Đặc điểm việc chọn đặc trƣng làm cơ sở cho việc đặt các địa danh

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 52 - 54)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.4Đặc điểm việc chọn đặc trƣng làm cơ sở cho việc đặt các địa danh

danh thuộc Võ Nhai

Các đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở cho việc định danh các đối tƣợng địa lí, theo sự thống kê của chúng tôi, gồm có: đặc trƣng hình thức, đặc trƣng vị trí, công dụng / chức năng, đặc trƣng vật lý, kích thƣớc/kích cỡ...

- Đặc trưng hình thức: Đặc trƣng này đƣợc chọn làm cơ sở cho 327 tên

gọi, chiếm 53%. Ví dụ: núi Ngọn Bút (TX), núi Con Ngựa (TX)…

- Đặc trưng vị trí: Số lƣợng tên gọi có đặc trƣng vị trí không nhiều, có 54 trƣờng hợp chiếm 8,75%. Ví dụ: Nà Thôông (ruộng ở giữa) (TS), suối Đầu

Nguồn (NT), xóm Cao, xóm Giữa (PG), đường Cao Sơn (VC)…

- Công dụng/ chức năng: Đặc trƣng này là dấu hiệu khu biệt của 7

trƣờng hợp, chiếm 1,13%. Ví dụ: đồi Thông Tin (TX), đồi Phai Kéo (cái đập nƣớc) (TS).

- Đặc trưng vật lý: đặc trƣng này làm cơ sở định danh cho 10 trƣờng

hợp chiếm gần 1,62%. Ví dụ: nà Lạnh (ruộng hạn) (LT), suối Nước ấm

(LH)…

- Kích thước, kích cỡ: có 43 trƣờng hợp địa danh đƣợc đặt theo kích

thƣớc, kích cỡ, chiếm 6,97%. Ví dụ: đồi Năm Mẫu (TX), suối Cái (VC), thị trấn Đình Cả…

- Đặc trưng tản mạn khác (màu sắc, cấu tạo, hành vi…): đặc trƣng này chiếm đa số 176 trƣờng hợp tƣơng ứng với 28,53%, chủ yếu là màu sắc và cấu tạo. Ví dụ: đan Ma Khao (núi ngựa trắng) (SM), khau Vàng (rừng vàng) (NT), đập Bùn (TX) là đƣợc hình thành từ các con suối nhiều bùn, hay cầu Đá (PT).

* Nhận xét: Các đặc trƣng hình thức và đặc trƣng màu sắc, cấu tạo đƣợc chọn làm cơ sở định danh đối tƣợng địa lí ở Võ Nhai nhiều hơn các đặc trƣng khác. Trong đó đặc trƣng hình thức đứng đầu. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với luận điểm đại cƣơng mà A. Gar Diner đã phát biểu: “Thƣờng thƣờng trong sự hình dung chỉ lƣu giữ lại những thuộc tính các mặt và quan hệ của đối tƣợng với những đối tƣợng khác đƣợc nổi bật lên rõ ràng trong nó, “đập vào mắt” và đóng vai trò nhất định trong hoạt động sống của cá nhân sử dụng đối tƣợng” (dẫn theo [42,tr 232]). Nhƣ vậy đặc trƣng hình thức của các đối tƣợng là tiêu chí đáng tin cậy và hoàn chỉnh hơn, nghĩa là thuộc tính căn bản hơn đối với việc biểu thị các đối tƣợng này và khu biệt chúng từng cái với nhau.

Chính đặc điểm tri giác nhận diện, gọi tên bộ phận đối tƣợng hƣớng vào những thuộc tính hình thức bên ngoài nhiều hơn ấy ở ngƣời Việt cũng đã đƣợc vật chất hóa trong chính cấu trúc của tiếng Việt qua hiện tƣợng sử dụng loại từ [42, tr.233]. E.V. Clark cũng chỉ ra rằng: “Khi phân tích ngữ nghĩa các loại từ trong ngôn ngữ tự nhiên, ngƣời ta phát hiện ra rằng những đặc trƣng nhất định của đối tƣợng đƣợc chọn với tƣ cách là tiêu chí để liệt xếp đối tƣợng ấy vào phạm trù này hay khác. Một số đặc trƣng thì đƣợc coi là chính yếu và có thể trở thành căn cứ duy nhất để phân loại, một số đặc trƣng khác thì lại chỉ đóng vai trò phụ trợ và thƣờng chỉ gặp trong sự phối hợp với đặc trƣng chính. Đa số đặc trƣng làm tiêu chí phân loại đƣợc phát hiện ra khi tri giác bằng thị giác mọi khách thể của thế giới xung quanh”, (dẫn theo [42,tr. 233]).

Những đặc trƣng đƣợc chọn để định danh các đối tƣợng địa lí ở Võ Nhai mang những nét đặc sắc của một vùng quê miền núi, đó là những gì rất gần gũi với tƣ duy và rất quen thuộc của ngƣời dân trong cuộc sống thƣờng ngày. Đó là hình ảnh những con vật nhƣ Hổ, Tắc Kè, Voi, Quỷ…; đó là những màu sắc mang đậm không khí núi rừng, làng bản nhƣ: suối Xanh, núi

Đỏ, thung lũng Đen (Lân Đăm); đó là những sự vật đƣợc cấu tạo cũng rất đơn

giản, mộc mạc: cầu Đá, cầu Treo, núi Đá vôi… tất cả tạo nên nét đặc sắc và độc đáo trong cách đặt các địa danh của huyện Võ Nhai mà ít vùng miền nào có đƣợc.

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 52 - 54)