.

b) Định danh rõ lí do đầy đủ hoàn toàn và định danh chỉ rõ lí do

một phần

Trong trƣờng hợp đầu, tất cả thành tố của tên gọi đều rõ lí do. Trong trƣờng hợp sau có thành tố không rõ lí do ở trong tên gọi.

- nhà cửa, nhà hát v.v,... (1)

- sân sƣớng, tre pheo, đỏ au v.v,... (2)

c) Định danh giải thích được lí do một cách trực tiếp và định danh giải thích được lí do một cách gián tiếp

Trƣờng hợp thứ nhất, tất cả các yếu tố dùng để giải thích đƣợc gặp trong ngôn ngữ nhƣ những đơn vị định danh riêng biệt, chúng là từ.

Trƣờng hợp thứ hai, các yếu tố của tên gọi không tồn tại riêng biệt trong ngôn ngữ nhƣ những từ, ý nghĩa của chúng đƣợc xác định bằng cách đối chiếu một loạt tên gọi có những yếu tố này làm thành phần. Ss. các từ tiếng Việt: học / viên – giáo / viên – sinh / viên – tổ / viên – xã / viên viên là “ngƣời bình thƣờng với tƣ cách là thành phần trong tổ chức học tập, đào tạo, hoặc kinh tế – xã hội” v.v...

Trong tiếng Việt, những đơn vị định danh giải thích đƣợc lí do một cách trực tiếp là loại tên gọi thuần Việt và là những tổ hợp đƣợc đặc ngữ hoá, còn những đơn vị định danh giải thích đƣợc lí do một cách gián tiếp là loại tên gọi Hán – Việt.

So sánh: tai giữa, lưỡi con, lá mía, lông mi, răng hàm, xương chậu, v.v... >< tâm nhĩ, cốt mạc, phế quản, giác mạc v.v...

Xét về phƣơng diện cấu tạo, vốn từ tiếng Việt đƣợc tạo ra theo phƣơng thức ghép là chủ yếu. Điều đó khiến cho mức độ rõ lí do của tên gọi trong tiếng Việt nói chung, các tên gọi địa lí nói riêng là khá cao.

1.3.3.3 Đặc điểm sự lựa chọn đặc trưng làm cơ sở cho việc định danh

Các đặc trƣng có thể đƣợc chọn làm cơ sở cho việc định danh sự vật nói chung, hay khi đặt địa danh nói riêng: Đặc trƣng hình thức: Chẳng hạn,

nhãn cầu, lá mía, xương chậu, mắt cá, (ss. Núi mâm xôi, hòn Trống

Mái…),v.v...; Đặc trƣng vị trí: ví dụ: tai trong, mang tai, nhân trung, xương sườn, xương hông (ss. Xóm Thượng, đền Hạ, xóm Giữa…), v.v..; Công dụng

hay chức năng: Chẳng hạn, dây thanh , ruột thừa, bàn toạ, v.v...; Đặc trƣng

vật lí :Chẳng hạn, ruột già, ruột non, màng cứng, động mạch, tĩnh mạch,

v.v...; Kích thƣớc / kích cỡ: Chẳng hạn, đại não, tiểu não, đại tràng, ngón cái,

hoa cái, tá tràng( ss. Xóm Cả, đình Cả…), v.v...Các dân tộc hoặc cƣ dân các

vùng khác nhau có thể có cách chọn những đặc trƣng này theo thiên hƣớng khác nhau để làm cơ sở định danh các đối tƣợng địa lí ở địa phƣơng mình.

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)