TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 76 - 80)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Huyện Võ Nhai có 617 địa danh, gồm: Địa hình tự nhiên(54,457%), địa danh chỉ đơn vị dân cƣ (30,633%),địa danh chỉ các công trình nhân tạo(14,910%). Nhƣ vậy, chiếm đa phần địa danh Võ Nhai là các địa danh chỉ địa hình tự nhiên nơi đây vốn hết sức phong phú và phức tạp.

Để cấu tạo, địa danh ở Võ Nhai sử dụng các yếu tố thuần Việt, Hán Việt và yếu tố thuộc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (chủ yếu là ngôn ngữ Tày - Nùng, Dao). Các địa danh đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố có nguồn gốc từ ngôn ngữ các dân tộc thiểu số chiếm đa số trong ĐDĐHTN (152 trƣờng hợp) và chủ yếu xuất hiện ở nơi tập trung phần đa là đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy cách định danh biểu hiện rõ nét dấu ấn về ngôn ngữ và tƣ duy của đồng bào dân tộc miền núi.

Những địa danh có yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều nhất là các địa danh chỉ đơn vị dân cƣ mới đặt sau này. Cách định danh này thƣờng cấu tạo theo phƣơng thức đẳng lập hoặc chính phụ theo quy tắc ngữ pháp tiếng Hán. Những địa danh kiểu này thƣờng mang sắc thái trang trọng và giàu hàm nghĩa văn hoá.

Do sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trong vùng mà trong hệ thống địa danh Võ Nhai có những đơn vị đƣợc cấu tạo hỗn hợp bằng các yếu tố: thuần Việt (TV), Hán Việt (HV), ngôn ngữ dân tộc thiểu số (DTTS).

Xét theo tham số nguồn gốc, các địa danh Võ Nhai chủ yếu là các địa danh thuần Việt, tiếp theo là các địa danh thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong vùng - những cƣ dân chủ thể lâu đời của vùng lãnh thổ này. Các địa danh đƣợc vay mƣợn từ tiếng Hán hoặc đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt chiếm tỉ lệ ít nhất. Đây là những địa danh chủ yếu đƣợc đặt cho các đơn vị dân cƣ – hành chính cần sắc thái trang trọng.

Võ Nhai có 172 đơn vị định danh trực tiếp, chiếm 27,9%. Các địa danh này đƣợc đặt ra với nghĩa gốc đầu tiên chỉ đối tƣợng địa lí nào đó. Đây thƣờng là những từ ngữ thuần Việt hoặc thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

Các địa danh là những đơn vị định danh gián tiếp thƣờng do sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ một đơn vị từ vựng có sẵn tạo nên.

Xét theo cách thức biểu thị: Võ Nhai có 180 địa danh đƣợc cấu tạo theo lối hoà kết – tức là có dạng từ đơn tiết (29,17%). Các địa danh đơn tiết chỉ các hiện tƣợng tự nhiên đã có từ rất lâu đời ở Võ Nhai. Chúng đặc trƣng cho cảnh quan của địa phƣơng nơi đây. Có 438 địa danh là từ ghép, nghĩa là đƣợc cấu tạo theo lối phân tích (70,874%). Nhƣ vậy đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến hình, phân tích tính đã chi phối đặc điểm cấu tạo của địa danh Võ Nhai. Phƣơng thức ghép từ đã đặc trƣng cho đặc điểm cấu tạo của địa danh Võ Nhai, trong đó các địa danh có kiểu cấu tạo theo quan hệ chính phụ chiếm đa số. Cũng chính vì vậy, tính có lí do (hay nói cho đúng hơn là tính rõ

lí do) của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai là khá điển hình. Các địa danh

ấy có thể rõ lí do tuyệt đối (hay đầy đủ hoàn toàn) khi đƣợc tạo ra bằng cách chọn đặc trƣng khách quan của đối tƣợng địa lí để làm cơ sở cho sự định danh. Trong tổng số 617 địa danh có 270 địa danh rõ lý do tuyệt đối, chiếm 43,76 %. Các địa danh ấy có thể rõ lí do tƣơng đối (hay chỉ rõ lí do một phần) nhờ dựa vào ý nghĩa của những đơn vị làm thành phần cấu tạo của chúng. Loại này có 347 địa danh, chiếm 56,24 %.

