Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo cách thức biểu thị

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 45 - 52)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.3.Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo cách thức biểu thị

biểu thị của chúng

2.2.3.1 Mức độ hoà kết hay phân tích của các địa danh Võ Nhai

đƣợc coi là có cách định danh theo lối hoà kết, còn những địa danh là từ ghép đƣợc coi là có cách định danh theo lối phân tích.

Nhƣ vậy, theo thống kê của chúng tôi, có 180 địa danh đƣợc cấu tạo theo lối hoà kết (29,17%). Kiểu cấu tạo này dựa trên cơ sở sử dụng một tổ hợp âm tố biểu thị đặc trƣng nào đó đƣợc chọn lựa để định danh. Ví dụ: núi

Chùa, núi Vuông (PG), đồi Trọc (LH), đồng Hiếm (LM), xóm Chợ (BL)…

Những đơn vị này không thể chia tách đƣợc thành phần cấu tạo ra nhỏ hơn đƣợc nữa.

Có 438 địa danh là từ ghép, nghĩa là đƣợc cấu tạo theo lối phân tích (70,874%). Đặc điểm của những từ ghép là có thể phân chia nhỏ ra đƣợc các thành phần cấu tạo.Ví dụ: ruộng Cổ Cò (LH), xóm Mỏ Chì (CĐ), danh thắng

Thác Mưa Rơi (TS), đập Xuyên Sơn… các đơn vị địa danh này có thể phân

chia nhỏ hơn ra đƣợc các thành phần cấu tạo có ý nghĩa.

Nhƣ vậy đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến hình, phân tích tính đã chi phối đặc điểm cấu tạo của địa danh Võ Nhai. Do đặc điểm đơn lập, từ không biến hình, nên số lƣợng âm tiết làm từ đơn không đủ nhiều để biểu thị các đối tƣợng địa lí, do đó, tiếng Việt phải dùng chủ yếu phƣơng thức ghép để tạo ra các địa danh. Địa danh Võ Nhai cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.

Theo tƣ liệu thống kê, các địa danh Võ Nhai có kiểu cấu tạo theo quan hệ chính phụ chiếm đa số. Có các kiểu ghép sau đây để tạo địa danh Võ Nhai:

+ Kết hợp hai danh từ với nhau, trong đó một danh từ là cái đƣợc xác định và một danh từ là cái xác định, là định ngữ bổ sung ý nghĩa, làm cụ thể hoá cho danh từ đƣợc xác định. Ví dụ: núi Mũ Quan (PT), suối Lòng Thuyền

(LH), xóm Cổ Rồng (ĐC)…

+ Kết hợp danh từ với tính từ, ví dụ: suối Vực Xanh (PT), xóm Làng Cũ (PG)…

Nhƣ vậy “kĩ thuật ngôn ngữ” [42] có ảnh hƣởng đến đặc trƣng của định danh ngôn ngữ, với loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính, tiếng Việt chủ yếu định danh theo lối ghép từ. Phƣơng thức ghép từ đã đặc trƣng cho đặc điểm cấu tạo của địa danh Võ Nhai.

2.2.3.2 Mức độ tính rõ lí do của các địa danh Võ Nhai

a) Các địa danh rõ lí do tuyệt đối và các địa danh rõ lí do tương đối

- Các địa danh rõ lí do tuyệt đối: Kiểu tên gọi rõ lý do tuyệt đối thƣờng đƣợc tạo ra do mô phỏng âm thanh hoặc cách chọn đặc trƣng lý do khách quan để làm cơ sở cho sự định danh. Trong tổng số 617 địa danh có 270 địa danh rõ lý do tuyệt đối, chiếm 43,76 %, trong đó:

ĐDĐHTN: 180 địa danh, chiếm 29,17 %. Ví dụ: núi Đá vôi (LH), vì

cấu tạo của ngọn núi này bằng đá vôi, núi Quỷ (PT) miêu tả hình dáng của ngọn núi, đồi Năm Mẫu (TX) dựa trên đại lƣợng diện tích của địa danh, hay

cánh đồng Cây Thị (LH) là bởi trƣớc đây gần cánh đồng đó có cây thị rất to. ĐDĐVDC: 43 địa danh, chiếm 6,97 %. Ví dụ: xóm Trúc Mai (LH)

đƣợc nhận định trƣớc đây là một rừng trúc và mai, xóm Trung Sơn (TS) là do xóm nằm giữa Thần Sa bao quanh là núi.

