TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 100 - 127)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Địa danh của một địa phƣơng có khả năng phản ánh những nét đặc sắc về những di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể của địa phƣơng này. Tìm hiểu địa danh dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hoá sẽ giúp thấy rõ những ảnh hƣởng của văn hoá đối với ngôn ngữ nói chung, đối với địa danh nói riêng qua nội dung ý nghĩa, cách thức lựa chọn đặc trƣng để định danh các đối tƣợng địa lí.

Võ Nhai đƣợc coi là một trong những cái nôi của cộng đồng ngƣời Nguyên thuỷ. Kết quả của những quá trình di dân và tiếp xúc với nền văn hoá

khác nhau của cƣ dân bản địa Võ Nhai đã khiến cho Võ Nhai có sự đa dạng, phong phú về màu sắc văn hoá – nhƣ văn hoá Việt, văn hoá Hán và văn hoá các dân tộc thiểu số kết hợp hài hoà với nhau trong địa danh Võ Nhai.

Các phƣơng diện văn hoá sinh hoạt, văn hoá sản xuất, văn hoá quân sự gắn bó với nhau, đƣợc lƣu giữ trong địa danh và phản ánh những thông tin về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của một cộng đồng dân tộc nói chung, cộng đồng cƣ dân nói riêng, trong đó có cộng đồng cƣ dân Võ Nhai. Chính vì vậy địa danh Võ Nhai đã phản ánh những yếu tố địa lí, lịch sử, tín ngƣỡng, tôn giáo, tâm lí ứng xử của con ngƣời nơi đây. Qua hệ thống địa danh Võ Nhai có thể nhận thấy đặc trƣng tƣ duy của ngƣời dân Võ Nhai là lựa chọn những đặc trƣng tiêu biểu của đối tƣợng địa lí để định danh, Các đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở đặt địa danh này gắn với các phƣơng diện văn hoá khác nhau của Võ Nhai. Cụ thể là về mặt địa lí tự nhiên thì biểu hiện rõ nét nhất là những đặc trƣng của vùng đất có nhiều núi non, nhiều sa khoáng mà ít nơi nào có đƣợc… Về kinh tế thì là nghề trồng lúa và trồng rừng. Về tâm lí tinh thần là những mơ ƣớc giản dị của cƣ dân nông nghiệp miền núi về một cuộc sống trù phú, thanh bình, không có chiến tranh.

Võ Nhai và Bắc Kạn có ranh giới tự nhiên giáp nhau nên địa hình có nhiều nét chung, tiếng nói và phong tục tập quán cũng có nhiều điểm chung, nên cách định danh của hai địa phƣơng này cũng có rất nhiều nét giống nhau. Xét về đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc ngôn ngữ thì cả hai hệ thống địa danh đều sử dụng khá nhiều yếu tố ngôn ngữ dân tộc thiểu số (chủ yếu là Tày - Nùng). Có rất nhiều địa danh ở Võ Nhai trùng tên với địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn. Chƣa kể đến địa danh Sảng Mộc trƣớc đây thuộc Bắc Kạn đến tận năm 1949 mới đƣợc tách về Võ Nhai.

Đây là hệ quả của việc cƣ dân Tày- Nùng đƣợc phân bố ở hai địa phƣơng tuy có sự phân biệt về địa dƣ hành chính, nhƣng về địa lí tự nhiên thì lại cạnh nhau và có nhiều đặc điểm giống nhau.

Trong quy trình định danh của cƣ dân ở Võ Nhai cũng nhƣ Bắc Kạn, họ chủ yếu đã lựa chon những đặc trƣng “đập vào mắt” vốn có của các đối tƣợng địa lí, nhất là các đối tƣợng thuộc địa hình tự nhiên, để làm cơ sở định danh. Do đó, phần lớn các địa danh thuộc hai địa phƣơng nơi đây đều có lí do và phản ánh bức tranh cảnh quan vùng này thật rõ nét. Các đặc trƣng định danh ấy làm thành hình thái bên trong của các địa danh và phản ánh đặc trƣng tƣ duy cụ thể, trực quan sinh động của cƣ dân Võ Nhai và Bắc Kạn nói riêng, của ngƣời Việt nói chung.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu, phân tích những đặc điểm địa danh Võ Nhai có thể bƣớc đầu rút ra những kết luận nhƣ sau:

1. Định danh và địa danh học đã đƣợc nhiều học giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu từ lâu. Nghiên cứu địa danh cần có sự kết hợp của nhiều nghành khoa học. Chính vì vậy trong luận văn chúng tôi đã vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Lịch sử, Ngôn ngữ, văn hoá…để khảo sát hệ thống địa danh Võ Nhai

2. Mỗi địa danh bao giờ cũng tồn tại một phức thể gồm hai bộ phận là thành tố chung và địa danh-tên riêng. Hai bộ phận này có sự gắn bó với nhau theo quan hệ giữa cái đƣợc hạn định và cái hạn định. Thành tố chung là cái đƣợc hạn định còn địa danh - tên riêng là cái hạn định để giới hạn tên gọi của một đối tƣợng địa lí cụ thể. Trong các loại hình địa danh, thành tố chung có khả năng chuyển hoá vào trong địa danh – tên riêng, điều này tạo nên tính đa dạng, phong phú cho địa danh cả về ý nghĩa lẫn cấu tạo.

3. Võ Nhai là địa bàn phức tạp, đa dân tộc đa ngôn ngữ, đa dạng về văn hoá và đa dạng về đối tƣợng địa lí. Sự phức tạp này tạo nên tín đa tầng, tính phức hợp trong địa danh.

Huyện Võ Nhai có 617 địa danh, chiếm đa phần là các địa danh chỉ địa hình tự nhiên: Địa hình tự nhiên(54,457%), địa danh chỉ đơn vị dân cƣ(30,633%), địa danh chỉ các công trình nhân tạo(14,910%).

Các địa danh Võ Nhai chủ yếu là thuần Việt, tiếp theo là các địa danh thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong vùng (chủ yếu là Tày-Nùng) - những cƣ dân chủ thể lâu đời của vùng lãnh thổ này. Các địa danh đƣợc vay mƣợn từ tiếng Hán hoặc đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt chiếm tỉ lệ ít nhất. Đây là những địa danh chủ yếu đƣợc đặt cho các đơn vị dân cƣ – hành chính cần

sắc thái trang trọng. Do sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trong vùng mà trong hệ thống địa danh Võ Nhai có những đơn vị đƣợc cấu tạo hỗn hợp bằng các yếu tố: thuần Việt, Hán Việt, ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

Võ Nhai có 172 đơn vị định danh trực tiếp, chiếm 27,9%. Các địa danh này đƣợc đặt ra với nghĩa gốc đầu tiên chỉ đối tƣợng địa lí nào đó. Đây thƣờng là những từ ngữ thuần Việt.

Các địa danh là những đơn vị định danh gián tiếp là chủ yếu, thƣờng do sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ một đơn vị từ vựng có sẵn tạo nên.

Võ Nhai có 180 địa danh đƣợc cấu tạo theo lối hoà kết – tức là có dạng từ đơn tiết (29,17%). Các địa danh đơn tiết chỉ các hiện tƣợng tự nhiên đã có từ rất lâu đời ở Võ Nhai. Chúng đặc trƣng cho cảnh quan của địa phƣơng nơi đây. Có 438 địa danh là từ ghép, nghĩa là đƣợc cấu tạo theo lối phân tích (70,874%). Đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính đã chi phối đặc điểm cấu tạo của địa danh Võ Nhai. Phƣơng thức ghép từ đã đặc trƣng cho đặc điểm cấu tạo của địa danh Võ Nhai, trong đó các địa danh có kiểu cấu tạo theo quan hệ chính phụ chiếm đa số. Cũng chính vì vậy, tính có lí do (hay nói cho đúng hơn là tính rõ lí do) của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai là

khá điển hình. Các địa danh ấy có thể rõ lí do tuyệt đối (hay đầy đủ hoàn toàn) khi đƣợc tạo ra bằng cách chọn đặc trƣng khách quan của đối tƣợng địa lí để làm cơ sở cho sự định danh. Trong tổng số 617 địa danh có 270 địa danh rõ lý do tuyệt đối, chiếm 43,76 %. Các địa danh ấy có thể rõ lí do tƣơng đối (hay chỉ rõ lí do một phần) nhờ dựa vào ý nghĩa của những đơn vị làm thành phần cấu tạo của chúng. Loại này có 347 địa danh, chiếm 56,24 %.

