MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ VÀ NGÔN NGỮ

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 80 - 83)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ VÀ NGÔN NGỮ

a) Khái niệm văn hoá

Văn hoá thuộc hiện tƣợng cổ xƣa nhất của con ngƣời, nảy sinh và phát triển cùng con ngƣời và là cái khu biệt về chất giữa con ngƣời với phần thế giới còn lại. Văn hoá đang là một vấn đề đƣợc các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Phạm Đức Dƣơng cho rằng : “Văn hoá là tất cả những gì con người sáng tạo ra (khu biệt với cái tự

nhiên) trong quá trình ứng xử với tự nhiên và xã hội” [16, tr.135]; Theo Trần

Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” (dẫn

theo [27, tr135]; Còn theo “Từ điển tiếng Việt” [28, tr.1100] văn hoá có

những ý nghĩa sau đây:

1.Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Ví dụ: Văn hoá phương Đông; nền văn hoá cổ.

2.Những hoạt động của con ngƣời nhằm thoả mãn đời sống tinh thần ( nói tổng quát). Ví dụ: Phát triển văn hoá; công tác văn hoá.

3.Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát). Ví dụ: Học văn hoá; trình độ văn hoá.

4.Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Ví dụ:

Sống có văn hoá; ăn nói thiếu văn hoá.

5.Nền văn hoá của thời kì lịch sử cổ xƣa, đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật đƣợc tìm thấy có những điểm giống nhau. Ví dụ: Văn hoá Đông sơn.

Căn cứ vào sự tồn tại các dang thức của văn hoá trên thực tế, UNESCO phân chia các di sản văn hoá thành hai loại. Thứ nhất là những di sản văn hoá vật thể gồm các di sản đƣợc tồn tại ở dạng vật chất nhƣ đình, miếu, đền, chùa, lăng, mộ… Thứ hai là những di sản văn hoá phi vật thể gồm các biểu hiện tồn tại ở dạng tinh thần đƣợc lƣu truyền biến đổi theo thời gian từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhƣ âm nhạc, lễ hội, dấu ấn ngôn ngữ, tín ngƣỡng, phong tục tập quán… Hai loại di sản vật thể và phi vật thể luôn luôn gắn bó hài hoà với nhau và cùng phát triển.

Trong quá trình tìm hiểu về văn hoá, các nhà nghiên cứu đã thống nhất văn hoá là một phức thể tổng hợp gồm cả sản phẩm vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn và trải qua các thời kì lịch sử khác nhau.

Nhƣ vậy trong nội hàm ý nghĩa khái niệm về văn hoá trong địa danh Võ Nhai có các yếu tố thuộc về văn hoá vật thể và phi vật thể. Các yếu tố này thể hiện rất rõ trong cách định danh và đem lại cho Võ Nhai những nét độc đáo, hấp dẫn và mới mẻ.

b) Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

Ngôn ngữ luôn xuất hiện, gắn bó với đời sống con ngƣời. Nó ăn sâu vào đời sống của con ngƣời. Có ngôn ngữ là có con ngƣời và có con ngƣời là có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội mang bản chất tín hiệu, là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời (V.I. Lênin) và là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng (Mác).

Theo cách hiểu của ngôn ngữ học thì “ngôn ngữ là sự tập hợp các đơn vị, quy tắc phát âm, dùng từ, đặt câu) đã được xã hội quy ước và quy định. Những quy ước và quy định này chính là cơ sở mà các thành viên của cộng đồng có thể dựa vào đó để tạo ra các sản phẩm ngôn ngữ có thể hiểu được đối với thành viên khác cùng cộng đồng”. (dẫn theo [42, tr86]).

Ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Mọi đặc trƣng của văn hoá đƣợc biểu hiện qua ngôn ngữ còn ngôn ngữ phản ánh những đặc trƣng của văn hoá. Theo [39, tr21].

Là một thành tố của nền văn hoá tinh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt. Bởi vì ngôn ngữ là phƣơng tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hoá. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trƣng nhất của bất cứ nền văn hoá dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ đặc điểm của nền văn hoá dân tộc đƣợc lƣu giữ lại rõ ràng nhất [41].

Văn hoá gắn liền với mọi phƣơng diện, mọi lĩnh vực của cuộc sống con ngƣời, nó biểu hiện trong cách ứng xử, sự hiểu biết đồng thời nó cũng tiềm ẩn trong các lĩnh vực của cuộc sống mà đôi khi rất khó nắm bắt. Nhƣ trên đã khẳng định, văn hoá xuất hiện từ xa xƣa và phát triển cùng con ngƣời trong mọi thời đại, do đó có thể nhận ra đặc điểm của văn hoá ở các phƣơng diện văn hoá sinh hoạt, văn hoá sản xuất và văn hoá vũ trang. Nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ văn hoá trong địa danh không thể không quan tâm đến các phƣơng diện này của văn hoá .

Văn hoá phát trển liên tục trong không gian và thời gian. Các tên gọi địa lí đều phản ánh những đặc trƣng văn hoá nhất định (về vật chất hay tinh thần) của vùng miền nơi nó đƣợc tạo ra, trong đó có những tên gọi hàm chứa những suy nghĩ, ƣớc vọng… của con ngƣời thuộc thế hệ khác nhau đã sản sinh ra chúng.

Nghiên cứu địa danh dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hoá là xem xét các hiện tƣợng văn hoá đƣợc phản ánh nhƣ thế nào qua các địa danh. Mỗi địa danh phải chăng có thể đƣợc coi nhƣ một tấm bia văn hoá của đối tƣợng địa lí mà nó biểu thị? Nhìn chung văn hoá vật chất đƣợc thể hiện qua các công trình nhƣ đền đài, chùa chiền, lăng tẩm, nhà thờ… Các địa danh chỉ các công trình

này lập thành các địa chỉ trên bản đồ văn hoá của một địa phƣơng nhất định nói chung , trong đó có Võ Nhai nói riêng mà luận văn này nghiên cứu.

Nghiên cứu địa danh Võ Nhai dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hoá sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về vùng đất và con ngƣời Võ Nhai, một vùng quê cách mạng, nơi đƣợc ghi dấu là quê hƣơng của nền văn hoá khảo cổ học Thần Sa nổi tiếng. Để tìm hiểu địa danh Võ Nhai dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hoá cần chỉ ra những đặc trƣng ý nghĩa mà các yếu tố cấu thành địa danh đã phản ánh.

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 80 - 83)