ĐDCTNT: 47 địa danh, chiếm 7,62 %. Ví dụ: dựa trên đặc điểm của sự vật có: cầu Treo (DT), có đƣờng Mới (LH), dựa trên hình dáng có: cầu Võng

(PT)…

Tính rõ lí do trong một số địa danh Võ Nhai

Tên huyện Võ Nhai: Khác với các tên gọi khác có thể có rất nhiều cách hiểu về ý nghĩa tên gọi, hoặc ý nghĩa tên gọi có thể dễ dàng nhận ra (ví dụ: huyện Phú Bình (Thái Nguyên) ai cũng có thể hiểu đƣợc tên gọi này biểu hiện mong ƣớc về một vùng quê giàu có, trù phú, tƣơi đẹp và thanh bình), tên gọi Võ Nhai không dễ dàng cho phép nhận ra ý nghĩa của nó nhƣ vậy. Ngƣời dân Võ Nhai dƣờng nhƣ không để tâm đến ý nghĩa của quê hƣơng mình và không nhận ra rằng xung quanh nó có biết bao điều thú vị. Khi cƣ dân nơi đây

đƣợc hỏi về nguồn gốc tên của huyện mình thì hầu nhƣ ai cũng trả lời là “không biết”, hoặc “chƣa biết”. Cũng có một vài ý kiến đƣa ra cách hiểu khác nhau về ý nghĩa tên gọi Võ Nhai, song chƣa có tính thuyết phục.

Có ý kiến dựa vào nghĩa của yếu tố đầu “võ” nên cho rằng Võ Nhai có thể đƣợc hiểu là: “Nơi có nhiều mƣa”, bởi trong tiếng Hán, võ là âm đọc

chệch của từ vũ: nghĩa là “mƣa”. Quả thật, nhƣ đã nêu ở mục 2.1.1.1, trong

thực tế thời tiết ở Võ Nhai có đặc điểm là mƣa nhiều, khí hậu khắc nghiệt hơn các vùng trong tỉnh. Thế nhƣng, nói chung khí hậu Võ Nhai vẫn mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ. Nếu hiểu võ (vũ) là “mƣa” vậy nhai cần phải đƣợc hiểu thế nào cho logich thì không ai giải thích đƣợc. Hơn

nữa, nếu ban đầu hiểu là “mƣa” thì với nghĩa này, trong tiếng Hán không thể có biến âm sang võ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý kiến thứ hai cho rằng Võ Nhai có thể đƣợc hiểu theo nghĩa là: “Nơi

có những con đƣờng thông đi nhiều ngả”, vì căn cứ vào nghĩa của yếu tố đứng sau. Đào Duy Anh đã giải thích trong tiếng Hán có từ nhai mang nghĩa là

“con đƣờng thông đi nhiều ngả”. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu cũng giải

nghĩa một từ nhai nhƣ sau: “Ngã tƣ, con đƣờng thông cả bốn mặt; những con đƣờng cái trong thành phố đều gọi là nhai.”

Nếu hiểu theo cách thứ hai này thì sẽ thấy có sự mâu thuẫn, không đúng đặc trƣng của đối tƣợng địa lý này, bởi Võ Nhai có nét đặc thù địa hình phức tạp, giao thông đi lại rất khó khăn. Ở đây duy chỉ có con đƣờng quốc lộ 1B (mới làm khoảng những năm 1960) nối từ thành phố Thái Nguyên đến Võ Nhai, qua Lạng Sơn sang Trung Quốc là con đƣờng huyết mạch, mà tên gọi Võ Nhai thì đã có từ rất lâu đời! Xƣa kia Võ Nhai chủ yếu là rừng núi và không có những con đƣờng lớn.

Vậy Võ Nhai có nghĩa là gì?