Để làm cơ sở cho việc đặt địa danh ở Võ Nhai, các đặc trƣng thƣờng đƣợc chọn là: hình thức, vị trí, công dụng / chức năng, đặc trƣng vật lý, kích thƣớc/kích cỡ... Các đặc trƣng hình thức và đặc trƣng màu sắc đƣợc chọn nhiều hơn các đặc trƣng khác, trong đó đặc trƣng hình thức là đứng đầu. Kết

quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp đặc điểm tri nhận chung của nhân loại khi định danh sự vật. Những đặc trƣng đƣợc chọn để định danh các đối tƣợng địa lí ở Võ Nhai mang những nét đặc sắc của một vùng quê miền núi,Tất cả tạo nên nét đặc sắc và độc đáo trong cách đặt các địa danh của huyện Võ Nhai mà ít vùng miền nào có đƣợc.

Cũng nhƣ mọi địa danh ở các địa phƣơng khác nói chung, ở Võ Nhai mỗi địa danh đều là một phức thể gồm hai bộ phận là thành tố chung và tên riêng (hay địa danh- tên riêng). Trong tổng số 617 phức thể địa danh Võ Nhai, có thể tập hợp khái quát và phân thành 22 loại hình đối tƣợng địa lý với 22 thành tố chung, trong đó có 18 thành tố chung đơn yếu tố. Loại thành tố chung có cấu tạo phức, gồm 2 hoặc 3 yếu tố chỉ có: thị trấn, quốc lộ, danh thắng, khu di tích.

Các địa danh Võ Nhai có thể đƣợc tạo ra theo phƣơng thức cấu tạo mới hoặc theo phƣơng thức chuyển hoá. Trong đó phƣơng thức cấu tạo mới là phƣơng thức định danh chiếm vị trí chủ yếu. Phƣơng thức cấu tạo mới đã tạo ra cho Võ Nhai 2 loại địa danh phức xét về thành phần cấu tạo, trong đó chiếm số lƣợng nhiều nhất là loại có cấu tạo thuần chỉ gồm các yếu tố gốc Hán hoặc thuần Việt và loại có cấu tạo hỗn hợp: gốc Hán, thuần Việt và ngôn ngữ dân tộc thiếu số. Đây là hệ quả của sự vay mƣợn và tiếp xúc ngôn ngữ của cƣ dân Võ Nhai.

Cách tạo ra địa danh bằng phƣơng thức chuyển hóa một địa danh có sẵn diễn ra theo hai cách, hoặc là lấy tên gọi của đối tƣợng địa lí này để gọi tên cho một đối tƣợng địa lí khác theo lối ẩn dụ về hình thức, hoặc là chuyển hóa giữa các loại hình địa danh khác nhau theo lối hoán dụ (chẳng hạn, xã La

Hiên và cầu La Hiên…).

5. Địa danh của Võ Nhai đã phản ánh những nét đặc sắc về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa phƣơng này. Các phƣơng diện văn hoá sinh

hoạt, văn hoá sản xuất, văn hoá quân sự gắn bó với nhau, đƣợc lƣu giữ trong địa danh và phản ánh những thông tin về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cộng đồng cƣ dân Võ Nhai - chủ yếu là ngƣời Tày - Nùng cổ.. Chính vì vậy địa danh Võ Nhai đã phản ánh những yếu tố địa lí, lịch sử, tín ngƣỡng, tôn giáo, tâm lí ứng xử của con ngƣời nơi đây. Qua hệ thống địa danh Võ Nhai có thể nhận thấy đặc trƣng tƣ duy của ngƣời dân Võ Nhai là lựa chọn những đặc trƣng tiêu biểu của đối tƣợng địa lí để định danh, Các đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở đặt địa danh này gắn với các phƣơng diện văn hoá khác nhau của Võ Nhai. Cụ thể là về mặt địa lí tự nhiên thì biểu hiện rõ nét nhất là những đặc trƣng của vùng đất có nhiều núi non, nhiều sa khoáng mà ít nơi nào có đƣợc… Về kinh tế thì là nghề trồng lúa và trồng rừng. Về tâm lí tinh thần là những mơ ƣớc giản dị của cƣ dân nông nghiệp miền núi về một cuộc sống trù phú, thanh bình, không có chiến tranh.