Các địa danh Võ Nhai rõ lí do có thể giải thích đƣợc lí do một cách trực tiếp khi tự bản thân các thành tố cấu tạo của chúng đã cho thấy rõ lí do đặt tên gọi này nhƣ thế nào. Ví dụ: đồi Chín Mẫu (DT), suối Cạn (LT) xóm

Giữa (PG) đƣờng Cụt (TX), hoặc có thể giải thích đƣợc lí do một cách gián

tiếp khi lấy tên gọi của sự vật nào đó để gọi tên đối tƣợng địa lí. Ví dụ: núi

Con Ngựa (TX) …

Để làm cơ sở cho việc đặt địa danh ở Võ Nhai, các đặc trƣng thƣờng đƣợc chọn là: hình thức, vị trí, công dụng / chức năng, đặc trƣng vật lý, kích thƣớc / kích cỡ... Các đặc trƣng hình thức và đặc trƣng màu sắc đƣợc chọn nhiều hơn các đặc trƣng khác, trong đó đặc trƣng hình thức là đứng đầu. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp đặc điểm tri nhận chung của các dân tộc khi định danh sự vật. Những đặc trƣng đƣợc chọn để định danh các đối tƣợng địa lí ở Võ Nhai mang những nét đặc sắc của một vùng quê miền núi, tất cả tạo nên nét riêng độc đáo trong cách đặt các địa danh của huyện Võ Nhai mà ít vùng miền nào có đƣợc.

Cũng nhƣ mọi địa danh ở các địa phƣơng khác nói chung, ở Võ Nhai mỗi địa danh đều là một phức thể gồm hai bộ phận là thành tố chung và tên riêng (hay địa danh - tên riêng). Bộ phận thành tố chung thƣờng là danh từ / danh ngữ dùng chỉ loại hình đối tƣợng địa lý, còn địa danh - tên riêng có tính chất khu biệt đối tƣợng địa lý này với đối tƣợng địa lý khác.

Trong tổng số 617 phức thể địa danh Võ Nhai, có thể tập hợp khái quát và phân thành 22 loại hình đối tƣợng địa lý với 22 thành tố chung, trong đó có 18 thành tố chung đơn yếu tố. Loại thành tố chung có cấu tạo phức, gồm 2 hoặc 3 yếu tố chỉ có: thị trấn, quốc lộ, danh thắng, khu di tích.

Trong các phức thể địa danh, thành tố chung có thể chuyển hóa vào vị trí các yếu tố trong địa danh – tên riêng và trở thành yếu tố cấu tạo nên bản thân địa danh – tên riêng. Các địa danh Võ Nhai có thể đƣợc tạo ra theo

phƣơng thức cấu tạo mới hoặc theo phƣơng thức chuyển hoá. Trong đó phƣơng thức cấu tạo mới là phƣơng thức định danh chiếm vị trí chủ yếu. Phƣơng thức cấu tạo mới đã tạo ra cho Võ Nhai 2 loại địa danh phức xét về thành phần cấu tạo, trong đó chiếm số lƣợng nhiều nhất là loại có cấu tạo thuần chỉ gồm các yếu tố gốc Hán hoặc thuần Việt và loại có cấu tạo hỗn hợp: gốc Hán, thuần Việt và ngôn ngữ dân tộc thiếu số. Đây là hệ quả của sự vay mƣợn và tiếp xúc ngôn ngữ của cƣ dân Võ Nhai.

Cách tạo ra địa danh bằng phƣơng thức chuyển hóa một địa danh có sẵn diễn ra theo hai cách, hoặc là lấy tên gọi của đối tƣợng địa lí này để gọi tên cho một đối tƣợng địa lí khác theo lối ẩn dụ về hình thức, hoặc là chuyển hóa giữa các loại hình địa danh khác nhau theo lối hoán dụ(chẳng hạn, xã La

Chƣơng 3

ĐẶC TRƢNG VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI

Một phần của tài liệu đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)