Chúng tôi dựa trên những căn cứ sau đây để lần tìm ý nghĩa địa danh Võ Nhai:

Thứ nhất: Phải chăng Võ Nhai là tên gọi xuất phát từ ngôn ngữ của hai dân tộc Tày và Nùng vốn là một bộ phận cƣ dân nơi đây? Tìm hiểu các âm của tiếng Tày và Nùng, chúng tôi không thấy có âm nào gần với từ Võ Nhai.

Nhƣ vậy, tên gọi Võ Nhai không phải có nguồn gốc từ ngôn ngữ của hai dân

tộc Tày, Nùng.

Thứ hai: Dựa vào cuốn Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, chúng tôi đã tìm thấy hình thức chữ viết của từ Võ Nhai đƣợc triều

Nguyễn ghi lại bằng chữ Hán. Nhƣ vậy từ Võ Nhai là từ Hán Việt.

Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh đã giải thích nhƣ sau: “võ xem vũ:

Trái với văn, phàm dùng sức để bắt đƣợc ngƣời phục vụ thì đều gọi là vũ”,

hay Từ điển Hán – Việt từ nguyên của Bửu Kế giải thích vũ hay võ: “sức

mạnh, liên quan đến quân sự (trái với văn).

Còn Nhai đƣợc Từ điển Hán – Việt từ nguyên của Bửu Kế giải thích là “bờ một bên cao, vật gì cao.Sƣờn núi”. Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh giải nghĩa: “bên bờ, sƣờn núi”. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu giải thích là

“ven núi”.

Nhƣ vậy, Võ Nhai có thể hiểu là “vùng nhiều sƣờn / dãy núi cao có lợi

thế quân sự”. Hiểu địa danh Võ Nhai có ý nghĩa nhƣ thế hoàn toàn

phù hợp xét cả về phƣơng diện lịch sử và địa lí tự nhiên nơi đây. (Chi tiết hơn xin xem [43])

Hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà thuộc xã Phú Thƣợng là danh thắng đẹp nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên, đƣợc Bộ Văn hóa thông tin công nhận di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Chuyện xƣa kể lại có đôi chim Phƣợng Hoàng tìm nơi xây tổ ấm, bay mãi vẫn chƣa tìm đƣợc nơi vừa ý, mệt mỏi, đói khát mới phát hiện “máng đá” đầy nƣớc trƣớc cửa hang, bèn dừng tại đó. Hàng ngày chim trống đi kiếm mồi, còn chim mái ở nhà chờ đợi. Đến một ngày kia chim trống mải mê đi theo những chim mái khác và quên mất chim mái ở nhà. Chim mái do đợi chờ lâu đã hóa thành đá hình chim Phƣợng Hoàng. Khi chim trống

trở về không thấy chim mái nữa mà chỉ thấy tảng đá trƣớc mặt, nó hiểu ra và hối hận. Chim trống bay lên đậu ở mỏm núi bên cạnh và dần dần cũng hóa thành đá hình con chim Phƣợng Hoàng. Và từ đó tên hang Phƣợng Hoàng ra đời với hai mỏm núi có hình của đôi chim Phƣợng Hoàng.

- Các địa danh rõ lí do tương đối: Là những đơn vị địa danh có thể giải

thích đƣợc lý do nhờ dựa vào những đơn vị làm thành phần của chúng. Có 347 đơn vị địa danh chiếm 56,24 %, trong đó:

ĐDĐHTN: 159 địa danh, chiếm 25,77 %. Ví dụ: núi Thần Tiên (PG),

tƣơng truyền có ông tiên về dạy học cho dân bản, sau đó đi về hƣớng nào thì không ai biết, ngƣời Phƣơng Giao có câu:

Phƣơng Giao có núi Thần Tiên Có thầy dạy học có tiên đánh cờ

Đó là một ngọn núi cao khoảng 500m, có nhiều gỗ quý, trên đỉnh có mỏm nƣớc, bên cạnh mỏm nƣớc có những tảng đá hình ngƣời thầy dạy học.