6. Võ Nhai và Bắc Kạn có ranh giới tự nhiên giáp nhau nên địa hình có nhiều nét chung, tiếng nói và phong tục tập quán cũng có nhiều điểm chung, nên cách định danh của hai địa phƣơng này cũng có rất nhiều nét giống nhau. Xét về đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc ngôn ngữ thì cả hai hệ thống địa danh đều sử dụng khá nhiều yếu tố ngôn ngữ dân tộc thiểu số (chủ yếu là Tày-Nùng). Có rất nhiều địa danh ở Võ Nhai trùng tên với địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn.

Đây là hệ quả của việc cƣ dân Tày- Nùng đƣợc phân bố ở hai địa phƣơng tuy có sự phân biệt về địa dƣ hành chính, nhƣng về địa lí tự nhiên thì lại cạnh nhau và có nhiều đặc điểm giống nhau.

Trong quy trình định danh của cƣ dân ở Võ Nhai cũng nhƣ Bắc Kạn, họ chủ yếu đã lựa chon những đặc trƣng “đập vào mắt” vốn có của các đối tƣợng địa lí, nhất là các đối tƣợng thuộc địa hình tự nhiên, để làm cơ sở định danh. Do đó, phần lớn các địa danh thuộc hai địa phƣơng nơi đây đều có lí do và phản ánh bức tranh cảnh quan vùng này thật rõ nét. Các đặc trƣng định danh

ấy làm thành hình thái bên trong của các địa danh và phản ánh đặc trƣng tƣ duy cụ thể, trực quan sinh động của cƣ dân Võ Nhai và Bắc Kạn nói riêng, của ngƣời Việt nói chung.

Tóm lại qua việc tìm hiểu về địa danh Võ Nhai chúng ta đã phần nào thấy đƣợc những nét riêng trong cách định danh, trong cấu tạo và đặc điểm văn hoá của vùng đất này. Tất cả tạo nên bức tranh cảnh quan Võ Nhai sống động – vùng đất của những ngƣời nguyên thuỷ xa xƣa, nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử của dân tộc, và đặc biệt là nơi có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn với nhiều hang động, sông suối, núi rừng trùng điệp. Võ Nhai là mảnh đất hứa hẹn nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ

PGS –TS Nguyễn Đức Tồn, Trƣơng Thị Mỵ, (2009) “Thử tìm hiểu ý nghĩa địa danh Võ Nhai (Thái Nguyên)”, Tc.Ngôn ngữ số 6 (241), tr.1- 4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh(2008), Hán Việt từ điển, Nxb KHXH, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Âu (2003), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb

Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Ban chỉ huy quân sự huyện Võ Nhai (2005), Võ Nhai lịch sử đấu tranh vũ

trang cách mạng chống quân xâm lược và xây dựng bảo vệ Tổ quốc,

trung tâm Giáo dục huyện Võ Nhai, Thái nguyên.

5. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái ( tập 1), Xí nghiệp in Bắc Thái.

6. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2006), Ngữ pháp tiếng Việt (tập1),

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Diệp Quang Ban (2006), Ngữ Pháp tiếng Việt (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại trong danh từ tiếng Việt hiện đại, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10.Đỗ Hữu Châu (1998), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

11.Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12.Hoàng Thị Châu (1989), “Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phƣơng ngữ

học)”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

13.Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14.Trần Trí Dõi (200), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, Nxb Văn

15.Nguyễn Dƣợc, Trung Hải (2001), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo

Dục, Hà Nội.

16.Phạm Đức Dƣơng (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17.Hoàng Văn Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Nxb Thuận

Hoá trung tâm ngôn ngữ văn hoá Đông Tây, Hải Phòng.

18.Nguyễn Thiện Giáp (1986), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

19.Nguyễn Thiện Giáp ( chủ biên)- Đoàn Thiện Thuật- Nguyễn Minh Thuyết (1997), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20.Lê Trung Hoa (1991), Địa danh thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

21.Lê Trung Hoa (2000), “Nghĩ về công việc của người nghiên cứu địa danh

và biên soạn từ điển địa danh”, T/c Ngôn ngữ số 8, Tr1-6.

22.Lê Trung Hoa (2002), Các phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu địa

danh”, T/c Ngôn ngữ số 7, Tr 8- 11.

23.Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 100 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)