Hay nà Da Bành (SM) thì thành tố đầu nà có nghĩa là “ruộng”, còn “Da Bành” có thể là tên ngƣời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐDĐVDC: 146 địa danh, chiếm 23,66 %. Ví dụ: xóm Vẽn (BL) thì có

thể “vẽn” là biến âm của từ “ven” (rìa).

ĐDCTNT: 42 địa danh, chiếm 6,81 %. Ví dụ: đèo Cây Nhội (PG) thì

“nhội” có thể là một loại cây mọc ở địa danh đó.

Các địa danh rõ lý do tƣơng đối tập trung nhiều ở các đơn vị dân cƣ có từ thời phong kiến. Đây là đặc điểm chung của các địa danh bởi cách định danh từ xƣa ít khi lƣu lại những dấu hiệu để chúng ta nhận ra đƣợc lý do tên gọi. Có những cái tên, ngay nghĩa của từ cũng rất khó lý giải. Ví dụ: xóm Nhâu (LM), xóm Là Khoan, Là Mè (PG)…

b) Các địa danh rõ lí do đầy đủ hoàn toàn và các địa danh chỉ rõ lí do một

phần

tuyệt đối, có thể do mô phỏng âm thanh và cách chọn đặc trƣng lý do khách quan để làm cơ sở định danh.

Ví dụ: núi Voi (PT) đƣợc hiểu là miêu tả hình dáng ngọn núi, núi Đỏ

(TS) do có nhiều đá đỏ ghép lại, đồi Bãi Cháy (TX) đó là ngọn đồi có nhiều

cây to rậm và đã bị cháy mấy ngày.

Suối Hai Nguồn (TX) là con suối có hai nguồn nƣớc chảy gộp lại.

- Các địa danh chỉ rõ lí do một phần: là những kiểu tên gọi rõ lý do tƣơng đối, có nghĩa là có thành tố không rõ lý do ở trong tên gọi.

Ví dụ: sơn Đẩm (TX) thành tố đầu rõ nghĩa, sơn là “núi” còn thành tố

sau “đẩm” thì không rõ nghĩa. Có thể đó là tên ngƣời.

Làng Hang (PG) thành tố đầu đã rõ, còn thành tố sau “hang” đƣợc phán

đoán là nơi có hang ăn sâu vào núi.

Thành tố đơn: xóm Vẽn (BL) thì “vẽn” có thể là biến âm của “ven” (rìa) vì đây là xóm nằm ở ven rìa của xã Bình Long.

- Các địa danh giải thích được lí do một cách trực tiếp và các địa danh giải thích được lí do một cách gián tiếp

+ Các địa danh giải thích đƣợc lí do một cách trực tiếp: các tên gọi kiểu này tự bản thân các thành tố cấu tạo của nó đã cho thấy rõ một cách trực tiếp lí do đặt tên gọi này nhƣ thế nào. Ví dụ: đồi Chín Mẫu (DT) là đồi có diện

tích khoảng 9 mẫu, suối Cạn (LT) là con suối chỉ có nƣớc vào mùa mƣa, còn mùa khô rất ít hoặc không có nƣớc, xóm Giữa (PG) đƣợc đặt theo vị trí nằm

giữa làng của xóm, đường Cụt (TX) là con đƣờng khá rộng nhƣng đi đƣợc

đến chân đồi thì hết… Kiểu tên gọi này nhƣ đã thống kê ở phần trƣớc là 172 đơn vị chiếm 27,831%.

+ Các địa danh giải thích đƣợc lí do một cách gián tiếp: Đặc điểm của các địa danh này là lấy tên gọi của sự vật nào đó để gọi tên đối tƣợng địa lí.Ví dụ: núi Con Ngựa (TX) là địa danh đƣợc đặt theo lối lấy tên gọi của một loài động vật (thƣờng có ở miền núi) để gọi tên một ngọn núi bởi lí do ngọn núi

này có hình dáng võng xuống nhƣ cái yên ngựa; hang Phượng Hoàng (PT)

cũng đƣợc gọi tên do cạnh hang này có hai mỏm núi trông giống hình chim Phƣợng Hoàng; xóm Lò Gạch (TX) đƣợc gọi tên dựa theo nghề của xóm.

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 45 - 52)